5 luận điểm tuyệt vời về vận động và sức khỏe
Nghỉ ngơi tích cực mang lại cho con người rất nhiều cái lợi. Nó còn giúp thiết lập và củng cố các mối quan hệ giữa con người với con người, phát hiện ra ở chính mình những năng lực tiềm ẩn, và cuối cùng là tăng cường sức khỏe.
Gần đây, ai cũng biết ảnh hưởng tiêu cực của văn minh hiện đại đến tâm lý con người. Nguồn gốc của sự ảnh hưởng này chúng ta có thể tìm thấy trước hết trong môi trường kỹ thuật và môi trường xã hội. Hình thức tự bảo vệ mình trước tác động tiêu cực có thể là hoạt động thể thao mang tính thư giãn. Chúng ta nhận ra không mấy khó khăn ảnh hưởng tích cực của loại hoạt động này tới chất lượng cuộc sống, chúng ta nhìn thấy nó góp phần làm cho tinh thần thoải mái, đánh thức những trạng thái tình cảm tích cực, làm cho tâm trạng chúng ta tốt hơn, đóng góp vào việc xây dựng mối quan hệ giữa con người với con người khiến tất cả được hài lòng.
Vậy chúng ta hãy thử phân tích một vài luận điểm có thể chỉ ra những giá trị khác nhau của hoạt động thể thao tích cực nhưng thuần túy mang tính thư giãn.
Tăng cường sức khỏe thông quan vận động thể thao góp phần hòa nhập các thành viên trong gia đình vào đời sống chung mang tính gia đình (ảnh minh họa)
Luận điểm thứ nhất: hoạt động thể thao mang tính thư giãn tích cực gắn bó chặt chẽ với vận động, lại là vận động thường xuyên ngoài trời, tiếp xúc với thiên nhiên. Một cố gắng về thể lực kéo theo việc tiêu hao năng lượng, gây mỏi mệt và các quá trình tái tạo không chỉ ảnh hưởng có lợi cho một quá trình tái tạo một hợp chất đang tồn tại trong cơ thể mà bằng một phương thức rõ ràng cải thiện tâm trạng con người. Hạn chế sự tích cực về thể lực là làm giảm sức đề kháng của cơ thể, cũng là gây quá tải cho hoạt động của hệ thần kinh. Các yếu tố gây nên hiện tượng này là các yếu tố xuất phát từ nền văn minh hiện tại, và hậu quả của chúng là bệnh thần kinh và các rối loạn tâm lý về cơ xác khác.
Từ lâu con người đã biết đến tác dụng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể của các hình thức vân động. Ngay từ thế kỷ thứ II trước công nguyên, một người tên là Asklepiades đã tuyên truyền việc đi bộ và chạy như một biện pháp phòng ngừa bệnh tật. Vào thể kỷ thứ XVI Joseph Duchesne đã áp dụng bơi lội với danh nghĩa phương pháp điều trị bệnh có tác dụng tăng cường sức mạnh của tim và phổi. Ở thời hiện tại, các bài tập thể lực được coi là công cụ trị liệu rất hiệu quả nhằm chống lại mức độ stress quá tải trong cuộc sống hàng ngày. Nếu chúng ta thừa nhận sức khỏe về mặt tâm lý là trạng thái tốt bao gồm cả tâm sinh lý và xã hội thì rõ ràng việc thiếu quan tâm đến mặt hoạt động chân tay có thể dẫn đến mất cân bằng những yếu tố còn lại. Cho nên tăng cường tính tích cực bằng vận động hợp lý có thể là nguồn tái tạo sức mạnh tâm lý, cũng có thể làm giảm bớt hậu quả những quá tải do điều kiện do văn minh thời hiện đại gây ra.
Công thức 3 x 30 x 130
Cách sống ngồi nhiều hơn đi đứng, thời gian ngồi trước màn hình máy tính hay màn hình tivi quá dài, lúc nào cũng vội vã và phải chịu nhiều ức chế – tất cả những cái đó gây hại cho sức khỏe như thế nào, chúng ta đều biết rất rõ. Chúng ta cũng biết các bài tập thiên về vận động tác dụng tích cực đến sức khỏe thế nào, song chỉ có rất ít người trong chúng ta tập luyện một cách thường xuyên.
Nhưng cũng rất may là càng ngày càng có nhiều người muốn quan tâm đến sức khỏe của mình và cân nhắc xem nên làm thế nào để có thể luyện tập. Phần lớn các chuyên gia đều khuyên những người tuổi cao và còn tương đối khỏe mạnh áp dụng những nguyên tắc sau đây (theo chương trình do Học viện Y học Thể thao Mỹ và Hội Tim mạch – Tuần hoàn Mỹ giới thiệu):
Số lần luyện tập: Từ 3 đến 5 lần tập một tuần.
Video đang HOT
Thời gian: Từ 15 đến 60 phút liên tục cố gắng.
Cường độ: Vừa phải, 60 – 90% mức co bóp tối đa của tim.
Hình thức: Chậm vừa phải, hợp sức mình, nhưng đảm bảo các bài tập thu hút sự tham gia của nhiều nhóm cơ bắp, chẳng hạn như bước đi theo kiểu hành quân, chạy tại chỗ, chạy, đi xe đạp, bơi.
Vận động thể thao mang lại sức khỏe và tính gắn kết trong cộng đồng (ảnh minh họa)
Công thức 3 x 30 x 130 được áp dụng rất phổ biến: tập 3 lần một tuần, mỗi lần 30 phút, giữ nhịp tim ở mức 130 lần đập một phút. Những chuyên gia có quan điểm thực tế hơn cho rằng mỗi người ở độ tuổi trưởng thành cần luyện tập với cường độ vừa phải mỗi ngày ít nhất là 30 phút.
Trong số các hình thức vận động chân tay, mỗi người đều có cơ hội tìm cho mình một cái gì đó hấp dẫn. Đây không chỉ đơn thuần là chuyện tập yoga, là đi xe đạp, bơi lội, vận động trên nền nhạc (chẳng hạn khiêu vũ, aerobic hay callanetic), là tập cơ bắp, là các môn chơi mang tính đồng đội hay các môn thể thao đối kháng, đây còn là những cuộc dạo chơi, tham quan, du lịch và đua thuyền buồm, thuyền kajak, là trượt băng, trượt tuyết. Chúng không chỉ mang lại sự thoải mái mà còn có ảnh hưởng mang tính cứu tinh cho sức khỏe của chúng ta. Vì vậy chúng ta hãy quan tâm đến công thức: 3 x 30 x 130 và quan tâm ngay từ hôm nay!
Luận điểm thứ hai: Tăng cường sức khỏe bằng vận động thể thao tạo điều kiện tốt cho việc thiếp lập và phát triển các mối quan hệ với những người có cùng mối quan tâm mà không cần phải cùng làm việc, cùng ở một khu tập thể. Nếu chúng ta hàng ngày gặp gỡ với bạn bè để chơi vài séc bóng chuyền, một trận tennis, chạy mấy vòng quanh sân vận động, trượt tuyết hay bơi thuyền, các mối quan hệ hình thành giữa chúng ta trên nền tảng đó về cơ bản sẽ mang một đặc điểm khác so với mối quan hệ của những người cùng làm việc ở một cơ quan.
Ở đây chúng ta không bị ràng buộc về cấp bậc công tác, các mối quan hệ này cũng không nảy sinh mâu thuẫn. Ngược lại cái gắn kết chúng ta với nhau chỉ thuần túy là mối quan tâm chung và sự trải nghiệm chung, một yếu tố rất có lợi cho việc tạo ra những quan hệ làm đa dạng thêm về tình cảm. Một hoàn cảnh như vậy sẽ góp phần giải tỏa căng thẳng, hình thành cảm giác an toàn, cho phép sống thẳng thắn, không cần giữ kẽ, đúng với bản chất con người vốn có của mình. Trong một xã hội mà quan hệ giữa con người với con người đang bị đe dọa bởi sự hung hãn, hiếu chiến, hiếu thắng, của một nhóm những người lấy tăng cường sức khỏe bằng vận động thể thao là chính cơ thể tạo cho mình một ốc đảo hòa bình thật sự.
Luận điểm thứ ba: Tăng cường sức khỏe bằng vận động thể thao cho phép tạo nên sự thay đổi môi trường cả về khía cạnh xã hội lẫn khía cạnh không gian. Phân tích tính tích cực của những người sống ở các khu tập thể lớn tại các thành phố, có thể thấy một điều là ở họ có sự lặp đi lặp lại một số công việc rất đặc trưng. Chẳng hạn khi đi trên những con phố hàng ngày vẫn đi, họ ngắm nhìn những ngôi nhà chung cư giống hệt nhau, họ đi bằng những phương tiện giao thông chật cứng người chẳng khác gì nhau. Thêm vào đó là sự lặp đi lặp lại mang tính xã hội. Tại nơi làm việc, hàng ngày họ gặp gỡ với những người đã quá quen, về nhà thì tiếp xúc cũng vẫn ngần ấy thành viên trong gia đình, hàng xóm là những khuôn mặt quen thuộc.
Tăng cường sức khỏe bằng vận động thể thao cho phép tạo nên sự thay đổi môi trường cả về khía cạnh xã hội lẫn khía cạnh không gian (ảnh minh họa)
Sự lặp đi lặp lại hàng ngày một số yếu tố nhất định thuộc môi trường xung quanh tất nhiên sẽ gây cảm giác nhàm chán, cảm giác khó chịu đựng và mất hứng thú. Nhưng một chuyến đi chơi ngày chủ nhật, một giờ ở bể bơi, một chặng đi xe đạp hay chơi bóng rổ sẽ đa dạng hóa những cái lẽ ra là thường nhật, tạo cơ hội tiếp xúc với thiên nhiên hoặc gặp gỡ những người khác. Nhờ đó ta có thể quên đi những khó khăn, tận hưởng những xúc cảm chỉ có các hoạt động thể thao đem lại. Bản thân việc hàng ngày chúng ta chờ đợi điều bất ngờ sẽ đến trong trận thi đấu thể thao mà ta tham dự đã khiến chúng ta chịu đựng giỏi hơn những khó khăn của cuộc sống đời thường.
Luận điểm thứ tư: Tăng cường sức khỏe bằng vận động thể thao có thể đem lại những mối quan tâm, những đam mê mới, góp phần tạo ra những thay đổi trong cơ cấu tính cách con người. Một số môn thể thao, đặc biệt là các môn thể thao ngoài trời – như leo núi, cưỡi ngựa, đua thuyền buồm, xe đạp địa hình – có thể đưa vào cuộc sống chúng ta những nội dung mới. Khi hoàn thành một chặng leo núi nhất là núi đá cheo leo, chúng ta chiến thắng nỗi lo sợ, chiến thắng mệt mỏi, chúng lấy lại sự tự tin, cũng cảm thấy tâm hồn mình xúc động trước vẻ đẹp thiên nhiên.
Khi chúng ta cầm máy ảnh để ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ trên con đường mình vừa đi qua và rất có thể phát hiện ở con người mình một niềm đam mê mới, chẳng hạn như mê chụp ảnh phong cảnh. Chúng ta muốn mở rộng hiểu biết của mình về một dãy núi mà chúng ta đang chinh phục hoặc về vùng hồ chúng ta đang bơi trên mặt nước, điều tất yếu là trước đó chúng ta phải tìm đọc về chúng trong những cuốn sách hướng dẫn du lịch hay các chuyên khảo về cảnh đẹp thiên nhiên.
Tăng cường sức khỏe thông qua vận động thể thao cũng là nguồn gốc mang lại ý nghĩa xã hội về con người mình. Chúng ta tự hào về bản thân vì chúng ta biết đánh tennis, biết chơi gôn, vì chúng ta đã chinh phục được một ngọn núi. Mặt khác bản thân những thành công đó có thể thúc giục chúng ta, tạo cảm giác hứng cho chúng ta chiến đấu và chiến thắng chính mình, giúp chúng ta có đủ tự tin để đặt ra cho mình những mục tiêu càng ngày càng cao hơn, để chúng ta trở nên hoàn hảo hơn, thuần thục hơn trong mỗi việc làm. Cách hiểu sự tăng cường sức khỏe thông quan vận động thể thao như vậy sẽ là một hoạt động sáng tạo, làm giàu có hơn cho con người, mang đến cho sự tồn tại của anh ta trên đời những gam màu phong phú hơn.
Tăng cường sức khỏe thông qua vận động thể thao cũng là nguồn gốc mang lại ý nghĩa xã hội về con người mình (ảnh minh họa)
Luận điểm thứ năm: Tăng cường sức khỏe thông quan vận động thể thao góp phần hòa nhập các thành viên trong gia đình vào đời sống chung mang tính gia đình. Cùng nhau vui chơi thể thao – bất kể là đi xe đạp, trượt tuyết hay đua thuyền buồm – với sự tham gia của cha mẹ và con cái, có thể trở thành phương thức tận dụng thời gian được yêu thích và rất hấp dẫn.
Một bình diện mới cho sự hiểu nhau sẽ được hình thành, một cơ hội để thiết lập các mối quan hệ gần gũi mà thời buổi chạy đua với những công việc thường nhật không phải dễ dàng có được. Ông bố và các con trai khi đá bóng với nhau, họ không chỉ có một cuộc chơi vui vẻ mà họ đang củng cố thêm mối quan hệ tình cảm vốn gắn kết bố con. Một thái độ như thế chắc chắn sẽ tạo điều kiện để thiết lập các mối quan hệ mang tính đối tác, các mối quan hệ có thể cũng góp phần giải tỏa những mâu thuẫn là hiểu lầm hàng ngày.
Sau khi phân tích những luận điểm vừa nêu, có lẽ chúng ta có đầy đủ lý do để quan tâm áp dụng phương thức tăng cường sức khỏe thông qua vận động thể thao, ghi thêm nó vào kế hoạch công việc hàng ngày. Quyết định thực hiện đó chính là đầu tư cho bản thân. Những khía cạnh liên quan đến sức khỏe phải chiếm sự quan tâm đặc biệt. Bởi vì củng cố sức khỏe thông quan vận động thể thao có thể là hình thức phòng bệnh tuyệt vời. Những giá trị khác của hình thức này cũng có ý nghĩa lớn lao đối với việc tối ưu hóa sự hành chức của con người. Rất cần quảng bá trong xã hội phong cách sống coi trọng thể thao, giúp thế hệ trẻ hình thành những thái độ tích cực đối với việc duy trì sức khỏe thông qua các hình thức vận động.
Muốn có một xã hội lành mạnh thì mỗi công dân phải rèn luyện cho mình phong cách sống lành mạnh. Sự thật đó có lẽ không cần bàn cãi.
(Theo Tri thức trẻ)
Top thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít calo
Để tăng cường sức khỏe, vẻ đẹp đồng thời chống lại được bệnh tật, hãy lưu tâm tới những thực phẩm dưới đây sao cho chúng luôn có mặt trong bữa ăn hàng ngày của gia đình
1. Quả Việt quất
- Chống lại sự lão hoá da và viêm da, giúp da mềm mại hơn.
- Cải thiện và duy trì trí nhớ, ngăn ngừa bệnh Alzheimers.
- Duy trì mạch máu khoẻ mạnh vì thế ngừa chứng đột quỵ.
- Cải thiện sức khoẻ tim mạch bằng cách giảm lượng cholesterol trong máu.
- Có khả năng giảm tác hại của các gốc tự do.
- Chất anthocyanins và polyphenols trong quả việt quất chống lại bệnh viêm não và các chức năng không bình thường khác của não.
Để có kết quả tốt nhất nên ăn quả Việt quất vài lần trong tuần.
2. Các loại mầm, chồi non
Chồi non của cây Bông cải xanh hay chồi non của cây Linh lăng là những lựa chọn tốt nhất.
Trong chồi non của cây Bông cải xanh có chứa chất Sulforaphane làm tăng khả năng của các tế bào chống lại bệnh ung thư đồng thời tăng cường các enzyme có khả năng giải độc cho cơ thể, tiêu diệt các gốc tự do và chất sinh ung thư.
Chồi cây Linh lăng có chứa chất diệp lục giúp chống ung thư hữu hiệu.
3. Củ nghệ
Trong củ Nghệ có chứa chất curcumin có tác dụng:
- Kích thích hệ tiêu hoá, giúp cơ thể giải phóng ra enzymes tiêu hoá chất béo và carbohydrates, rất tốt cho những người bị bệnh về dạ dầy.
- Chống lại viêm nhiễm, chống virus và chống ung thư.
- Giảm lượng cholesterol trong máu.
- Chất curcumin ngừa các chất độc gây ung thư đến 80%.
4. Cá mòi
Chứa nhiều axit béo Omega - 3 giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch, thấp khớp và các bệnh kinh niên.
Cá mòi giàu chất Nucleotides có khả năng tạo các mô mới, duy trì và cải thiện hệ thống miễn dịch,chống lại quá trình lão hoá, giảm nếp nhăn, khử độc trong máu.
5. Rau họ cải
Trong Cải xanh có chứa chất sulforaphane kích thích hoạt động của các enzymes khử độc tự nhiên trong cơ thể giúp chống lại các tế bào ung thư.
Nên ăn các loại Bông cải xanh như xúp lơ xanh để tăng cường sức khoẻ cho cơ thể.
Trong Cải xoăn chứa chất lutein có khả năng chống lại sự ôxy hoá tốt nhất trong các loại rau ăn lá; là loại rau cung cấp nhiều cali và có khả năng giải độc cho cơ thể. Ngoài ra, chất lutein cải thiện sức khoẻ đôi mắt và giảm nguy cơ mắc các bệnh nổi ban da và bệnh đục nhân mắt và chứa chất glucosinate chống ung thư hữu hiệu.
6. Trà xanh
- Chống ung thư, giảm đột quỵ và các bệnh liên quan đến tim mạch.
Trong Trà xanh có chứa chất Flavanols có khả năng giảm sự hấp thụ cholesterol và tiêu diệt các vi khuẩn gây hôi miệng và mảng bám ở răng
- Chống lại vi khuẩn,vi trùng, chống lại sự ôxy hoá và tình trạng nghẽn mạch.
Nên uống ít nhất 4 cốc trà hàng ngày để có sức khoẻ tốt.
7. Quả Lựu
Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong quả Lựu có chứa nhiều chất chống ôxy hoá nên có khả năng giảm tiến trình phát triển của một số bệnh ung thư, tiêu diệt các tế bào ung thư.
Giảm nguy cơ các bệnh tim mạch, đột quỵ và bệnh liệt dương.
Chống viêm nhiễm, cải thiện lưu thông mạch máu trong cơ thể.
Có thể ăn hoặc uống nước ép trái lựu để cải thiện sức khoẻ.
(Theo Bacsigiadinh.com)
Sụt cân bất thường có nguy hiểm hay không? Nếu vẫn ăn uống và hoạt động như bình thường, nhưng sao lại giảm cân? Vậy giảm cân đó là bình thường hay bất thường? Thế nào là giảm cân? Trọng lượng cơ thể được xác định bởi lượng calo của một người đưa vào, khả năng hấp thụ, tỷ lệ trao đổi chất, và tiêu hao năng lượng do vận động thể...