5 loại thảo dược giảm đau bụng kinh
Đau bụng kinh chỉ diễn ra trong vài ngày, nhưng có nhiều cấp độ và gây khó chịu cho chị em. Dưới đây là một số thảo dược và cách sử dụng để nhanh chóng khắc phục tình trạng này.
1. Gừng hỗ trợ giảm đau bụng kinh
Gừng là một loại gia vị thường được dùng trong nấu ăn, ngoài ra loại củ này còn có tác dụng chống viêm, giảm đau bụng kinh, chống căng thẳng, stress, trị ho, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa, điều hòa kinh nguyệt…
Gừng được sử dụng để giảm đau bụng kinh do có công dụng giảm viêm và ức chế sản xuất prostaglandin (hormone làm cho các cơ trong thành tử cung co lại gây đau).
Cách sử dụng gừng giảm đau bụng kinh: Trà gừng, nước gừng, ngậm gừng tươi, tắm nước gừng, chế biến các món ăn từ gừng, dùng bột gừng thêm vào nước trái cây, sinh tố…
Có nhiều cách sử dụng gừng giảm đau bụng kinh.
2. Thì là
Cây thì là được trồng phổ biến trên khắp nước ta nhưng chủ yếu để lấy lá ăn, thường nấu với cá, thường dùng quả và hạt để làm thuố.c. Theo Đông y, hạt thì là tính ấm, vị cay, không độc vào kinh vị, công năng đuổi khí lạnh, cầm nôn mửa…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các phytoestrogen trong trà thì là làm giãn cơ tử cung, hỗ trợ cân bằng hormone và giảm đau bụng kinh. Một đán.h giá năm 2020 cho thấy cây thì là làm giảm cường độ đau hiệu quả như liệu pháp dùng thuố.c thông thường và hiệu quả hơn giả dược. Thì là có thể được khuyên dùng cho những người bị đau bụng kinh từ nhẹ đến trung bình.
Cách sử dụng thì là giảm đau bụng kinh: Trà hạt thì là, dịch chiết lá thì là hoặc dùng thì là kết hợp với các thảo dược khác để giảm tình trạng này.
3. Hoa cúc
Đặc tính chống viêm và chống co thắt của hoa cúc giúp làm giảm chứng đau bụng kinh. Nghiên cứu cho thấy, hoa cúc có thể làm giảm cơn đau bụng kinh tốt hơn giả dược.
Ngoài ra, hoa cúc La Mã còn được phát hiện có tác dụng làm giảm các triệu chứng tâm trạng liên quan đến hội chứng tiề.n kinh nguyệt (PMS).
Cách sử dụng hoa cúc giảm đau bụng kinh: Trà hoa cúc, chiết xuất hoa cúc dưới dạng bột, dầu… Tuy nhiên, không nên uống trà hoa cúc khi bụng đói, không nên uống quá nhiều (chỉ nên dùng 1-2 cốc/ngày), người có cơ địa dị ứng với trà hoa cúc cũng không nên sử dụng loại trà này.
4. Quế
Quế làm giảm đau bụng kinh bằng cách giảm viêm và đau do prostaglandin gây ra. Một đán.h giá năm 2020 cho thấy quế (cùng với thì là và gừng) làm giảm hiệu quả cường độ đau và quế làm rút ngắn thời gian đau. Hai nghiên cứu khác cho thấy uống viên nang quế (450 mg ba lần một ngày và 1.000 mg một lần mỗi ngày) làm giảm cường độ đau so với giả dược.
Cách sử dụng quế để giảm đau bụng kinh: Trà quế, thêm quế vào thức ăn, viên nang quế… Mặc dù quế an toàn khi sử dụng cho nhiều người, nhưng nên tránh sử dụng nếu bị dị ứng với quế. Ngoài ra, phụ nữ mang thai nên thận trọng vì sử dụng quá nhiều ảnh hưởng đến gan và tử cung.
5. Bạc hà
Menthol là một thành phần hoạt tính trong bạc hà có tác dụng giãn cơ, giúp xoa dịu các cơn co thắt tử cung và làm giảm đáng kể tình trạng đau bụng kinh. Ngoài ra, bạc hà giúp tăng cường lưu thông má.u, giúp các cơ trong tử cung thư giãn và giảm cường độ co thắt.
Cách sử dụng bạc hà giảm đau bụng kinh: Trà bạc hà, tinh dầu bạc hà, chườm ấm bằng bạc hà, chiết xuất bạc hà…
Các bài thuố.c chữa bệnh từ củ gừng
Gừng không chỉ là loại gia vị tốt cho sức khỏe mà còn là vị thuố.c trong Y học cổ truyền, dưới đây là các bài thuố.c chữa bệnh từ củ gừng.
Tổng quan về củ gừng
Lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội cho biết, gừng là loại cây thảo, sống dai, thân rễ nạc và phân nhánh xòe ra như hình bàn tay, mang nhiều chồi, từ đó phát ra những thân cao 80-100 cm. Lá thuôn hình ngọn giáo, dài 20-30 cm, mọc thẳng lên, hoa vàng xanh, mép tím, quả mọng.
Gừng có nguồn gốc ở Ấn độ và Malaysia, hiện ở tất cả các nước vùng nhiệt đới. Ở nước ta, gừng được trồng khắp mọi nơi. Ngay từ thời đại các Vua Hùng (2879-287 trước Công nguyên) tổ tiên ta dùng gừng ăn với thịt chim, cá, ba ba cho đỡ lạnh, dễ tiêu. Từ đó người dân đã biết dùng gừng, hành, tỏi, ớt, tía tô làm gia vị ăn hàng ngày để phòng bệnh.
Trong gừng chứa tinh dầu 2-3%, nhựa dầu 5%, dầu mỡ 3,7%, tinh bột, chất cay (Zingeron, Zingerol, Sogal). Gừng sống (sinh khương) vị cay, tính hơi ấm, tác dụng chống lạnh, tiêu đờm, chặn nôn, giúp tiêu hóa. Gừng nướng cháy (thán khương) trị đau bụng lạnh dạ đi ngoài. Gừng khô (can khương) tác dụng tán hàn, trị cảm lạnh, thổ tả. Vỏ gừng (khương bì) có tác dụng tiêu phù thũng (lợi tiểu).
Trong Đông y, gừng là thành phần của nhiều bài thuố.c chữa các bệnh cảm lạnh, tiêu đờm, trị ho, đau bụng.
Gừng là loại gia vị rất tốt cho sức khỏe
Các bài thuố.c chữa bệnh từ củ gừng
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, dưới đây là một số bài thuố.c chữa bệnh từ củ gừng:
Bạn dùng 7 lát gừng tươi, 7 củ hành, một bát nước sắc, uống nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi chữa cảm nóng, cảm lạnh, cảm gió hoặc sốt.
Nếu bạn bị cảm, hãy dùng 7 lát gừng tươi, một thìa trà tầu, một quả chanh tươi, một thìa rượu mạnh, một thìa mật ong sắc uống, trị cảm, ho, khó thở.
Gừng nướng kỹ, gọt sạch, thái nuốt, ngậm nuốt nước trị sốt rét, ho có đờm. Gừng tươi sắc nước trị đau bụng, trướng bụng.
Gừng tươi giã đắp chữa chấn thương, đau ngực. Nhiều người phải đi làm từ sáng sớm, đôi khi bị gió độc làm ngất xỉu hoặc mệt mỏi.
Để đề phòng trúng gió độc, trước khi ra ngoài bạn nên uống hớp rượu tốt (hoặc rượu ngâm thuố.c), hoặc dùng gừng một miếng, nhai ngậm nuốt dần.
Trên đây là các bài thuố.c chữa bệnh từ củ gừng. Gừng là loại gia vị tốt cho sức khỏe và rất rẻ tiề.n. Bạn đừng bỏ qua loại gia vị rẻ tiề.n này nhé.
Uống trà ngải cứu có tác dụng gì với sức khỏe? Ngải cứu (Artemisia vulgaris) là một loại thảo dược đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu nhờ vào những lợi ích sức khỏe nổi bật. Uống trà ngải cứu là một trong những phương pháp phổ biến để tận dụng các tác dụng của cây này. Dưới đây là các tác dụng chính của việc uống trà ngải cứu...