5 loại nước cực kỳ tốt cho người tiểu đường, loại số 1 ai cũng cần
Nếu như bạn bị tiểu đường hãy thường xuyên uống 5 loại nước này giúp hạ đường huyết vô cùng tốt.
Với những người bệnh mắctiểu đườngnên uống đủ nước để cơ thể đào thải lượng glucose dư thừa ra ngoài qua đường bài tiết nước tiểu. Thêm vào đó, việc uống nước lọc với lượng nhiều hơn 2 lít mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Khi bạn uống đủ nước còn làm tăng lưu lượng máu và làm giảm áp lực thẩm thấu huyết tương, giúp phòng ngừa các biến chứng nguy của bệnh tiểu đường.
Khi bạn thường xuyên uống trà xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 do các chất chống oxy hóa polyphenol có trong nó. Ngoài ra, việc bạn uống trà xanh mỗi ngày sẽ giúp cho hệ thống trao đổi chất của người bệnh tiểu đường hoạt động tốt hơn.
Ảnh minh họa
Trong Đông y trà cam thảo là một loại thảo mộc được biết đến với nhiều lợi ích cho sức khỏe trong đó có công dụng làm giảm lượng đường trong máu.
Đặc biệt, trong trà cam thảo có chứa hoạt chất ancaloit (amelin) trong cây cam thảo đất có vị đắng có hiệu quả cao trong việc ổn định và cải thiện đường huyết cho con người vô cùng tốt. Thêm vào đó, trà cam thảo còn giúp gia tăng số lượng hồng cầu, giúp ngăn ngừa và điều trị tiểu đường hiệu quả.
Trong trà hoa cúc có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao và không chứa calo khiến trà hoa cúc trở thành một trong những thức uống tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
Nếu như bạn dùng trà hoa cúc thường xuyên không chỉ hỗ trợ giảm lượng đường trong máu rất tốt. Đồng thời, nó còn giúp ngăn ngừa tổn thương thần kinh và hệ thống tuần hoàn, phòng tránh biến chứng như gây ra bệnh thận và mù lòa ở người bệnh tiểu đường.
Video đang HOT
Nếu bạn thường xuyên uống nước ép củ cải đường là một trong những cách hiệu quả nhất để làm giảm hội chứng chuyển hóa – yếu tố rủi ro dẫn đến sự tăng vọt các triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Trong nước ép củ cải có chứa các hợp chất có trong củ cải đường có thể quản lý được sự gia tăng đột ngột của lượng đường trong máu. Chính vì vậy, lời khuyên là nên uống nước ép củ cải đường mỗi ngày một lần.
8 loại thực phẩm tốt nhất khi bạn cảm thấy tụt đường huyết
Hãy chuẩn bị sẵn những món ăn nhẹ này trong trường hợp khẩn cấp nhé!Nếu bạn là người mắc bệnh tiểu đường, việc quản lý lượng đường trong máu (còn gọi là đường huyết) của bạn là điều quan trọng nhất.
Nếu mức đường huyết của bạn quá thấp, còn được gọi là hạ đường huyết, có thể nguy hiểm.
Điều gì xảy ra khi mức đường huyết của bạn giảm xuống và những loại thực phẩm bạn có thể nạp vào để lấy lại mức đường huyết.
1. Mức đường huyết thấp là gì?
Kiểm tra đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đối với người không bị tiểu đường, cơ thể bạn có thể tự động điều chỉnh nếu mức đường huyết của bạn xuống quá thấp.
Tuy nhiên, nếu bạn là người mắc bệnh tiểu đường, việc giảm mức đường huyết có thể rất nguy hiểm.
Mặc dù phản ứng của mỗi cá nhân đối với đường huyết thấp là khác nhau, nhưng các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của mức đường huyết thấp bao gồm cảm thấy run, đổ mồ hôi hoặc ớn lạnh, khó chịu, nhầm lẫn, tim đập nhanh, đói, mệt mỏi, buồn nôn, mờ mắt, ngứa ran trong lưỡi, môi hoặc má, và co giật.
Cách duy nhất để biết mức đường huyết của bạn có thấp hay không là kiểm tra đường huyết.
Nếu lượng đường trong máu của bạn giảm quá thấp và não không nhận đủ glucose (đường AKA), nó có thể ngừng hoạt động bình thường, dẫn đến các triệu chứng như mờ mắt, khó tập trung, lú lẫn và nói lắp.
Nếu lượng đường trong máu ở mức quá thấp trong thời gian quá dài và khiến não bị thiếu glucose, điều này có thể dẫn đến co giật và thậm chí hôn mê, theo Eat This, Not That!
Theo Hiệp hội Tiểu đường Mỹ, "Đường huyết thấp là khi lượng đường trong máu của bạn giảm xuống đủ thấp đến mức bạn cần phải hành động để đưa chúng trở lại phạm vi mục tiêu của mình".
Điều này thường xảy ra khi lượng đường trong máu của bạn thấp hơn 70 mg/dL. Bạn nên luôn nói chuyện với bác sĩ để biết chính xác những gì cần làm cho mình.
2. Quy tắc 15-15
Hiệp hội Tiểu đường Mỹ có "quy tắc 15-15", quy định rằng có 15 gram carb sẽ làm tăng lượng đường trong máu của bạn và kiểm tra nó sau 15 phút.
Nếu lượng đường trong máu của bạn vẫn dưới 70 mg/dL, hãy ăn thêm 15 gram carb nữa.
Lặp lại cho đến khi lượng đường trong máu của bạn ít nhất là 70 mg/dL.
Khi lượng đường trong máu của bạn trở lại bình thường, hãy ăn một bữa chính hoặc bữa ăn nhẹ để đảm bảo rằng nó không giảm trở lại, theo Eat This, Not That!
Nếu bạn có một đợt hạ đường huyết, hãy viết nó ra giấy và ghi lại các triệu chứng của bạn.
Hãy gặp bác sĩ để bác sĩ có thể đưa ra gợi ý về những cách để tránh điều này xảy ra trong tương lai.
Những loại thực phẩm tốt nhất khi bạn cảm thấy lượng đường trong máu đang giảm
3. Nước ép
Uống 1/2 cốc nước cam, nước táo hoặc bất kỳ loại nước trái cây nào khác để nhanh chóng hấp thụ một lượng đường lớn.
4. Nước ngọt
Uống 1/2 cốc nước ngọt (soda) thông thường - không phải là soda dành cho người ăn kiêng, vì bạn cần đường và calo vào thời điểm này.
5. Mật ong
Mật ong. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một thìa canh mật ong có khoảng 17 gram đường - đây là lượng được khuyến nghị để tuân theo "quy tắc 15-15".
6. Xirô ngô
Giữ một chai xirô ngô trong tủ của bạn và uống 1 muỗng canh khi lượng đường trong máu của bạn dưới 70 mg/dL. Điều này sẽ cung cấp khoảng 16 gram đường.
7. Đường hạt
Một muỗng canh đường trắng có 12,5 gram carb hấp thụ nhanh, đây là thứ bạn cần khi lượng đường trong máu giảm mạnh.
8. Kẹo Jelly bean
Một nguồn cung cấp đường nhanh khác là kẹo Jelly bean, nhưng khẩu phần có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước của những viên kẹo đó. Ảnh SHUTTERSTOCK
Một nguồn cung cấp đường nhanh khác là kẹo Jelly bean, nhưng khẩu phần có thể thay đổi tùy thuộc vào kích thước của những viên kẹo đó.
Kiểm tra nhãn và lấy số kẹo tương đương với 15 gram đường.
Kẹo Jelly bean là những viên kẹo đường hình hạt đậu nhỏ với vỏ kẹo mềm và bên trong là lớp gel dày.
9. Kẹo cứng
Kẹo cứng khác cũng có thể giúp tăng lượng đường trong máu khi nó xuống quá thấp.
Chọn loại kẹo cứng chứa đầy đường thông thường chứ không phải loại không đường.
10. Kẹo gôm dẻo (gumdrop)
Những loại kẹo dẻo này thường có màu sắc rực rỡ, được làm từ gelatin hoặc pectin và được phủ một lớp đường nhẹ.
Bạn thường thấy chúng lên kệ trong mùa lễ hội.
Có rất nhiều lựa chọn thực phẩm để ăn/uống nhanh chóng khi bạn cảm thấy lượng đường trong máu của mình giảm xuống.
Bạn nên luôn để sẵn một số thứ này trong nhà hoặc mang theo bên mình để phòng khi cần thể. Bạn chỉ cần lưu ý là chọn những thứ không bị chảy, theo Eat This, Not That!
Đổ mồ hôi đầm đìa ngay cả khi không vận động cảnh báo bệnh gì? Đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể nhưng nếu đổ mồ hôi quá nhiều ngay cả khi không vận động lại là dâu hiêu cảnh báo bênh tât. Khi cơ thể con người ở trong môi trường nóng bức hoặc sau khi vận động mạnh, cơ thể đổ mồ hôi là điều bình thường. Lúc này một...