5 loại tôm đặc sản “thần thánh” khó bỏ qua khi đặt chân tới Cà Mau
Với điều kiện của một tỉnh ven biển, Cà Mau nổi tiếng với nhiều loại thủy sản. Trong đó đặc biệt nhất không thể không kể đến các loại tôm, mang đậm hương vị xứ sở, ít nơi nào sánh được.
1. Tôm tích: Tôm tích (hay còn gọi là bề bề) là một đặc sản rất đặc trưng ở xứ đất Mũi, với giá bán tiền triệu mỗi kg đối với tôm loại I. Tại Cà Mau, loại tôm này trước kia được người dân khai thác từ tự nhiên, nhưng về sau họ đã nuôi thành công ở trong vuông tôm và đặc biệt là trong lồng nhựa.
Tôm tích loại I với giá tiền triệu. Ảnh: Chúc Ly.
Hiện nay, giá tôm tích thịt loại I gần 1,2 triệu đồng/kg (từ 150gr trở lên), loại 2 từ 450-500 ngàn đồng/kg. Khi được bán tại các nhà hàng, quán ăn giá sẽ đội lên rất nhiều. Tôm tích có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon, như món tôm tích cháy tỏi, nướng, luộc,…
Thịt tôm tích ngọt, béo và chắc nên được nhiều người lựa chọn món nướng hoặc luộc để giữ nguyên hương vị. Ảnh: Chúc Ly.
2. Tôm thẻ: Cà mau là một trong những tỉnh có thế mạnh lớn về nuôi trồng thủy sản với nhiều ngành nghề, đặc biệt là nghề nuôi tôm. Tỉnh đứng đầu so với cả nước về diện tích và sản lượng tôm, trong đó có mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.
Tôm thẻ được nuôi theo hình thức siêu thâm canh. Ảnh: Chúc Ly.
Thu hoạch tôm thẻ ở Cà Mau. Ảnh: CL.
3. Tôm đất: Đến với vùng đất Cà Mau, du khách nên một lần thưởng thưởng con tôm đất, đây là một trong những loại tôm ngon nhất của nơi đây. Theo nhiều nông dân ở Cà Mau, cái tên “tôm đất” xuất phát từ đặc điểm đây là loại tôm tự nhiên, không nuôi được, tôm đất được sinh ra từ đất và khi chết sẽ tan ra và về với đất.
Video đang HOT
Tôm đất là loại tôm sống tự nhiên, không thể nuôi theo hình thức công nghiệp. Ảnh: Chúc Ly.
Nhờ đó chất lượng thịt ngon ngọt, dễ dàng chế biến thành các món ăn ngon. Trong ảnh: Tôm đất luộc ăn kèm thịt heo ba chỉ luộc, rau xanh. Ảnh: Chúc Ly.
Tôm đất có kích thước vừa phải, không lớn như những loại tôm khác, nhưng thịt dai và vị ngon ngọt, bùi. Khi còn sống, vỏ tôm đất có màu vàng nhạt, hơi đục, khi chế biến, tôm đất có màu đỏ hồng vô cùng hấp dẫn. Tôm đất có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như: Luộc, nướng muối ớt, rang,…
Người dân Cà Mau có đặc sản trứ danh là tôm khô được làm từ tôm đất sống. Ảnh: Chúc Ly.
Tôm đất cũng là lọai tôm chế biến thành tôm khô ngon nhất ở Cà Mau. Khi làm tôm khô theo phương pháp truyền thống, tôm có màu hồng đỏ tự nhiên, thịt tôm giữ nguyên vị ngon và ngọt, kết hợp với hương thơm khó quên, không có mùi tanh của những loại tôm khác. Đặc biệt, mỗi dịp xuân về, sử dụng tôm đất để làm khô, nhiều người ở Cà Mau đã có thu nhập khá. Giá bán của loại tôm khô này thuộc hàng đắc đỏ, dao động từ 1,2-1,3 triệu đồng/kg (loại 1).
4. Tôm sú: Nhờ được nuôi trên vùng đất ngập mặn ven biển, được phù sa bồi đắp, con tôm sú Cà Mau lớn con, là loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tôm sú có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon, với giá bán khá cao tại các quán ăn. Tôm sú là mặt hàng xuất khẩu chính của tỉnh, có giá trị kinh tế cao và được thị trường ở nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.
Hiện tôm sú nguyên liệu loaqij 20 con/kg có giá dao động từ 200.000 đồng/kg trở lên. Ảnh: Chúc Ly.
Cà Mau có 3 mặt giáp biển và có một vùng đất ngập mặn ven biển màu mỡ, rất thích hợp cho nghề nuôi tôm sú. Hiện nay, người dân vừa thực hiện mô hình nuôi tôm sú công nghiệp và hình thức nuôi quảng canh. Trong sản lượng tôm nuôi hàng năm, mặt hàng con tôm sú chiếm chủ yếu.
Tôm sú được nuôi theo hình thức sinh thái dưới tán rừng có chất lượng thịt vượt trội. Ảnh: Chúc Ly.
5. Tôm càng xanh: Nuôi tôm càng xanh trên đất lúa được xem là mô hình bền vững, sau khi trừ chi phí nông dân Cà Mau có thể thu lãi từ 30-40 triệu đồng/ha/vụ. Huyện Thới Bình từ lâu được xem là “thủ phủ” tôm càng xanh của tỉnh Cà Mau.
Tôm càng xanh trên đất lúa là mô hình hiệu quả được nhiều nông dân ở huyện Thới Bình, Cà Mau thực hiện. Ảnh: Chúc Ly.
Trong những năm gần đây, tôm càng xanh ngày càng thu hút người nuôi ở các tỉnh ĐBSCL nhờ vào những đặc tính nổi trội như giá trị kinh tế cao, thị trường ổn định, rủi ro thấp, phù hợp với nhiều mô hình nuôi kết hợp. Ảnh: Chúc Ly.
Món tôm càng xanh nướng. Ảnh: Chúc Ly.
Tôm càng xanh là loài tôm sống ở vùng nước ngọt và nước lợ, thịt dai và ngọt, có giá trị dinh dưỡng cao và có thể chế biến được nhiều món ăn đa dạng, phong phú. Giá trị dinh dưỡng tôm càng xanh mang lại rất cao, có thể trị các bệnh như: đau lưng ở người lớn tuổi, chứng cận thị, chống suy dinh dưỡng, giúp bà bầu nhiều sữa sau sinh,…
Theo Danviet
Nông dân Đồng Tháp Mười ùn ùn "xé rào" nuôi tôm, bất chấp hệ lụy
Nông dân khu vực Đồng Tháp Mười đang ùn ùn "xé rào" nuôi tôm thẻ chân trắng, nguy cơ phá vỡ quy hoạch vùng chuyên trồng lúa, gây ô nhiễm môi trường...
Ông Lâm Hòa Xứng - Chủ tịch UBND huyện Mộc Hóa (Long An) cho biết, chiều nay (1/11), Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở NNPTNT tỉnh Long An sẽ có buổi làm việc với UBND huyện Mộc Hóa - một trong những huyện có tình trạng nuôi tôm, để tìm hướng giải quyết việc nông dân "xé rào" nuôi tôm.
Một khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng ven kênh 79 (ấp 7, xã Tân Lập, Mộc Hóa)
"Huyện đang cho kiểm tra lại các hộ nuôi tôm. Quan điểm của huyện là với những hộ đã đào ao nuôi tôm thì hướng dẫn xử lý, đảm bảo môi trường trong khi nuôi. Còn từ nay nếu hộ nào phát sinh nuôi tôm sẽ xử lý nghiêm, không cho nuôi tôm" - ông Xứng khẳng định.
Theo bà Nguyễn Thị Phương Khanh - Phó Giám đốc Sở NNPTNN tỉnh Long An, việc để xảy ra tình trạng bà con nông dân ở Đồng Tháp Mười "xé rào" nuôi tôm thẻ chân trắng trách nhiệm lớn thuộc về chính quyền địa phương.
"Nếu chính quyền địa phương không siết chặt quản lý thì sở ngành liên quan khó mà chấn chỉnh tình hình" - bà Khanh nêu quan điểm.
Trước đó, trước tình trạng nông dân Đồng Tháp Mười đổ xô đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng có khả năng phá vỡ vùng quy hoạch, gây ô nhiễm môi trường, Chủ tịch UBND tỉnh Long An Trần Văn Cần yêu cầu ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương đang diễn ra tình trạng này nhanh chóng và cương quyết xử lý.
Một ao tôm đang hình thành chuẩn bị thả giống.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Long An, hiện nay, người dân vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh đang đổ vốn, đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng. Cụ thể, theo ghi nhận hiện diện tích thả nuôi tôm đã lên đến gần 37ha tại các huyện Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa và Mộc Hóa.
Hiện các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại đây đã đầu tư ao nuôi, ao lắng. Nguồn nước sử dụng chủ yếu là nước giếng khoan tầng nông, độ mặn 4-6 phần ngàn. Quá trình nuôi có sử dụng muối ăn để xử lý mầm bệnh, tăng độ mặn.
Theo ghi nhận, tuy các hộ chưa xả nước ao tôm trực tiếp ra môi trường tự nhiên, nhưng khu vực xả thải có bờ bao thấp, gia cố sơ sài có thể rò rỉ ra bên ngoài hoặc ngập tràn vào mùa mưa, lũ.
Theo UBND xã Tân Lập (huyện Mộc Hóa), hiện trên địa bàn có 7 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng với diện tích lên đến gần 20ha.
Nếu không kiểm soát được tình hình nuôi tôm, nhiều khả năng vựa lúa Đồng Tháp Mười sẽ bị phá vỡ.
Chủ tịch UBND xã Tân Lập Lê Văn Phân cho biết, sau khi nắm được số hộ và diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng, UBND xã lập biên bản trường hợp vi phạm, khuyến cáo người dân cần thận trọng, cân nhắc việc nuôi thả tôm thẻ chân trắng. Đồng thời, báo cáo lên UBND huyện Mộc Hóa để có biện pháp chỉ đạo xử lý.
Theo Danviet
Cách chức nguyên Giám đốc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau Chủ tịch tỉnh Cà Mau ký quyết định kỷ luật hai cán bộ lãnh đạo VQG Mũi Cà Mau bằng hình thức cách chức và cảnh cáo do xảy ra sai phạm thu chi tài chính. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định cách chức Phó trưởng ban chuyên trách Ban quản lý Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau...