5 loại trái cây nổi tiếng độc hại năm 2012
Táo Trung Quốc trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu. Nho Trung Quốc có hóa chất độc hại vượt ngưỡng 3-5 lần. Ô mai Trung Quốc chứa chất gây ung thư… Những quả có nguồn gốc ngoại này gây lo ngại về an toàn thực phẩm trong năm 2012.
Dưới đây là 5 loại trái trong năm qua được xác định có nhiễm hóa chất độc.
1. Táo Trung Quốc nhiễm độc
Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc, trước đây rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm. Vừa qua, thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng quay lưng. Cơ quan chức năng xác định chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen). Nhiều nông dân Trung Quốc trồng táo đã bọc táo từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu này.
Tháng 3/2012, cơ quan chức năng ở Trung Quốc đã tịch thu 200 triệu túi nhựa độc hại trên và ra lệnh cấm sử dụng phương pháp ủ trái cây này. Song một lượng lớn các túi nhựa như thế vẫn đang được sản xuất và cung ứng cho các nông trại trồng táo. Trong thành phần nguyên liệu sản xuất túi nhựa có cả thuốc trừ sâu pha loãng với nước. Trên bao bì của túi nhựa ghi chú là “túi chỉ dùng bọc táo” chứ không có cảnh báo về thành phần thuốc trừ sâu bên trong.
Nhận xét về công nghệ bọc táo từ khi còn non trên cây đến khi thu hoạch ở Trung Quốc, GS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng công nghệ bọc kín quả khi quả còn non ở trên cây để tránh sâu bệnh (bằng màng phủ trên bề mặt, bằng các loại chất dẻo) là một trong những công nghệ bảo quản hoa quả tiên tiến hiện nay. Công nghệ bảo quản này sẽ không gây độc hại cho người nếu được nghiên cứu và kiểm duyệt quy trình chặt chẽ.
“Có những thuốc bảo vệ thực vật được các cơ quan chức năng cho phép, khi sử dụng đúng liều lượng và không ngấm sâu vào quả mà chỉ bảo vệ bề ngoài, trước khi ăn ngâm rửa và gọt vỏ thì sẽ không độc”, TS Thịnh cho biết.
2. Nho Trung Quốc có hóa chất vượt ngưỡng 3-5 lần
Từ đầu tháng 7 đến nay, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Kết quả kiểm tra, đã phát hiện 3 mẫu trái cây, rau củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3-5 lần.
Nho này được nhập từ Trung Quốc, đựng trong những thùng xốp rồi vận chuyển qua cửa khẩu Lào Cai vào Nam rồi về chợ đầu mối Thủ Đức (TP HCM) sau đó được đổ xuống đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, nho được bày bán ngoài trời nắng suốt ngày nhưng vẫn không hư hỏng. Các cơ quan chức năng nghi ngờ có điều này là do hóa chất bảo quản.
Ở đồng bằng sông Cửu Long, nho Trung Quốc được bày bán nhiều ven đường dưới mác là “nho Mỹ” để đánh lừa người tiêu dùng, giá khoảng 20.000-40.000 đồng một kg. Giá nho xanh rẻ hơn nho đỏ 5.000 đồng. Trên thực tế, giá gốc trên hóa đơn từ đầu mối cung cấp hàng, theo kiểm tra của cơ quan chức năng, chỉ 6.000 đồng một kg.
3. Lê Trung Quốc có chất gây vô sinh
Video đang HOT
Cục Bảo vệ thực vật cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu. Kết quả, phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan.
Endosulfan là hóa chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu của Liên hợp quốc. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể gây các ảnh hưởng phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người.
Sau khi có thông tin formaldehyde bị phun trên cải thảo ở Trung Quốc, Cục Bảo vệ thực vật đã bổ sung hóa chất này vào danh mục các chất cần kiểm tra trên rau củ quả tươi nhập khẩu vào Việt Nam, nâng tổng số hóa chất cần kiểm tra lên 26.
Tại TP HCM, táo, lê là những loại trái cây ưa thích và chiếm phần đa lượng tiêu thụ trong các loại hoa quả. Đây cũng là mặt hàng được nhập về với số lượng lớn từ Trung Quốc. Theo ước tính, tại chợ đầu mối Thủ Đức, mặt hàng này chiếm hơn 40% tổng số trái cây nhập về chợ có nguồn gốc Trung Quốc. Theo đó, mỗi đêm, chợ đầu mối Thủ Đức nhập khoảng 60 tấn trái cây nhập ngoại, trong đó trái cây Trung Quốc chiếm phân nửa và táo là loại chiếm số lượng ưu thế.
4. Ô mai Trung Quốc: chứa chất ung thư
Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên mẫu xí muội và gửi đến Viện Vệ sinh y tế công cộng TP HCM để kiểm tra. Kết quả cho thấy sản phẩm Preserved Fruits có chứa chất cấm cyclamate và loại đường saccharin với hàm lượng vượt hơn 31 lần so với tiêu chuẩn của Việt Nam.
Kết quả cho thấy, chất cyclamate có thể gây ung thư gan, thận, phổi và tiểu đường, từ lâu đã bị Bộ Y tế cấm sử dụng trong thực phẩm cho người.
Cuối tháng 4 vừa qua, báo chí cũng đã thông tin về việc các cơ quan chức năng Trung Quốc phát hiện rất nhiều loại trái cây sấy khô như đào khô, xí muội, hồng khô… của nước này có sử dụng các loại chất phụ gia, hóa chất có thể gây ung thư. Những loại trái cây sấy khô này cũng đang được bày bán tràn lan tại TP HCM.
Trên thị trường, các mặt hàng như đào khô, táo khô, xí muội… có nguồn gốc từ Trung Quốc được bày bán khá phổ biến ở các chợ đầu mối Bình Tây, An Đông… Ghi nhận tại chợ Bình Tây (TP HCM) cho thấy, hầu hết các sạp đều có bán các mặt hàng như táo tàu, xí muội, đào khô…
Đây được coi là những mặt hàng chủ đạo của ngành hàng trái cây sấy khô, đặc biệt là xí muội, với đủ cả xí muội có hạt, không hạt. Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng trên đều không có bao bì, ghi nhãn đầy đủ. Hàng bán theo kg. Do đó, cả bao khối lượng khoảng 10 kg cũng chỉ dán nhãn giấy duy nhất đủ ghi tên mặt hàng và giá bán. Trên nhãn không thể hiện cơ sở sản xuất, xuất xứ hàng hóa, hạn sử dụng theo đúng quy định…
5. Giả hiệu cam Hà Giang siêu rẻ 10.000 đồng một kg
Giá cam sành Sài Gòn xịn khoảng 40.000 đồng một kg, song trên thị trường đang xuất hiện loại cam giá siêu rẻ chỉ 5.000-15.000 đồng.
Loại cam này xuất hiện nhiều nhất tại các tuyến quốc lộ 32 đoạn qua nghĩa trang Mai Dịch-Cầu Diễn và các đường lân cận như Lê Đức Thọ, Nguyễn Phong Sắc, Trung Kính… Mỗi cân cam này khoảng 4-6 quả, láng mịn và theo quảng cáo của người bán, là cam Hà Giang chính hiệu. Một người bán hàng tại đường 32, đối diện chợ Cầu Diễn cho biết, giá 10.000 đồng một kg, nên phù hợp với cả sinh viên, học sinh và những người thu nhập thấp. Anh kể, mỗi ngày cũng bán được khoảng 30-40 kg, từ khoảng 8h sáng đến 22h đêm.
Ông Nguyễn Đức Vinh – Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Giang, khẳng định cam được bán ở Hà Nội hiện nay không phải là cam Hà Giang do chưa đến vụ thu hoạch. Theo ông Vinh, cam Hà Giang chỉ bắt đầu thu hoạch vào tháng 12 dương lịch hàng năm, lúc đó mới vào mùa. Cách để nhận biết cam Hà Giang là khi chín quả màu vàng, cùi dày, vị ngọt thơm, có hạt.
Ông Nguyễn Xuân Hồng – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo người tiêu dùng nên mua trái cây ở những cửa hàng có địa chỉ rõ ràng. Nếu thấy trái cây có dấu hiệu bất thường thì không nên mua mà báo ngay với chính quyền địa phương và cơ quan quản lý gần nhất để kịp thời ngăn chặn.
Theo VietQ
Mang bệnh vì phụ kiện làm đẹp "rẻ như bèo"
Chỉ cần bỏ ra vài chục nghìn đồng, chị em đã có thể mua được các loại phụ kiện làm đẹp siêu rẻ. Tuy nhiên, đa phần những phụ kiện làm đẹp này đều chỉ có công dụng... trên trời.
Nâng mũi, tạo mắt hai mí chỉ với... 20 nghìn đồng
Truy cập các trang web rao vặt hoặc bán hàng online, các chị em sẽ choáng ngợp với các topic rao vặt, chào bán các phụ kiện siêu rẻ nhưng "siêu tác dụng" như các loại kẹp nâng mũi, kẹp tạo mắt hai mí, dụng cụ bấm mi cong bằng điện... Giá của các loại phụ kiện này thường chỉ khoảng 20.000 - 80.000 đồng.
"Hot" hơn cả là loại dép đi trong nhà có tác dụng giảm cân, dựa trên nguyên lí của công nghệ cao. Theo quảng cáo trên trang web, đây là loại dép làm bằng chất liệu đặc biệt, có hạt massage, bấm huyệt bên trong. Khi đi loại dép này, các hạt bấm huyệt sẽ massage đúng vào điểm giảm béo tại gan bàn chân. Đôi dép này lại chỉ có giá 60.000 đồng/đôi, rẻ hơn hẳn các loại thuốc giảm cân, thực phẩm chức năng hay các khóa tập thể dục giảm béo...
PV đã gọi đến số điện thoại 09047899xx để đặt mua sản phẩm. Người bán cho biết: "Đây là sản phẩm bán rất chạy. Có đợt cháy hàng, người mua phải đặt tiền trước và chờ đợi cả tuần. May mắn là đợt này vừa có sẵn hai đôi màu hồng rất xinh xắn, khách hàng cứ đưa địa chỉ sẽ có người mang đến giao hàng tận nơi".
Phụ kiện làm đẹp không loại trừ có hóa chất độc hại. (Ảnh minh họa)
Khi PV thắc mắc về hiệu quả của đôi dép này, người bán cũng tỏ ra... ngập ngừng: "Mình cũng chỉ đánh hàng về từ các mối bán buôn, hướng dẫn sử dụng và cách dùng đã in đầy đủ kèm theo sản phẩm. Nghe nói, trong dép có hạt massage, bấm huyệt vào gan bàn chân để... tiêu mỡ", người bán giải thích. Hỏi thêm về cấu tạo của hạt massage, bấm huyệt vào vị trí nào mới có tác dụng tiêu mỡ, giảm béo thì người bán hàng tỏ ra rất khó chịu: "Có 60.000 đồng thôi, mua thì nhắn tin lại địa chỉ, không thì thôi, đừng hỏi nhiều...".
Chiếc kẹp nâng mũi cao chỉ có 20.000 đồng
Lần mò đến một topic rao bán phụ kiện làm đẹp tương tự, chúng tôi tiếp tục đặt câu hỏi liên quan đến tác dụng của các sản phẩm trên. Người bán hàng là nữ, tự xưng là H. tư vấn rất nhiệt tình về các sản phẩm này: "Các loại sản phẩm này bán rất chạy ở bên Trung Quốc, Hàn Quốc vì giá rẻ lại tiện lợi. Đây đều là những sáng kiến, phát minh làm đẹp mới nhất năm nay và đã được cấp giấy chứng nhận đầy đủ!". Tuy nhiên, chị H. cũng chỉ nhập về từ nhà sản xuất bên Trung Quốc nên độ xác thực của đống giấy tờ này ra sao thì chị cũng không kiểm tra được.
Theo quảng cáo của chị H., trên Youtube.com cũng xuất hiện clip dạy cách làm đẹp và công dụng của các loại kẹp nâng mũi, nâng mắt hai mí, dụng cụ làm xoăn không cần nhiệt rất đầy đủ. Tốt nhất là người mua cứ lên đó tìm hiểu cho kĩ càng, có hình ảnh clip minh họa sẽ hiểu hơn là nghe hướng dẫn của người bán hàng qua điện thoại. Chất liệu của các loại phụ kiện làm đẹp này đa phần là bằng nhựa, silicon rất đảm bảo cho người sử dụng!?.
Cẩn thận kẻo tiền mất tật mang
Nghe quảng cáo bùi tai, PV đã đặt mua một đôi dép giảm béo, một chiếc kẹp nâng mũi và kẹp mắt hai mí. Chưa đầy nửa tiếng sau, nhân viên đã giao hàng đến tận nhà, nhận tiền thanh toán và... đi luôn, không hề hướng dẫn cho người sử dụng. Đôi dép giảm béo làm bằng bông, có dạng xỏ ngón, sờ kĩ phần lông sẽ thấy nổi lên những hạt nhỏ gần giống... hạt chống ẩm. Còn loại kẹp nâng mũi thì không khác mấy so với những chiếc kẹp... quần áo, chỉ khác là có phần silicon, nhựa dẻo bọc hai bên nhựa để đỡ... sưng khi kẹp vào cánh mũi.
Kẹp mí mắt được làm bằng nhựa, có phần cạnh khá sắc nên PV cũng không dám làm "chuột bạch" mà đặt thử vào mí mắt. Hầu hết các loại phụ kiện này đều ghi trên mác là "Made in China", kèm theo hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Trung, người dùng chỉ có thể nhìn vào các hình minh họa in trên bìa mà thử nghiệm.
Chị Thu Ngà (Yên Sở, Hà Nội) cho biết: "Tôi đã đặt mua chiếc dép giảm béo và nâng mũi, kẹp mí và kẹp điện bấm cong mi... Giá chỉ vài chục nghìn một món đồ, nhưng mua vài ba thứ cũng mất 175.000 đồng. Dép giảm béo thì đi y như dép đi trong nhà, sau một thời gian tác dụng tiêu mỡ chưa thấy đâu thì chiếc dép cũng... tiêu. Vải bông rẻ tiền đã bị bung keo, lòi ra trông rất bẩn, hạt massage hóa ra là những hạt dẻo mềm. Mấy hôm nay nghe báo chí nói đến chất dẻo độn trong áo lót làm từ dầu khoáng và chất PHA dễ gây ung thư, vô sinh, tôi cũng lo lắng không biết loại hạt dẻo này có làm từ những chất độc hại như thế không?...".
Chiếc kẹp nâng mũi thì có tác dụng tức thì, vừa mới kẹp chưa đầy 20 phút, mũi của chị Ngà đã bị sưng lên nom to hơn vài cm, vài ngày sau thì vết sưng bị bầm tím. Còn loại kẹp mí thì vừa bập vào mí mắt đã hằn lên hai vết, sợ dùng lâu dài lại có tác dụng ngược giống kẹp mũi nên chị không dám dùng. Chỉ có chiếc kẹp mi điện giá 75.000 đồng còn phát huy tác dụng, nhưng bộ lông mi cũng chỉ cong được trong vòng... nửa tiếng đồng hồ.
"Ngán ngẩm với mấy loại phụ kiện làm đẹp quảng cáo một tấc lên trời, tôi vứt xó một chỗ. Đúng là mất tiền oan vì mấy trò vớ vẩn", chị Ngà than thở.
Không loại trừ có hoá chất độc hại
Bác sĩ Nguyễn Thu Hà, bệnh viện Xanh-Pôn (Hà Nội) cho biết, các loại phụ kiện bằng nhựa chỉ tác động ngoại lực vào các bộ phận mắt, mũi còn muốn nâng mũi cao hay cắt mắt hai mí, chị em phải tìm đến các trung tâm phẫu thuật thẩm mĩ có uy tín... Các cơ quan chức năng hay nhà nghiên cứu cũng chưa bao giờ nghe đến công trình hay sáng kiến, phát minh nào về vấn đề bấm huyệt ở gan bàn chân mà có tác dụng... tiêu mỡ, giảm béo. Đó là chưa kể các chất liệu tạo nên các loại phụ kiện này đa phần là hàng gia công của Trung Quốc, không qua xét nghiệm kiểm định nên khó có thể biết có chứa những hóa chất độc hại cho người sử dụng hay không.
Theo N.Giang (Người đưa tin)
Sẩy thai: Không thể coi thường Sây thai sớm là viêc thai phụ không giữ được thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ. Hiên tượng sây thai sớm không phải là hiêm gặp. Ước tính cứ 5 phụ nữ mang thai thì có 1 thai phụ bị sảy từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu biết trước những yêu tô nguy cơ dân đên sây thai,...