5 loại thực phẩm tốt nhất trong tháng 11
Thời tiết thay đổi, nhất là khi chuyển sang đông sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Nhiệm vụ của chúng ta lúc này là tăng cường hệ miễn dịch.
Mùa nào thực phẩm ấy, cuối thu sang đông cũng có những loại thực phẩm đặc trưng. Vậy loại thực phẩm nào mới là tốt nhất cho cơ thể chúng ta?
Thời tiết thay đổi, nhất là khi chuyển sang đông sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị cúm và một số bệnh phổ biến về mùa đông. Nhiệm vụ của chúng ta lúc này là trang bị “vũ khí” cho hệ thống miễn dịch của cơ thể. 5 loại thực phẩm phổ biến sau có thể làm tốt “nhiệm vụ” này.
Loại cải này có thể không được coi là món ăn yêu thích của nhiều người nhưng nó lại là một nguồn tuyệt vời của vitamin C. Chính vì vậy mà nó được đánh giá là loại thực phẩm tuyệt vời để đưa vào chế độ ăn uống của bạn trong mùa lạnh và phòng chống cúm. Là một loại rau họ cải, cải Brussels có chứa các hợp chất chống ung thư và cũng có thể giúp ngăn ngừa khối u phát triển. Ngoài ra, cải Brussels còn chứa ít calo (khoảng 1/2 bát rau cải này nấu chín chỉ chứa chỉ có 32 calo.
Video đang HOT
Bắp cải
Bắp cải rất giàu vitamin C và K, và cũng là một trong những thực phẩm hàng đầu để phòng ngừa ung thư. Ăn nhiều cải bắp có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú, ruột kết và tuyến tiền liệt. Thêm vào đó, một nghiên cứu mới cho thấy ăn loại rau họ cải có thể giúp giữ cho chức năng hệ thống miễn dịch của bạn luôn hoạt động tốt.
Cà rốt
Không chỉ là món ăn ưa thích của loài thỏ, cà rốt còn mang lại những lợi ích sức khỏe quan trọng đối với con người. Chất beta-carotene làm cho cà rốt màu cam tươi sáng, là một loại carotenoid có thể chuyển thành vitamin A trong cơ thể, và có thể giúp cải thiện tầm nhìn ban đêm của con người. Hơn nữa, carotenoid cũng như beta-carotene đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại ung thư.
Tỏi tây là một thành phần tuyệt vời để thêm hương vị cho nước sốt, súp, thịt hầm và các món xào, nó cũng cung cấp một nguồn cung cấp chất xơ, sắt và vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong thời tiết “ẩm ương” này.
Các loại bí
Bí là một nguồn thực phẩm tuyệt vời chứa các chất chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch. Các chất beta-carotene có trong bí sẽ chuyển thành vitamin A trong cơ thể, cần thiết cho đôi mắt khỏe mạnh và phát triển xương. Các loại bí về mùa đông cũng rất giàu kali, có thể giúp giảm nguy cơ phát triển huyết áp cao.
Theo dân trí
Trị cúm và cảm lạnh không cần dùng thuốc
Có một bí quyết trị cảm hiệu quả, lại có sẵn ngay trong nhà mình mà không phải ai cũng biết. Đó là dùng các loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày.
Giao mùa, nhất là khi thời tiết chuyển sang thu đông là thời gian chúng ta dễ bị cảm lạnh và cảm cúm nhất. Đa số chúng ta khi có các triệu chứng cảm lạnh hay cúm thì đều tìm đến thuốc tây y để chữa trị. Nhưng có một bí quyết trị cảm hiệu quả, lại có sẵn ngay trong nhà mình mà không phải ai cũng biết. Đó là dùng các loại thực phẩm quen thuộc hàng ngày.
- Nước chanh: Nước chanh là thức uống tuyệt vời để làm dịu đau cổ họng, làm sạch máu, và nới lỏng chất nhầy trong họng. Cách đơn giản nhất là thêm một nửa thìa cà phê nước cốt chanh vào một tách nước ấm để uống hàng ngày.
- Cháo gà: Ngay từ hồi thế kỷ 12, một bác sĩ và triết gia Do Thái Maimonides đã phát hiện ra rằng cháo gà có thể điều trị cảm lạnh và cúm.
- Mù tạt: Mù tạt có công dụng làm giảm sốt, loại bỏ độc tố và giúp chữa lành các màng nhầy trong phổi.
- Gừng: Trà gừng có thể giúp tiêu diệt vi trùng, như là một chất kháng virus và cũng rất tốt cho dạ dày. Đun sôi hai muỗng canh gừng tươi trong hai cốc nước trong mười lăm phút, sau đó để nguội rồi uống. Hoặc có thể dùng gừng để tắm, giúp kích thích bạch huyết và thoát mồ hôi.
- Tỏi: Nhìn chung, tỏi có công dụng rất tốt trong phòng ngừa và điều trị cảm lạnh và cúm. Ngoài ra, tỏi còn có tính chất chống nấm, kháng khuẩn và kháng virus. Các nhà nghiên cứu ở Anh phát hiện ra rằng tỏi có thể tăng tốc độ phục hồi từ bệnh cúm và tăng sức đề kháng. - Bạc hà: Trà bạc hà giúp thoát mồ hôi. Nên uống một tách trà bạc hà trước khi đi ngủ sẽ giúp tránh được những cơn sốt hay cảm lạnh về đêm.
- Dầu thầu dầu: Đặt gói dầu thầu dầu được đặt trên ngực có thể giúp lưu thông đến phổi.
- Cam và trái cây: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng Vitamin C được tìm thấy trong nước ép cam, nếu uống hàng ngày, có thể rút ngắn thời gian bị bệnh cúm. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cứ 6 giờ lại uống 1.000 mg vitamin C sẽ có thể giảm, hoặc thậm chí ngăn ngừa các triệu chứng cúm.
- Sữa chua: Trong sữa chua có chất men có thể khôi phục lại các vi khuẩn đường ruột.
- Cây bạc hà đắng: Tinh dầu của cây bạc hà đắng còn được sử dụng làm thành phần của thuốc ho xi-rô. Vì vậy mà trà làm từ loại cây này cũng có tác dụng trị ho.
- Mật ong: Mật ong có đặc tính chữa bệnh rất lớn. Nó có thể được dùng để giảm ho và tăng khả năng miễn dịch. Một thìa mật ong và một chút nước cốt chanh tươi cũng có thể tạo thành một loại xi-rô trị ho hiệu quả, nhất là đối với trẻ em.
- Trà gừng và thì là: Thêm một muỗng cà phê hạt thì là và một chút gừng khô hoặc tươi vào một ly nước sôi. Uống những khi cần thiết sẽ làm giảm cơn lạnh và triệu chứng cúm. - Muối: Muối dùng để súc miệng rất tuyệt vời và có thể làm dịu cổ họng bị đau. Sử dụng nước ấm và có thể thêm một chút tinh chất từ củ nghệ để thêm tác dụng chống viêm.
- Kiwi: Kiwi có lợi trong điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Đó là bởi trong quả kiwi có lượng Vitamin C cao và dường như có tác dụng bảo vệ cơ thể, đặc biệt là ở trẻ em.
- Nước: Uống nhiều nước giúp tăng cường sự lưu thông trong cơ thể. Tắm cũng vậy. Tắm nước nóng hoặc nước gừng có thể giúp hạ sốt.
- Hoa cúc: Được sử dụng trong y học cho hàng ngàn năm, hoa cúc có thể được có tác dụng dù là ở dạng trà để uống hay tinh dầu hoa cúc để hít. Hít hơi nước từ chiết xuất từ hoa cúc đã được cho rằng có thể giúp làm dịu các triệu chứng cảm lạnh.
Lưu ý: Nếu các triệu chứng kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn, cần đi khám để được điều trị tích cực hơn. Nhất là khi có các dấu hiệu như yếu đi đột ngột, hoặc sốt cao... thì nên đi bác sĩ càng sớm càng tốt.
Theo vnmedia
"Chiều chuộng" da lúc giao mùa Mỗi độ giao mùa là một lần làn da của bạn phải hứng chịu nhiều thay đổi đột ngột về thời tiết. Làn da lúc giao mùa thật khó chiều với các dấu hiệu khô, sạm, thô sần, kém săn chắc dẫu trang điểm cũng không đẹp... Đó là các dấu hiệu của làn da thiếu độ ẩm, oxy và dưỡng chất. Xin...