5 loại rau bà bầu cần hạn chế ăn nếu không muốn hại thai nhi
Ăn rau rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên đối với bà bầu cần tránh ăn những loại rau này vì nó có thể làm hại đến thai nhi.
Đây là loại rau có tác dụng xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng và được sử dụng trong một số bài thuốc dành cho người bị động thai hay sảy thai liên tiếp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cũng cho thấy bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong ba tháng đầu tăng nguy cơ bị ra máu, co bóp cổ tử cung nên dễ dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Mướp đắng là loại quả rất tốt và còn được dùng như một loại thảo dược. Hàm lượng axit folic cao trong mướp đắng rất cần thiết trong thai kỳ, giúp thai nhi tránh các khiếm khuyết khi phát triển các dây thần kinh. Mướp đắng cũng giàu vitamin C giúp cơ thể mẹ tăng sức đề kháng và thải độc tố ra khỏi cơ thể. Vitamin B, các vi chất như sắt, kẽm, kali, mangan và magiê cũng giúp cơ thể mẹ khỏe mạnhvà thai nhi phát triển tốt trong suốt thai kỳ.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều mướp đắng có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non, đặc biệt với phụ nữ có tiền sử khó sinh, mổ đẻ hay từng đặt vòng. Thí nghiệm trên chuột sử dụng mướp đắng với liều cao sinh ra con bị dị tật. Ngoài ra, trong hạt mướp đắng có chứa vicine – chất có thể gây ngộ độc cho người dùng.
Video đang HOT
Rau răm
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu thì nên hạn chế ăn rau răm, vì ăn rau răm nhiều dễ bị mất máu. Thêm vào đó, trong rau răm có chứa chất gây tình trạng co bóp tử cung dễ sảy thai. Tuy nhiên, một vài cọng rau răm ăn kèm với trứng vịt lộn thì không vấn đề gì.
Rau sam
Đây là loại rau dễ trồng dễ chăm, nó vừa là thảo dược vừa là thực phẩm chế biến món ăn, mang tính dược hàn. Thực tế chứng minh khi dùng rau sam thì nó kích thích tử cung khá mạnh, có thể làm tăng số lần và cường độ thu co của tử cung và hậu quả là gây ra sảy thai.
Chùm ngây
Chùm ngây là loại thảo dược chữa được nhiều bệnh. Trong lá và hoa chùm ngây, hàm lượng vitamin C cao gấp 7 lần so với cam, hàm lượng canxi cao gấp 4 lần trong sữa , hàm lượng vitamin A cao gấp 4 lần trong cà rốt, hàm lượng sắt ca gấp 3 lần so với cà tím và hàm lượng cali cao gấp 3 lần trong chuối.
Tuy nhiên trong chùm ngây có chứa alpha-sitosterol- thành phần có cấu trúc tương tự như estrogen có tác dụng trong việc phòng ngừa có thai. Khi bạn đang mang tha, cơ thể sẽ bài tiết nhiều progesteron khiến tử cungnhạy cảm ơn, alpha-sitosterol trong chùm ngây có thể khiến tử cung co thắt và dễ dẫn tới sảy thai.
Theo www.phunutoday.vn
Bà bầu nên cẩn trọng khi uống nước rau má
Rau má vốn là một loại rau giúp thanh lọc cơ thể vi trong rau ma co tinh han. Tuy nhiên, đôi vơi phu nư mang thai viêc dung rau ma lam thưc uông cân hêt sưc thân trong.
Công dung cua rau ma
Làm giảm stress, lo âu: Trong rau má có chất gọi là trierpenoids có khả năng làm giảm sự lo lắng và tăng cường chức năng của thần kinh. Khi cơ thể bị căng thẳng thì ly nước rau má chính là một giải pháp hữu hiệu.
- Làm đẹp, chống lão hóa. Các chất chống oxy hóa trong rau má sẽ làm giảm quá trình lão hóa của cơ thể. Sử dụng nước rau má thường xuyên được xem là cách kéo dài tuổi thanh xuân.
- Tốt cho hệ tim mạch: Sử dụng rau má sẽ làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể. Những người thừa cân, béo phì nên sử dụng nước rau má thường xuyên.
- Giúp vết thương mau lành: Một số chất trong rau má làm tăng tốc độ làm lành của tế bào, giúp vết thương mau lành hơn.
Ba bâu co nên uông nươc rau ma không?
Bà bầu không nên sử dụng nước rau má uống hàng ngày. Nếu dùng nước rau má thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều tiết nhiệt của cơ thể, gây ức chế nhiều quá trình sinh lý và sẽ hại cho sức khỏe.
Không ít lời đồn cho rằng bà bầu uống nước rau má trong 3 tháng đầu mang thai rất dễ bị sảy thai. Tuy nhiên, thông tin này chỉ mang tính chất tương đối. Với những mẹ bầu có cơ địa yếu, uống nước rau má quá nhiều rõ ràng không tốt. Rau má có tính hàn, rất dễ gây lạnh bụng. Do đó, khi uống nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Hơn nữa, với cách xay rau má uống sống, nguy cơ rối loạn tiêu hóa, ngộ độc vì vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cao. Vì vậy, không có gì sai khi nhiều người cho rằng bà bầu uống nước rau má có thể bị sảy thai.
Nếu đã từng có tiền sử sảy thai, động thai, sức khỏe yếu, hệ tiêu hóa không ổn định, mẹ bầu không nên uống nước rau má, trừ khi được bác sĩ cho phép.
Rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.
Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm... Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.
Rau má cũng có thể có một tác dụng làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc khi uống rượu.
Rau má có tính lạnh nên những người có Tỳ Vị hư hàn, hay đầy bụng hoặc đi tiêu lỏng cần cẩn thận khi dùng.
Bất cứ thực phẩm nào cũng vậy, không riêng gì rau má, đều không nên lạm dụng nhiều. Dù bạn không phải một trong đối tượng trên, cũng nên uống một lượng nước rau má vừa đủ và hợp lý.
Theo www.phunutoday.vn
Bà bầu uống chanh leo, con lớn nhanh như thổi Chanh leo hay còn gọi là chanh dây là một loại trái cây rất dễ mua ở bất kì khu chợ nào. Chỉ qua các bước chế biến đơn giản bạn đã có được những món ăn, thức uống vừa ngon miệng vừa bổ dưỡng. Đặc biệt chanh leo mang lại những tác dụng thần kì với bà bầu. Chanh leo chứa hàm...