5 loại thực phẩm cực tốt, giúp cân bằng hormone cho phụ nữ
Thường xuyên ăn những thực phẩm dưới đây để tăng cường hormone trong cơ thể phụ nữ.
Quả bơ
Quả bơ có thể giúp kiểm soát các hormone căng thẳng, hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt trong cơ thể. Nguồn ảnh: Internet
Quả bơ có thể giúp kiểm soát các hormone căng thẳng, hormone kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt trong cơ thể. Cụ thể, beta-sitosterol (một loại sterol thực vật) có nhiều trong quả bơ có thể giúp ổn định nồng độ cholesterol trong máu, cân bằng hormone cortisol. Các sterol thực vật khác trong quả bơ cũng có thể tác động tới estrogen và progesterone, hai hormone chịu trách nhiệm điều chỉnh quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Hạt lanh
Hạt lanh chứa nhiều lignans, một loại phytoestrogen (những hợp chất tương tự như estrogen nhưng có nhiều trong thực vật). Nhiều nhà khoa học cho rằng, lignans có thể giúp giữ nồng độ estrogen ổn định, từ đó phòng ngừa một số bệnh ung thư.
Do chứa nhiều calci, bông cải xanh có thể giúp duy trì cân bằng estrogen trong cơ thể, từ đó khắc phục hội chứng tiền kinh nguyệt. Các hợp chất phytoestrogen trong bông cải xanh có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa estrogen có lợi, đồng thời loại bỏ estrogen “xấu” ra khỏi cơ thể.
Hạnh nhân
Hạnh nhân có tác dụng kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Nếu duy trì điều độ thói quen ăn hạnh nhân, phụ nữ sẽ giảm được nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2, giảm cholesterol xấu trong cơ thể. Tuy nhiên không nên tiêu thụ quá nhiều hạnh nhân vì nó chứa hàm lượng calo cao sẽ khiến chị em dễ bị tăng cân.
Táo
Video đang HOT
Táo là một loại quả cung cấp nhiều quercetin – một chất có công dụng chống lại quá trình oxy hóa giúp cơ thể giảm triệu chứng viêm, chống lại bệnh tăng huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm virus và bệnh ung thư. Đây có thể coi là loại trái cây hoàn hảo nên có mặt trong thực đơn giảm cân của phái đẹp vì nó đảm bảo đủ chất dinh dưỡng nhưng lại chứa ít calo và rất giàu chất xơ.
Đậu nành
Đậu nành cũng các sản phẩm được làm từ đậu nành rất giàu protein và isoflavones với công dụng thúc đẩy sự sản sinh estrogen, từ đó giúp giảm tình trạng khô hạn và hạn chế viêm nhiễm “cô bé”. Thêm vào đó, phụ nữ trong quá trình mang thai mà ăn những thực phẩm làm từ đậu nành sẽ rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời chị em tiêu thụ đậu nành sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng lão hóa và giải quyết vấn đề rối loạn nội tiết tố trong cơ thể trong thời kỳ tiền mãn kinh. Mỗi ngày phụ nữ nên bổ sung khoảng 100g đậu nành để tăng estrogen theo cách tự nhiên nhất.
Nên ăn bao nhiêu trứng là tốt nhất?
Trứng là một loại thực phẩm phổ biến và có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, protein và chất béo.
Tuy nhiên, trứng cũng có hàm lượng cholesterol cao hơn nhiều loại thực phẩm khác, khiến nhiều người vẫn lo lắng rằng trứng có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch, theo chuyên trang sức khỏe Healthline.
Nghiên cứu gần đây cho thấy ăn trứng không ảnh hưởng nhiều đến nguy cơ mắc bệnh tim, mặc dù vẫn còn nhiều tranh luận về vấn đề này.
Sau đây chuyên gia Cecilia Snyder, thạc sĩ về dinh dưỡng và hệ thống thực phẩm tại Đại học Nam Mississippi (Mỹ), chỉ ra mối liên quan giữa trứng, cholesterol và bệnh tim mạch.
Đồng thời chuyên gia cũng chỉ ra nên ăn bao nhiêu trứng là tốt nhất, và những ai nên hạn chế ăn trứng.
Nói chung, đối với hầu hết người khỏe mạnh, ăn 1 - 2 quả trứng mỗi ngày là an toàn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trứng có làm tăng mức cholesterol?
Các nghiên cứu có độ chính xác cao và phân tích tổng hợp gần đây đã phát hiện ăn trứng có thể không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc các yếu tố nguy cơ của bệnh, như viêm, xơ cứng động mạch và mức cholesterol cao.
Tuy nhiên, cũng có nghiên cứu cho thấy người ăn nhiều trứng trong thời gian dài có xu hướng có mức cholesterol cao hơn người ăn ít trứng hơn.
Nói chung, các nghiên cứu vẫn còn nhiều mâu thuẫn về việc trứng có làm tăng mức cholesterol và bệnh tim hay không.
Vì vậy, cần có nhiều nghiên cứu nghiêm ngặt hơn để xác nhận vấn đề này.
Ăn bao nhiêu trứng mỗi ngày là an toàn?
Một cách chính xác, lượng trứng nên ăn là khác nhau ở mỗi người.
Các yếu tố như di truyền, tiền sử gia đình, cách chế biến trứng, chế độ ăn uống tổng thể và ngay cả nơi sinh sống có thể ảnh hưởng đến việc nên ăn bao nhiêu trứng mỗi ngày.
Cho dù ăn bao nhiêu trứng, nguy cơ mắc bệnh tim vẫn tăng lên khi già đi do những thay đổi như tích tụ chất béo và xơ cứng động mạch. Do đó, cần phải xem xét tổng thể và tình trạng sức khỏe của mỗi người mới biết được nên ăn bao nhiêu trứng.
Nói chung, đối với hầu hết người khỏe mạnh, ăn 1 - 2 quả trứng mỗi ngày là an toàn, tùy vào có ăn thêm thực phẩm khác chứa cholesterol hay không.
Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc thừa cân, ăn trứng mỗi ngày có nguy cơ đau tim cao hơn
SHUTTERSTOCK
Những ai nên hạn chế ăn trứng?
Mặc dù ăn 1 - 2 quả trứng mỗi ngày là an toàn đối với hầu hết người khỏe mạnh, nhưng một số nghiên cứu lưu ý có những người nên hạn chế ăn trứng.
Những người mắc bệnh tiểu đường hoặc thừa cân, ăn trứng mỗi ngày có nguy cơ đau tim cao hơn một chút.
Sau đây là những người nên ăn hạn chế trứng:
Người có mức cholesterol tổng hoặc cholesterol "xấu" LDL cao
Người thừa cân hoặc béo phì
Người mắc bệnh mạn tính như tiểu đường
Người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim
Những nhóm người này tốt nhất nên ăn không quá 1 quả trứng mỗi ngày hoặc không quá 4 - 5 quả trứng mỗi tuần, chuyên gia Snyder lưu ý.
Mặt khác, người có nguy cơ cao mắc bệnh tim hoặc có mức cholesterol cao, ăn lòng trắng trứng và giảm lòng đỏ có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim.
Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết nên ăn bao nhiêu trứng.
7 thực phẩm không nên ăn tại sân bay Các thực phẩm dưới đây có thể khiến bạn khó chịu suốt chuyến bay. 1. Salad được biết đến là một món giàu chất xơ và tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên món ăn này cũng là nơi chứa nhiều vi khuẩn, bao gồm cả loại có thể gây ngộ độc thực phẩm.Theo CDC Mỹ, rau xanh là một phần thiết yếu của...