5 loại kem dưỡng ẩm dành cho người lười: Khô đâu bôi đấy và đặc biệt dùng được cả mặt lẫn cơ thể
Đây còn là những sản phẩm có giá cả phải chăng và rất dễ tìm mua. Cùng tham khảo dưới đây.
CeraVe Moisturizing Cream, $15 (347.000 VNĐ)
Không có gì ngạc nhiên khi lọ kem dưỡng ẩm được sắm nhiều nhất trên Amazon chính là CeraVe Moisturizing Cream. Tất cả cũng nhờ công thức có chứa 2 thành phần siêu việt: Ceramide và HA, trong đó ceramide sẽ giúp chữa lành những tổn thương, nuôi dưỡng lớp màng bảo vệ tự nhiên thêm khỏe khoắn; còn Hyaluronic Acid (HA) đóng vai trò cấp ẩm đầy đủ, duy trì làn da căng mọng suốt cả ngày dài và còn chống lão hóa cực tốt. Cuối cùng, với bảng thành phần lành tính, không chứa hương liệu nhân tạo lại giá “hạt dẻ”, khối lượng lớn, kem dưỡng ẩm của CeraVe chính là sản phẩm dành cho các nàng lười bôi kem dưỡng thể mùa Đông rồi.
Embryolisse Lait Creme Concentre (650.000 VNĐ)
Embryolisse Lait-Crème Concentré được mệnh danh là tuýp kem dưỡng ẩm đỉnh cao và không thể thiếu trong các gia đình người Pháp. Bề ngoài không khác gì một tuýp thuốc mỡ bôi ngoài da với vỏ nhôm đơn giản, nhưng thiết kế này đảm bảo được phần kem bên trong không bị tiếp xúc với không khí quá nhiều. Sản phẩm có thành phần chính là sáp ong, protein đậu nành, bơ hạt mỡ vốn là những chất có tác dụng làm mềm da và giữ ẩm kinh điển. Sản phẩm cứu nguy lập tức cho những làn da đang khô rẻ, bong tróc và dùng được cho cả mặt lẫn cơ thể. Tuy chất kem khá đặc hơi khó thấm nên nếu bôi mặt thì chỉ hợp nàng da khô.
Cicaplast Baume B5 Soothing Repairing Balm (325.000 VNĐ)
Loại kem này có thành phần chính là Madecassoside – sự kết hợp của đồng, kẽm và magie giúp phục hồi da tổn thương hiệu quả. Với 5% Panthenol (Pro Vitamin B5) có khả năng làm dịu làn da khô, bong tróc và da bị kích ứng. Sản phẩm có kết cấu dạng kem đặc, ẩm kết hợp với các hoạt chất chống vi khuẩn giúp bảo vệ da tối đa, cùng với Shea butter và Glycerin cung cấp độ ẩm cần thiết cho quá trình phục hồi da.
Video đang HOT
Avène Cicalfate Restorative Skin Cream (350.000 VNĐ)
Thành phần chính của Avene Cicalfate Restorative Skin Cream là hoạt chất Sulcralfate dạng vi hạt siêu mịn giúp phục hồi và kích thích tái tạo da, giúp mau lành vết thương và lành sẹo. Sự kết hợp giữa Đồng Sulfate, Kẽm Sulfate và Kẽm Oxit có tác dụng chống nhiễm khuẩn, bảo vệ làn da đang bị tổn thương sau điều trị chuyên sâu. Ngoài ra thành phần quen thuộc nước khoáng Avène sẽ góp phần làm dịu da, mang đến cảm giác thật sự mát mẻ, êm ái. Đây là sản phẩm kem dưỡng lành tính mà bạn có thể dùng cho cả nhà, tuy nhiên chất kem hơi đặc nên không phù hợp với nàng da dầu bôi mặt.
Nivea cream hộp xanh biển tròn (60.000 VNĐ)
Kem dưỡng ẩm da Nivea Crème 60ml ra đời từ những năm 1911, là sản phẩm kem dưỡng da đầu tiên mang kết cấu gồm các hạt dầu bao quanh nước tạo ra chất kem sánh đặc, hơi nhờn, giúp bảo vệ da tuyệt vời. Chiết xuất từ sữa, bổ sung hoạt chất Eucerit giúp cung cấp độ ẩm suốt 24 giờ, bảo vệ và nuôi dưỡng làn da mềm mại, mịn màng. Kem Nivea có thể bôi mặt và cơ thể, nhưng bởi kết cấu dày và đặc nên chỉ dùng “chữa cháy” cho những vùng da nhỏ trên mặt bị khô, bong bóc trên mặt như chóp mũi, không nên bôi toàn bộ mặt.
Theo afamily.vn
5 loại kem dưỡng ẩm không làm tròn nhiệm vụ, dễ đẩy da bạn vào cảnh xuống cấp trầm trọng
Để bảo toàn nhan sắc thì chị em nên "né" 5 loại kem dưỡng ẩm sau đây. Theo lẽ thường tình, chăm chỉ thoa kem dưỡng ẩm sẽ giúp làn da của bạn luôn khỏe đẹp, ẩm mềm và mướt mát, chấp hết mọi điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Tuy vậy, vẫn có một số loại kem dưỡng ẩm không làm tròn nhiệm vụ, khiến da bạn xấu hơn, thậm chí là hại sức khỏe; bạn nên nhận diện ngay để bảo toàn làn da của mình nhé!
1. Kem dưỡng chứa dầu khoáng
Chất hóa dầu này thường xuất hiện trong các sản phẩm skincare, đặc biệt là kem dưỡng ẩm. Tuy nhiên, dầu khoáng lại chính là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da nổi mụn và gặp nhiều vấn đề khác. Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều các loại kem dưỡng ẩm không chứa dầu (oil-free), nếu da dễ nổi mụn thì đó mới chính là sự lựa chọn sáng suốt cho làn da của bạn.
2. Kem dưỡng chứa paraben
Paraben là một chất kháng khuẩn, kháng nấm và được sử dụng trong mỹ phẩm để bảo quản sản phẩm tốt hơn. Nhưng đây lại là chất vô cùng nguy hại bởi theo chuyên gia chuyên gia Tamerri Ater tại Los Angeles: "Chất bảo quản gây tranh cãi này có liên quan đến bệnh ung thư vú".
"Cách đơn giản nhất để nhận diện sự tồn tại của paraben trong kem dưỡng, chính là xem kỹ bảng thành phần, nếu có suffix paraben ở gần cuối; hay những cái tên như methylparaben, ethylparaben, propylparaben, butylparaben thì bạn nên tránh".
3. Kem dưỡng chứa cyclic silicone
"Silicone tạo độ mượt cho sản phẩm skincare, giúp da bạn trở nên mềm mịn như lụa sau khi bôi và thành phần này thường được tìm thấy trong kem dưỡng ẩm high-end", theo chuyên gia Ater. "Không phải loại silicone nào cũng xấu nhưng tốt nhất là bạn nên tránh thành phần cyclic silicone bởi nó không tốt cho sức khỏe và môi trường". Bên cạnh đó, silicone cũng là một trong những thành phần gây bít tắc lỗ chân lông, khiến da nổi mụn tùm lum.
4. Kem dưỡng chứa chất tạo màu
"Chất tạo màu nhân tạo thường được thêm vào các sản phẩm skincare để tạo hiệu ứng đẹp mắt nhưng chúng thực ra chẳng được tích sự gì. Thậm chí, thành phần này còn khiến da bị kích ứng", theo chuyên gia Alter.
5. Kem dưỡng chứa hương liệu nhân tạo
Bác sĩ da liễu cũng thường khuyên các chị em nên tránh xa kem dưỡng chứa hương liệu nhân tạo, lý do là bởi chúng dễ gây kích ứng, ngứa ngáy cho làn da và trong trường hợp bạn chưa biết, da dẻ thường xuyên bị kích ứng sẽ lão hóa cực nhanh. Tốt nhất, bạn hãy chọn kem dưỡng không mùi hoặc có hương thơm hoàn toàn tự nhiên nhé!
Theo afamily.vn
Nếu da quá nhạy cảm để dùng Retinol, bạn có thể chống lão hóa "chậm nhưng chắc" bằng thành phần này Đây là 1 sự thay thế nhẹ nhàng hơn nhiều. Nhắc đến các sản phẩm chống lão hóa, chị em sẽ nghĩ ngay đến những lọ serum, kem dưỡng có chứa thành phần thần thánh mang tên retinol (một dạng của Retinoid). Đúng, thành phần này có khả năng trẻ hóa làn da rất kỳ diệu; tuy nhiên, ngoài Retinol thì có 1...