5 lời khuyên hữu ích giúp bảo vệ hệ tiêu hoá trong mùa nóng
Mùa nắng nóng nguy cơ mắc các bệnh rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thực phẩm, khó tiêu, đầy bụng,… cũng tăng lên. Dưới đây là 5 lời khuyên giúp bảo vệ hệ tiêu hoá mà bạn cần nhớ để có một mùa hè khoẻ mạnh.
Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong bảo quản thực phẩm hay vệ sinh ăn uống không sạch sẽ là bạn đã góp phần khiến hệ tiêu hoá ngày một tồi tệ hơn. Bảo vệ hệ tiêu hoá đúng cách trong mùa nóng bao gồm vệ sinh trong ăn uống, nấu nướng và có chế độ ăn hợp lý.
1. Bảo quản thực phẩm đúng cách
Các nhà khoa học cho biết, ngoại trừ ngăn đá của lạnh không có điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển thì các ngăn khác như ngăn mát, ngăn bảo quản của tủ lạnh cũng chỉ giúp hạn chế phần nào sự phát triển của các vi sinh vật này, đặc biệt nếu bạn không bảo quản đúng cách.
Vậy bảo quản thực phẩm như thế nào là đúng cách để góp phần bảo vệ hệ tiêu hoá trong những ngày nắng nóng?
- Không nên để quá nhiều đồ ăn, thực phẩm trong tủ lạnh vì điều này có thể cản trở việc không khí lưu thông trong tủ dẫn tới việc ngăn chặn vi sinh vật phát triển không hiệu quả
Không nên bảo quản, dự trữ quá nhiều đồ ăn trong tủ lạnh (Ảnh: Internet)
- Nhiệt độ tủ lạnh nên để ở mức nhiệt trung bình
- Không bảo quản chung chỗ giữa đồ ăn chính và đồ ăn sống, tránh cho việc vi khuẩn lây lan chéo gây bệnh tiêu hoá
- Một nguyên tắc bảo quản thực phẩm để bảo vệ hệ tiêu hoá mùa hè chính là chỉ bảo quản thực phẩm “đã để nguội” vào tủ lạnh
- Các thực phẩm để bảo quản trong tủ cần được sơ chế sạch sẽ, dùng hộp kín, túi kín,…
2. Hạn chế thức uống giải nhiệt “tức thời”
Các loại đồ uống có tác dụng giải khát, giải nhiệt tức thời chẳng hạn như nước đá lạnh, nước đá bào,… không nên uống quá nhiều, đặc biệt là khi bạn vừa ở ngoài trời nắng về hoặc hoạt động nhiều giờ giữa thời tiết nhiệt độ cao.
Video đang HOT
Một cốc sinh tố đá bào chỉ có tác dụng giải nhiệt tức thời (Ảnh: Internet)
Nguyên nhân là do việc uống các loại đồ uống này mặc dù cho bạn cảm giác sảng khoái lúc đầu nhưng lại khiến bạn có nguy cơ bị viêm họng và thậm chí là sốc nhiệt do sự chênh lệch nhiệt độ cơ thể và nhiệt từ đồ uống mà bạn hấp thụ vào. Điều này cũng cần lưu ý với những người có sức đề kháng kém.
Các chuyên gia đều thống nhất khuyên rằng bạn nên uống nước thường trước và sau đó có thể bỏ thêm từ 1 – 2 viên đá vào nếu cần mát hơn. Còn vào buổi tối bạn nên uống một cốc nước ấm trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy để bảo vệ hệ tiêu hoá được tốt hơn.
3. Bảo vệ hệ tiêu hoá bằng cách tránh xa đồ ăn đường phố
Những món ăn, đồ ăn vặt đường phố được coi là những “sát thủ thầm lặng” đối với hệ tiêu hoá, đặc biệt là trong mùa nắng nóng. Để bảo vệ hệ tiêu hoá được khỏe mạnh bạn cần tránh xa khỏi những món ăn không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo vệ sinh,.. do những món ăn này có thể chứa những chất nguy hại, thậm chí là nấm mốc hay nhiễm bụi bẩn, khói bụi từ đường phố gây bệnh.
Những món ăn đường phố có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khoẻ (Ảnh: Internet)
Mùa hè là mùa phổ biến xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, trong đó phần lớn là tới từ những thói quen ăn uống không hợp vệ sinh.
4. Nhận biết các loại thực phẩm khó tiêu
Nếu như bạn có một hệ tiêu hoá không được khoẻ mạnh cho lắm thì bạn cần phải học cách nhận biết danh sách những thực phẩm có thể gây ra chứng khó tiêu, đầy bụng chẳng hạn như chocolate, bánh kẹo hay đồ chiên xào,.. có chứa sữa.
Cần đặc biệt chú ý tới các chế phẩm từ sữa trong mùa hè (Ảnh: Internet)
Sữa trong đường tự nhiên lactose có thể gây ra hiện tượng chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu ở nhiều người. Đặc biệt thực phẩm chiên rán lại có chứa một lượng lớn chất béo nên rất dễ gây ra rối loạn cho hệ tiêu hoá.
Để hỗ trợ và bảo vệ đường tiêu hoá bạn nên ưu tiên bổ sung thêm các loại đồ uống, sữa uống có chứa men lợi khuẩn, tốt cho sức khoẻ và chống lại các bệnh đường ruột hiệu quả, nhất là đối với trẻ em và những người có hệ tiêu hoá kém.
6. Ăn chín uống sôi, hợp vệ sinh
Một nguyên tắc cuối cùng cần nhớ để bảo vệ hệ tiêu hoá trong mùa hè chính là “Ăn chín, uống sôi”. Những thực phẩm tái, sống rất dễ mang vi khuẩn có hại xâm nhập gây bệnh đường tiêu hoá như tiêu chảy, viêm nhiễm đường ruột, nôn mửa, ngộ độc thực phẩm,…
Do vậy cần ưu tiên ăn chín uống sôi để đảm bảo sức khoẻ.
4 thói quen xấu gây tiêu chảy ở trẻ trong mùa nóng
Ngoài chứng biếng ăn thì tiêu chảy ở trẻ trong mùa nóng cũng khiến cha mẹ cảm thấy "đau đầu". Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ mùa hè thường do những thói quen mà phụ huynh ít ngờ tới.
Bước vào mùa nắng nóng, tỷ lệ trẻ em bị tiêu chảy tăng lên đột biến. Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ trong mùa nóng được giải thích là do sự thay đổi thời tiết nóng - mưa thất thường tạo ra môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh đường ruột phát triển và tấn công trẻ nhỏ.
Khi xâm nhập vào đường ruột, các vi khuẩn này tiết ra những độc tố gây hại và làm mất đi tình trạng cân bằng trong đường ruột và biểu hiện ra ngoài là bệnh tiêu chảy.
Phòng tránh tiêu chảy ở trẻ em trong mùa nóng không hề khó. Cha mẹ cần lưu ý một số thói quen khiến vi khuẩn thuận lợi xâm nhập vào đường ruột của trẻ dưới đây:
1. Uống nước đá
Vào mùa hè, không chỉ người lớn và trẻ em cũng có nhu cầu uống nước mát nhiều hơn do trẻ hoạt động chạy nhảy nhiều, gây toát mồ hôi.
Uống nước đá là nguyên nhân gây tiêu chảy ở trẻ em trong mùa nóng hàng đầu (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên việc trẻ uống nước đá nhiều vào mùa hè chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ. Các nhà khoa học cho biết, chính việc nước đá có nhiệt độ lạnh khi đi vào đường ruột còn chưa phát triển hết của trẻ làm tăng nguy cơ bị suy giảm chức năng tiêu hóa và khả năng sát khuẩn ruột của dạ dày.
Từ đó khiến trẻ bị đau bụng và gây ra tiêu chảy cấp. Ngoài ra, nếu trẻ sử dụng đá không được làm từ nguồn nước sạch cũng làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn.
2. Lạm dụng kháng sinh gây tiêu chảy ở trẻ trong mùa nóng
Cha mẹ Việt thường có thói quen tự cho trẻ uống thuốc khi bị các bệnh vặt như ho, sổ mũi,... chính những thói quen trong thời gian này khiến lợi khuẩn trong đường ruột của trẻ bị "tiêu diệt" bớt gây ra rối loạn, trong đó có tiêu chảy.
Lạm dụng kháng sinh gây mất cân bằng hệ khuẩn đường ruột (Ảnh: Internet)
Hay nói cách khác, việc cho trẻ sử dụng kháng sinh không được chỉ định trong thời gian dài dẫn tới hoạt chất của kháng sinh tác động tới lợi khuẩn của đường ruột gây tiêu chảy và các vấn đề tiêu hóa khác. Từ đó gây ra mất cân bằng giữa lợi khuẩn - hại khuẩn.
Hơn nữa một số chủng hại khuẩn lại có khả năng kháng kháng sinh cao hơn lợi khuẩn nên được đà mất cân bằng chúng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, vệ sinh đường ruột lại tiếp tục bị mất cân bằng. Chính những hại khuẩn này sẽ tiết ra độc tố khiến ruột bị kích thích hay còn gọi là chứng tiêu chảy do kháng sinh.
3. Thói quen ăn vặt linh tinh
Thói quen ăn vặt, ăn nhiều chủng loại đồ ăn khác nhau khiến cho hệ ruột chưa hoàn thiện của trẻ không kịp đáp ứng với nguồn thức ăn mới và nhiều. Ngoài ra đồ ăn vặt cũng có nhiều dầu mỡ, sử dụng màu thực phẩm,... hoặc chế biến không hợp vệ sinh gây ra rối loạn hệ vi sinh của đường ruột, đặc biệt là khi vào hè.
Cần hạn chế cho trẻ ăn vặt linh tinh trong mùa hè (Ảnh: Internet)
Ăn vặt linh tinh là một trong những thói quen gây tiêu chảy ở trẻ trong mùa nóng mà cha mẹ cần lưu ý.
4. Ăn thức ăn không được bảo quản đúng cách
Trong nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm thì bảo quản đồ ăn đúng cách, tránh bị ôi thiu trong mùa nóng là rất quan trọng. Chính vì thời tiết nắng nóng, nếu không được bảo quản đúng cách có thể khiến các vi khuẩn sinh sôi nhanh và gây bệnh cho trẻ nếu như ăn phải.
Điều này cũng đúng với đồ ăn không được hâm nóng lại khi ăn. Khi bị mất cân bằng đường ruột do vi khuẩn tấn công, trẻ sẽ bị tiêu chảy, mất nước và mất điện giải.
Đặc biệt, nếu như không được chữa trị kịp thời thì sự phát triển sau này của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng, chẳng hạn như suy din dưỡng hay bị suy giảm khối lượng tuần hoàn dẫn tới bị trụy tim mạch hay gia tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết, trẻ bị mệt mỏi, chán ăn, lờ đờ,...
Lưu ý khác:
Với trẻ bị tiêu chảy cha mẹ có thể bổ sung thêm một số lợi khuẩn ở dạng bào từ cho trẻ như Bacillus clasii nếu như trẻ bị tiêu chảy đi từ 3 lần trở lên trong một ngày và phân loãng, nhiều nước.
Lợi khuẩn Bacillus clausii có tác dụng kìm hãm sự phát triển của những hại khuẩn và giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột của trẻ nên có thể giúp phòng ngừa và điều trị rối loạn hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, để an toàn, cha mẹ không được tự ý cho trẻ sử dụng khi bị tiêu chảy mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Cách bảo quản thực phẩm trong mùa hè Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tăng cao. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh đã trao đổi cùng bác sĩ Vũ Quang Thiện, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm về vấn đề ngộ độc...