5 loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm rất dễ lây lan qua các bữa ăn chung, các gia đình cần phải chú ý
Việc gắp chung một đĩa thức ăn hay chấm chung một bát nước mắm ở các gia đình Việt là điều vô cùng quen thuộc. Tuy nhiên, cách ăn uống này lại tiềm ẩn rủi ro nhất định bởi vì có những loại bệnh rất dễ lây truyền qua các bữa ăn chung.
Chắc hẳn đã có nhiều người từng nghe nói rằng, virus viêm gan B lây lan qua đường ăn uống. Nhưng thực tế thì có 3 con đường truyền nhiễm virus viêm gan B, đó là qua đường máu, dịch cơ thể và từ mẹ sang con.
Viêm gan B không lây nhiễm qua đường ăn uống, tuy nhiên có 5 loại bệnh nguy hiểm khác rất dễ lây lan qua con đường này.
1. Bệnh dạ dày
Nói đến bệnh dạ dày thì phải kể đến vi khuẩn HP. Vi khuẩn HP sống trong dạ dày và liên quan mật thiết đến bệnh dạ dày hay cả ung thư dạ dày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tất cả người bị nhiễm vi khuẩn HP đều bị viêm dạ dày thể hoạt động mãn tính.
Bởi vì thói quen ăn cơm chung, dùng đũa của mỗi người sẽ làm tỷ lệ nhiễm vi khuẩn HP tăng lên tới 56%. Nếu bạn hôn hoặc ăn cùng người nhiễm vi khuẩn HP, bạn cũng có thể bị lây nhiễm. Ngoài ra, việc cha mẹ sử dụng bộ đồ ăn không sạch sẽ hoặc mớm cơm cho trẻ cũng sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn ở trẻ.
Vì vậy, muốn phòng tránh vi khuẩn HP, bạn cần tránh ăn uống ở các quán ven đường, những nơi không hợp vệ sinh; sử dụng đũa công cộng để gắp, lấy thức ăn. Bên cạnh đó, ăn nhạt và ăn nhiều hoa quả sẽ nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.
2. Bệnh tả
Bệnh tả là một bệnh truyền nhiễm đường ruột phổ biến, do vi khuẩn vibrio cholerae gây nên.
Bệnh tả chủ yếu lây qua đường miệng, có thể bị lây nhiễm khi uống nước bị nhiễm vi khuẩn của bệnh nhân tả, hay ăn đồ ăn sống nhiễm vi khuẩn, tiếp xúc với đồ vật bị dính phân và nước tiểu của bệnh nhân tả. Bên cạnh đó, ăn uống chung bữa cơm với bệnh nhân tả cũng có thể khiến bản thân bị lây nhiễm.
Video đang HOT
Bệnh nhân tả sẽ bị tiêu chảy nhiều lần trong ngày, nếu không điều trị kịp thời có thể mất nước nặng và nguy hiểm đến tính mạng.
Để đề phòng bệnh tả lây truyền qua đường miệng, cần rửa tay trước và sau bữa ăn; tách riêng thức ăn sống và chín; nấu chín hải sản. Ngoài ra không nên uống nước lã, ăn thức ăn ôi thiu; thường xuyên khử trùng bộ đồ ăn và đồ dùng sinh hoạt.
Bệnh thương hàn là một bệnh truyền nhiễm đường ruột cấp tính, nhiễm khuẩn toàn thân do trực khuẩn salmonella gây nên. Bệnh có khả năng lây lan mạnh, lây từ người sang người qua đường ăn uống hoặc tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm khuẩn. Vì vậy, ăn chung bữa với người nhiễm bệnh cũng rất dễ khiến bản thân bị lây bệnh.
Biện pháp đầu tiên để phòng bệnh là tiêm vắc xin. Ngoài ra, chú ý vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên, ăn chín uống sôi, giữ gìn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Một khi triệu chứng của thương hàn xảy ra như sốt dai dẳng, đầy bụng, tiêu chảy, xuất hiện nốt ban đỏ trên da thì hãy đi khám ngay.
4. Bệnh kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ tương đối phổ biến và là bệnh nhiễm trùng đường ruột gây ra tiêu chảy nghiêm trọng. Bệnh thường lây lan do vệ sinh kém. Bệnh lây chủ yếu qua tiếp xúc cơ học hàng ngày qua tay, nguồn nước và thức ăn.
Người bị bệnh không vệ sinh sạch sẽ chạm vào các đồ dùng vật dụng, rồi người không mang bệnh chạm tay vào những thứ đó, cho lên miệng thì cũng gây lây nhiễm bệnh kiết lỵ. Cho nên, dùng chung bữa với người bệnh kiết lỵ cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Thời gian ủ bệnh hầu hết từ 1-3 ngày. Biểu hiện lâm sàng là đau bụng, tiêu chảy, có mủ nhầy và máu lẫn trong phân.
5. Viêm gan A và E
Viêm gan A là do virus viêm gan A (HAV) và viêm gan E là do virus viêm gan E (HEV) gây nên. Triệu chứng của hai bệnh này giống nhau, chủ yếu là buồn nôn, nôn, mệt mỏi, sốt và tiêu chảy.
Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Virus gây bệnh được tìm thấy nhiều nhất ở phân, nước tiểu và nước bọt của người bệnh. Ăn thực phẩm nhiễm virus, thực phẩm sống chưa nấu chín, bị ô nhiễm cũng rất dễ bị nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, đối với virus viêm gan A, ăn thức ăn được chế biến bởi người nhiễm không rửa tay kỹ sau khi đi vệ sinh hay tiếp xúc thường xuyên với người bị nhiễm cũng sẽ khiến bản thân bị nhiễm virus.
Hé lộ '4 không, 3 phải làm' để 'bồi bổ' cho dạ dày, hết những cơn đau, viêm khó chịu
Nếu thực hiện được những điều này, viêm dạ dày của bạn sẽ giảm.
Không ăn cay
Mặc dù ăn cay có thể tăng cường vị giác, tạo thêm cảm giác ngon miệng. Nhưng ăn cay không tốt cho sức khỏe của người đau dạ dày. Bởi, khi đồ cay vào cơ thể dẫn đến niêm mạc của dạ dày bị ảnh hưởng. Vì vậy, người đau dạ dày cần giảm ăn đồ cay. Nếu không thực hiện điều này thì niêm mạc dạ dày sẽ bị tổn thương, bệnh tình nặng thêm.
Không uống rượu
Hút thuốc lá hay uống rượu đều không tốt cho sức khỏe. Uống rượu có thể tác động trực tiếp đến niêm mạc dạ dày. Nếu uống liên tục trong thời gian dài làm mất cân bằng axit dịch vị gây trầm trọng thêm bệnh lý về dạ dày. Vì vậy người bị bệnh dạ dày không nên uống rượu.
Không ăn đồ ăn thừa qua đêm
Nhiều người có thói quen ăn đồ ăn thừa qua đêm vì tiếc. Sáng hôm sau tỉnh dậy thường hâm lại để ăn cứ tưởng tiết kiệm, nhưng đây là thói quen không tốt. Vì đồ ăn thừa không dễ tiêu hóa, dễ bị thủy phân bởi dạ dày. Khi đó, dạ dày sẽ khó tiêu hóa thức ăn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Không ăn đồ chưa nấu chín
Thực phẩm không đảm bảo chất lượng, kém vệ sinh là nguồn chứa nhiều vi khuẩn. Khi ăn các đồ ăn này vào sẽ dẫn đến đau dạ dày, chướng bụng, tổn thương niêm mạc dạ dày. Nếu ăn các đồ ăn chưa được nấu chín, đồ ăn sống cũng dễ nhiễm các khuẩn Hp gây viêm dạ dày. Cho nên, bạn cần tránh ăn các đồ ăn chưa nấu chín, đồ ăn sống mà ăn chín, uống sôi.
Ba điều nên làm để "bồi bổ" dạ dày
Chế độ ăn uống hợp lý
Cuộc sống hiện đại với vô số những công việc bận rộn dẫn đến quên đi chăm sóc cơ thể. Vì lý do này mà không ít người quên cả ăn, lo làm việc, ăn sai giờ dẫn đến ảnh hưởng dạ dày và tiêu hóa. Khi cơ thể không được ăn đúng giờ, dịch vị trong dạ dày tiết ra nhiều, khiến cho niêm mạc dạ dày bị bào mòn, lâu dần dẫn đến viêm, loét.
Nhai kỹ hơn
Cuộc sống hiện đại bận rộn khiến cho việc ăn uống thay đổi, một trong số đó là thói quen ăn quá nhanh, quên nhai. Nhưng bạn không hiểu rằng không nhai đồ ăn tức là đồ ăn vào dạ dày, mất thời gian co bóp nhiều hơn, dạ dày phải làm việc nhiều hơn. Vì vậy, bạn cần nhai đồ ăn thật kỹ trước khi nuốt để tránh gánh nặng cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
Ăn đồ ăn nhiều chất xơ
Đồ ăn nhiều chất xơ có trong rau, củ, quả. Những đồ ăn này tốt cho tiêu hóa, có thể hỗ trợ nhu động ruột, giảm tích tụ đồ ăn trong dạ dày, giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa trong quá trình tiêu hóa đồ ăn.
Tác dụng của dầu tràm? Dùng tinh dầu tràm như thế nào? Dầu tràm có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh và làm đẹp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng tinh dầu tràm để đạt được những lợi ích tốt nhất. Dầu tràm được chưng cất từ lá của thân cây gỗ Melaleuca leucadendra, tràm cajuputi, và có thể là các loại tràm khác. Tinh dầu tràm được lấy từ...