5 loại thực phẩm tránh ăn cùng với đậu phụ
Ăn đậu phụ cũng cần một số lưu ý, nếu kết hợp sai cách thì nó lại gây hại cho sức khỏe con người.
Đậu phụ là thực phẩm không hề xa lạ trong bữa ăn của nhiều gia đình. Ngay từ thời cổ đại, phụ nữ xem nó như là một sản phẩm tuyệt vời đối với sắc đẹp. Không thể phủ nhận vô vàn lợi ích của đậu phụ đối với cơ thể. Do thành phần chính là từ đậu nành chứa nhiều isoflavone nên nó đặc biệt tốt cho phụ nữ. Ngoài ra, đậu nành cũng rất giàu chất dinh dưỡng, cơ thể dễ tiêu hóa và hấp thu.
Tuy nhiên, việc ăn đậu phụ cũng cần một số lưu ý, nếu kết hợp sai cách thì nó lại gây hại cho sức khỏe con người.
Hành lá
Hành chứa axit oxalic khi kết hợp cùng với canxi trong đậu phụ tạo thành chất khó hòa tan là calci oxalat, gây ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể. Nếu bạn ăn cùng lúc hai loại thực phẩm này trong thời gian dài ngày sẽ gây thiếu canxi trầm trọng, đồng thời dễ tạo sỏi.
Trứng gà
Theo Đông y, bạn không nên ăn đậu phụ với trứng gà vì cả hai loại thực phẩm này đều rất giàu protein, ăn chung hai thứ sẽ gây ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, không tốt cho sức khỏe.
Ăn đậu phụ với mật ong sẽ dễ gây tiêu chảy. Ngoài ra, trong mật ong chứa nhiều enzym còn đậu phụ chứa nhiều chất khoáng. Vì thế khi ăn chung hai thực phẩm này với nhau sẽ sinh ra phản ứng không tốt cho cơ thể.
Sữa bò
Video đang HOT
Bạn cũng không nên kết hợp đậu phụ với sữa bò bởi vì nếu ăn chung hai thực phẩm này sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai, gây ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của cơ thể.
Rau cải bó xôi
Rau bina rất tốt cho sức khỏe, nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Cả đậu phụ và rau bina đều là thực phẩm lành mạnh, nhưng khi ăn cùng với nhau thì không tốt. Nguyên nhân được cho là 2 loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi của cơ thể. Trong khi đậu phụ giàu canxi, rau bina lại giàu axit oxalic. 2 nguyên liệu này ăn cùng nhau sẽ tạo ra phản ứng canxi oxalat tích tụ, nó không chỉ khiến cơ thể thiếu hụt canxi mà còn dễ gây ra sỏi.
Bệnh nhân ung thư vú nên tránh ăn đậu nành và hạt lanh: Sự thật là gì?
Có lời đồn cho rằng, bệnh nhân ung thư vú nên tránh ăn đậu nành và hạt lanh. Nhưng sự thật là: "Tiêu thụ lượng vừa phải thực phẩm đậu nành KHÔNG làm tăng rủi ro tái phát ung thư vú".
Ăn đậu nành thế nào cho đúng?
Ăn thực phẩm đậu nành toàn phần là tốt cho bạn! Bạn hãy ăn đậu nành ở dạng thực phẩm như: Đậu phụ, sữa đậu nành và hạt đậu nành, tránh dạng viên và dạng bột.
Với các loại thực phẩm chức năng (TPCN), chất bổ sung từ đậu nành có chứa lượng đậm đặc đậu nành và thiếu một số dưỡng chất có lợi khác có trong thức ăn từ đậu nành toàn phần, và bạn NÊN TRÁNH.
Ngược lại, lethicin đậu nành, dầu đậu nành và nước tương không chứa đậu nành đậm đặc nên bạn không cần kiêng những thứ này.
Liều lượng mới quan trọng, nhưng thế nào là lượng vừa phải?
Lượng vừa phải đậu nành sẽ là 1-2 khẩu phần một ngày. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến nghị bạn nên ăn 3-4 khẩu phần trong một tuần.
Một khẩu phần có thể gồm:
- 1 cốc sữa đậu nành hoặc
- bát ăn cơm đậu nành (còn gọi là đậu nành Nhật, edamame) hoặc đậu phụ.
Đậu nành có estrogen thực vật không?
Đậu nành có chứa estrogen thực vật nhưng điều quan trọng là hiểu rằng estrogen thực vật là estrogen từ cây cối, không giống như estrogen của người. Bạn không thể lấy được estrogen của người từ việc ăn estrogen thực vật.
Một số người lo ngại rằng estrogen thực vật tương tự về hình dạng như estrogen của người, chúng có thể làm tăng nguy cơ ung thư bằng cách đính vào các thụ thể estrogen của người trong cơ thể. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào chứng minh rằng estrogen thực vật có thể làm ung thư phát triển.
Làm thế nào để biết đâu là đậu nành đậm đặc để tránh?
Bạn nên đọc kỹ nhãn của sản phẩm có thành phần đậu nành để biết đâu là loại đậu nành nên tránh. Nếu trên nhãn sản phẩm nói có chất "đạm phân lập từ đậu nành" thì bạn nên tránh không ăn sản phẩm đó.
Thế còn hạt lanh thì sao?
Hạt lanh chứa lignin là một loại estrogen thực vật. Ta tìm thấy lignin trong các thực phẩm khác như là hoa quả, rau, các loại ngũ cốc cà phê, trà, các loại đậu, các loại quả hạch và các loại hạt nhỏ. Theo Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế thì 1-4 thìa cà phê hạt lanh xay mịn/ngày dường như là an toàn. Và thậm chí có thể giúp bảo vệ không bị mắc ung thư vú.
BẠN CẦN NHỚ!
Nên ăn thường xuyên hơn:
- Thức ăn từ đậu nành toàn phần - hạt đậu nành, sữa đậu nành, đậu phụ.
- Protein thực vật - các loại đậu, các loại quả hạch và các loại hạt nhỏ.
- Hoa quả và rau - 4-5 bát/ngày (kết hợp với nhau).
- Chất lỏng - uống 2 lít nước, cà phê, và/hoặc trà không pha ngọt/ngày.
Nên hạn chế ăn:
- Đậu nành đậm đặc.
- Tránh TPCN từ đậu nành.
- Hạn chế thực phẩm làm từ protein phân lập từ đậu nành.
- Thịt đỏ: Chỉ nên ăn ít hơn 500g/tuần.
- Tránh ăn thịt đã chế biến.
- Ngũ cốc tinh luyện và đường bổ sung.
- Hạn chế bột mì "trắng" được bổ sung chất dinh dưỡng.
- Hạn chế đồ uống có đường bổ sung.
1. Y Học Cộng Đồng là dự án thiện nguyện do nhiều bác sĩ trong và ngoài nước chung tay xây dựng với sự hỗ trợ của nhóm CNTT và hơn 200 cộng tác viên.
2. Website https://yhoccongdong.com/ là nơi tổng hợp và chuyển tải thông tin cơ bản, quan trọng về nhiều loại bệnh, cách điều trị và phòng tránh giúp cộng đồng giữ gìn sức khỏe. Những thông tin này luôn tham khảo tài liệu dành cho bệnh nhân uy tín ở Anh, Nhật, Mỹ để đảm bảo tính xác thực và tính hệ thống.
Tại sao đậu nành tốt cho người này nhưng lại gây hại cho người kia? Thỉnh thoảng bạn sẽ được khuyên là "nên ăn" nhiều các sản phẩm đậu nành vì nó rất tốt, nhưng ở đâu đó bạn cũng có thể nghe thấy "không nên ăn" vì sẽ nguy hiểm cho sức khỏe. Thực hư là như thế nào? Các sản phẩm từ đậu nành là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống của...