5 loại củ quả không nên ăn phần vỏ bởi chúng dễ gây bệnh hoặc chứa độc tố, gây hại sức khoẻ
Nhiều người nghĩ rằng vỏ của trái cây và rau quả chứa nhiều chất dinh dưỡng nên ăn cả vỏ và phần thịt của rau quả. Tuy nhiên, 5 loại thực phẩm dưới đây có vỏ dễ gây bệnh hoặc chứa độc tố, nếu không bỏ vỏ mà cứ thế ăn sẽ gây hại cho sức khỏe.
Rau quả vốn là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe bởi nó cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau mà cơ thể con người cần. Vì quan niệm này nên nhiều người cũng nghĩ rằng vỏ của các loại trái cây, rau quả cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, nếu không ăn mà bỏ đi rất lãng phí. Do đó, họ thường ăn cả vỏ và phần thịt của rau quả.
Tuy nhiên, việc làm này không phải lúc nào cũng là một quyết định đúng đắn. Dưới đây là 5 loại thực phẩm có vỏ dễ gây bệnh hoặc chứa độc tố đừng nên ăn kẻo dễ bị ngộ độc, gây hại cho sức khỏe.
1. Vỏ khoai tây
Vỏ khoai tây có chứa glycoalkaloids, chất này khi ăn vào rồi tích lũy trong cơ thể, đến một lượng nhất định sẽ gây độc. Do không gây ngộ độc tức thì và không có triệu chứng rõ ràng, nên nhiều người vẫn tưởng rằng ăn vỏ khoai tây là không có vấn đề gì. Khi bị ngộ độc, người bệnh sẽ có biểu hiện da xanh xao, nhợt nhạt, sức khỏe kém.
Những củ khoai tây đã mọc mầm hoặc có vỏ xanh sẽ càng độc hại hơn, khi đó lượng chất độc được sản sinh trong khoai càng cao, do đó, tuyệt đối không nên ăn. Mặc dù việc gọt vỏ khoai có chút rắc rối nhưng để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, tốt nhất bạn vẫn nên làm công việc này khi tiêu thụ khoai tây.
2. Vỏ khoai lang
Ăn vỏ khoai lang sẽ hại gan, điều này là do vỏ khoai lang chứa quá nhiều chất kiềm, ăn nhiều sẽ gây khó chịu cho đường tiêu hóa. Đặc biệt, nếu vỏ của củ khoai có đốm nâu hoặc nâu đen, đồng nghĩa với việc củ khoai đã bị vi khuẩn đốm đen xâm nhập, sản sinh ra chất độc saponone và saponol dễ làm tổn thương gan, gây ngộ độc.
Video đang HOT
Do đó, dù tiếc đến mấy bạn cũng nên gọt bỏ vỏ khoai lang, nếu phát hiện vỏ khoai có đốm nâu hoặc nâu đen thì không nên ăn nữa.
3. Vỏ khoai mỡ
Cũng tương tự như vỏ khoai lang, việc ăn vỏ khoai mỡ có thể dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu và tiêu chảy.
4. Vỏ quả hồng
Vỏ của quả hồng làm đau dạ dày. Điều này là do khi quả hồng còn non, axit tannic tập trung chủ yếu ở phần thịt quả, khi quả chín, axit tannic sẽ tập trung chủ yếu ở phần vỏ. Chất độc này khi xâm nhập vào dạ dày, sẽ tạo ra một hóa chất kết hợp với protein trong thực phẩm, tạo ra những cục u lớn nhỏ, gọi là sạn trái hồng trong dạ dày, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Do đó, bạn tuyệt đối không nên ăn quả hồng còn xanh. Khi ăn hồng chín, hãy rửa sạch rồi gọt bỏ vỏ.
5. Vỏ bạch quả
Vỏ bạch quả chứa các chất độc hại như ginkgo acid, hydrogenated ginkgo acid, hydrogenated ginkgo acid và ginkgo alcohol. Sau khi vào cơ thể người, các chất này sẽ làm tổn thương hệ thần kinh trung ương và dễ gây ngộ độc.
Vì vậy, đừng dại dột mà ăn bạch quả cả vỏ nhé.
Những thứ đại kỵ với bưởi, ăn cùng lúc sẽ rất độc hại
Bưởi là loại quả dễ ăn nhưng có những thứ lại rất kỵ với bưởi, bạn quyết không được ăn nếu không sẽ rất hại sức khỏe.
Dịp Tết Trung thư sắp tới, ngoài món bánh trung thu thì bưởi cũng là loại quả không thể thiếu và được nhiều người yêu thích. Bưởi giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, kali, magiê, và chất xơ. Mặc dù các loại vi chất kể trên không phải là một yếu tố dinh dưỡng khổng lồ, nhưng trong quả bưởi cũng chứa hàm lượng rất cao, đủ cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể bạn.
Tuy nhiên bưởi rất dễ tương tác với thuốc. Bác sĩ Hu Songlin, Giám đốc Khoa Nội tại Bệnh viện Trực thuộc Tân Trúc thuộc Đại học Y Trung Quốc, chỉ ra rằng bưởi có chứa thành phần furanocoumarines có thể tương tác với một số loại thuốc, gây phản ứng có hại hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
Bưởi có chứa furanocoumarines có thể tương tác với một số loại thuốc, gây phản ứng có hại. (Ảnh minh họa)
Thông thường, thuốc (uống) được hấp thu ở ruột non, đi qua tĩnh mạch cửa vào gan, sau đó theo máu đi khắp cơ thể. Ngay tại lớp tế bào biểu bì của ruột non, một phần thuốc được chuyển hoá thành những chất khác, để rồi bị loại bỏ ra khỏi cơ thể như một hình thức giải độc. Gan cũng có chức năng chuyển hoá để giải độc tương tự, nếu cần. Như vậy, lượng thuốc thực sự đi vào máu để trị bệnh bị sụt giảm so với lượng thuốc chúng ta uống vào.
Việc chuyển hoá giải độc này xảy ra với sự xúc tác của các enzyme có tên là CYPs. Tức là do enzyme CYPs này mà nồng độ thuốc trong máu giảm xuống. Các loại thuốc khi được thử lâm sàng, cũng dựa vào mức thuốc còn lại trong máu.
Tuy nhiên, trong bưởi lại có các hợp chất furanocoumarines làm ức chế hoạt động của enzyme CYPs. Do đó, việc chuyển hoá giải độc để loại thải bị hạn chế. Hậu quả là nồng độ thuốc trong máu tăng cao so với dự tính và gây ra các phản ứng phụ bất lợi cho sức khoẻ, tương tự như dùng quá liều thuốc. Chẳng hạn như nếu đang dùng một loại thuốc hạ cholesterol, nếu có hiện diện của nước ép bưởi, nồng độ thuốc này trong máu sẽ cao hơn và có thể gây ra sự rối loạn cơ, tổn thương gan
Hơn nữa, nếu một thuốc được hấp thu nhanh hơn mong đợi, có nghĩa là thuốc ấy sẽ tăng tác động. Ví dụ như thuốc dùng để hạ huyết áp có thể sẽ làm hạ huyết áp quá mức.
Khi bạn đang dùng thuốc tim mạch, thuốc hạ lipid máu, thuốc ngủ, thuốc chống động kinh thì nên tránh dùng bưởi trong vòng 24 tiếng. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ Hu Songlin đã liệt kê những loại thuốc sau đây, nếu đang dùng, bạn nên tránh ăn bưởi càng nhiều càng tốt hoặc hỏi ý kiến bác sĩ chuyên môn:
1. Thuốc hạ lipid máu: Atorvastatin, Lovastatin, Simvastatin
2. Thuốc hạ huyết áp: Đa số các loại thuốc cao huyết áp đều không bị ảnh hưởng do ăn bưởi. Tuy nhiên, vài loại thuốc huyết áp sau đây bị ảnh hưởng: Felodipine, Nifedipine (Procardia), Losartan (Cozaar), Eplerenone (Inspra). Hậu quả là không kiểm soát được mức huyết áp mong muốn, tuỳ thuộc vào cơ chế hạ huyết áp của thuốc.
3. Thuốc ngủ: Diazepam, Midazolam, Triazolam, Buspirone
4. Thuốc chống loạn nhịp tim: Amiodarone, Quinidine
5. Thuốc ức chế miễn dịch: Cyclosporine, sirolimus, tacrolimus.
6. Thuốc chống động kinh: Carbamazepine
7. Thuốc kháng sinh: Bao gồm những tên thuốc như clarithromycin, erythromycin, troleandomycin.
Bác sĩ Hu Songlin cũng nhắc nhở rằng nước ép bưởi hay bưởi đều có thể tác động tới thuốc. Tác động này có thể kéo dài tới 24 giờ. Không giống như những dạng tương tác thuốc khác vốn có thể tránh được bằng cách sử dụng 2 tác nhân có thể gây ra sự tương tác thuốc cách nhau vài giờ. Đối với nước bưởi này thì khoảng cách thời gian từ khi uống nước bưởi cho đến khi sử dụng các loại dược phẩm (vốn có sự tương tác với nước bưởi) phải trên 24 giờ.
Tóm lại là nước ép bưởi và bưởi có thành phần tương tự nhau, khi bạn đang dùng thuốc tim mạch, thuốc hạ lipid máu, thuốc ngủ, thuốc chống động kinh thì nên tránh dùng bưởi trong vòng 24 tiếng.
Hạ sốt đúng cách cho bệnh nhân sốt xuất huyết Khi trẻ sốt xuất huyết, cha mẹ tuyệt đối không cho con sử dụng Ibuprofen để hạ sốt, vì loại thuốc này có thể gây xuất huyết tiêu hóa. Bệnh nhân sốt xuất huyết cũng cần chú ý đến liều lượng Paracetamol, tránh gây tổn thương gan. Trẻ sốt xuất huyết được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: BVCC Không...