5 loại bệnh phụ khoa hay mắc và cách phòng tránh
Viêm nhiễm phụ khoa nếu không được phát hiện sớm, kịp thời thì rất nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản của chị em.
Là phụ nữ, lại là phụ nữ đã từng quan hệ tình dục thì hầu như ai cũng một lần bị mắc bệnh phụ khoa. Đó là: viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… Để hạn chế và phòng tránh, bạn cần làm gì?
Biểu hiện và nguyên nhân mắc bệnh phụ khoa:
Viêm nhiễm phụ khoa nếu không được phát hiện sớm, kịp thời thì rất nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản của chị em. Đó là xảy thai, thai dị dạng, khó có thai, unng thư cổ tử cung…Khi bị viêm phụ khoa, chị em thường có những biểu hiện: Âm đạo tiết dịch bất thường thậm chi chảy máu, âm đao, âm hộ ngứa, sưng. Đau buốt khi đi tiểu
Biểu hiện cụ thể :
- Khí hư không bình thường: khí hư ra nhiều, có màu xanh, màu vàng. Khí hư có mùi tanh hôi
- Âm đạo, âm hộ ngứa, đau rát và có những mụn lở loét.
- Đi tiểu khó và đau rát vùng kín mỗi khi quan hệ
Nguyên nhân chính:
Do thói quen, lối sống sinh hoạt hằng ngày của phụ nữ. Đó là việc vệ sinh vùng kín chưa đúng, không an toàn, thậm chí sạch sẽ quá, thụt rử mạnh cũng khiến bị viêm phụ khoa.
Phụ nữ bị các bệnh phải dùng thuốc gây tác dụng phụ, thực hiện hủ thuật về sinh sản không an toàn… cũng là nguyên nhân chính gây viêm nhiễm phụ khoa.
Viêm nhiễm phụ khoa nếu không được phát hiện sớm, kịp thời thì rất nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản của chị em.
Các bệnh phụ khoa hay gặp
Video đang HOT
Viêm âm đạo
Bệnh nhân bị đái buốt, mủ chảy ra từ niệu đạo, từ cổ tử cung mủ màu vàng đặc hoặc vàng xanh số lượng nhiều, mùi hôi gay khó chịu .Khi giao hợp bị đau, rát. Khi khám có thể thấy lỗ niệu đạo đỏ, có mủ từ trong chảy ra hoặc có khi chỉ có dịch đục.
Viêm lộ tuyến tử cung
Đây là tình trạng phần lộ tuyến bị viêm nhiễm. Biểu hiện là tăng tiết dịch gây ngứa, chảy máu khi giao hợp.
Nguyên nhân là do phần lộ tuyến ra bên ngoài vẫn thực hiện chức năng tiết bình thường, làm cho âm đạo luôn ẩm ướt, mất cân bằng pH, tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển và gây ra viêm nhiễm.
Việc bị viêm lộ tuyến tử cung sẽ để lại hậu qua nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Đó là bệnh nhân sẽ bị :hiếm muộn, vô sinh, ung thư cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, viêm tiểu khung, lãnh cảm…
Viêm tắc vòi trứng
Khi bị viêm tắc vòi trứng chị em sẽ thấy: kinh nguyệt thất thường. Nếu vòi trứng gặp vấn đề cũng khiến hoạt động của buồng trứng bị ảnh hưởng dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bất thường. Máu kinh có tháng nhiều, tháng ít.
Bụng có cảm giác khó chịu, cứng. các cơn đau hầu hết xuất hiện ở vùng bụng dưới sau đó lan rộng ra khắp ổ bụng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra có các dấu hiệu khác như khí hư bất thường, đau khi quan hệ tình dục.
Tắc voi trứng là nguyên nhân hằng đầu gây hiếm muộn, vô sinh ở phụ nữ. Vì thế cần phải phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Viêm nội mạc tử cung
Lúc này rất có thể bạn bị đau bụng, khí hư bất thường, đau bụng dưới không rõ nguyên nhân. Biến chứng nguy hiểm là viêm phần phụ gây dính, tắc vòi trứng nhiễm khuẩn huyết, dính tử cung. Nghiêm trọng nhất là vô sinh.
Nguyên nhân chủ yếu thường do can thiệp thủ thuật không đúng cách như nạo hút thai, hậu phẫu, đặt dụng cụ tử cung không vô trùng…
U xơ tử cung
Biểu hiện của bệnh là rong kinh, bí tiểu, thiếu máu. Nguyên nhân bị u xơ tử cung có thể do béo phì, dậy thì sớm, hiếm muộn…
Khám phụ khoa định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Cách phòng tránh mắc bệnh phụ khoa
Vệ sinh vùng kín đúng cách, sạch sẽ, lau và thấm khô bằng khăn mềm.
Trong thời kỳ kinh nguyệt, nên thay băng vệ sinh 2 – 3h/lần. tránh mặc quần lót quá dầy, bí.
Bạn có thể vệ sinh vùng tam giác bằng nước ấm hoặc dung dịch vệ sinh phụ nữ, nhớ lau rửa nhẹ nhàng, không thụt rửa.
Khám phụ khoa định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Quan hệ tình dục an toàn, tốt nhất nên sử dụng bao cao su khi giao hợp.
Màu sắc dịch âm đạo cho biết bạn mắc bệnh gì?
Dịch âm đạo hay còn gọi là huyết trắng, khí hư. Dịch âm đạo đánh dấu sự phát triển và hoạt động của cơ quan sinh dục nữ, khi xuất hiện từ tuổi dậy thì và giảm dần ở thời kỳ mãn kinh.
Nhận biết dấu hiệu bệnh lý qua màu sắc dịch âm đạo
Dịch âm đạo bình thường có màu trắng, dai, không mùi hoặc hơi tanh. Lượng dịch âm đạo ở mỗi người khác nhau dựa vào nồng độ nội tiết tố nữ và giảm dần theo độ tuổi. Các biểu hiện của dịch âm đạo cũng là các dấu hiệu chỉ điểm bệnh lý đường sinh dục.
Thế nào là dịch âm đạo bình thường
Dịch âm đạo bình thường có màu trắng trong, có thể hơi ngả vàng. Số lượng và tính chất của dịch âm đạo thay đổi tùy theo từng giai đoạn trong chu kỳ kinh nguyệt.
Ở giai đoạn trước và sau khi trứng rụng, dịch âm đạo thường ít và không dai. Ở thời điểm rụng trứng, dịch âm đạo thường nhiều, loãng và dai. Ngoài việc giữ ẩm cho âm đạo, dịch âm đạo còn có chức năng tạo điều kiện thuận lợi cho tinh trùng vào tử cung khi có trứng rụng, hoặc cản trở việc thâm nhập đó khi không có trứng đợi tinh trùng.
Dịch âm đạo được hình thành do tác dụng của nội tiết tố sinh sản nữ estrogen. Ở các bé gái, bộ máy sinh dục chưa phát triển đầy đủ, nhìn chung trong âm đạo không có nội tiết nên không có dịch âm đạo. Bước vào tuổi dậy thì, buồng trứng dần dần phát triển và tiết ra chất kích thích khiến bộ máy sinh dục sản sinh ra các chất nội tiết, vì thế mới có dịch âm đạo.
Đến tuổi trưởng thành, buồng trứng phát triển hoàn thiện, hàng tháng điều tiết ra estrogen và progesteron, vì thế lượng dịch âm đạo xuất hiện và thay đổi theo chu kỳ, tùy thuộc hàm lượng của estrogen nhiều hay ít. Sau khi hết đợt hành kinh, bạn có thể thấy khô ở cửa mình, không có dịch tiết.
Dịch âm đạo bất thường có thể do 1 số bệnh gây ra.
Biểu hiện của dịch âm đạo bệnh lý
Dịch âm đạo bất thường thường do 1 số bệnh gây ra như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm buống trứng...
- Dịch âm đạo trong: Dịch trong, trắng, nhầy dính, có khi loãng như nước, không hôi. Nguyên nhân do u xơ tử cung, polip cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung do cường estrogen.
- Dịch âm đạo vàng: Dịch trong, trắng, loãng có váng như sữa. Nguyên nhân thường do rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật.
- Dịch âm đạo đục: Dịch đặc, hôi và nhiều, thường có màu vàng và xanh, có bọt hay không phụ thuộc tác nhân gây bệnh. Nguyên nhân do virus, vi khuẩn, kí sinh trùng.
Tất cả các dạng trên của dịch âm đạo đều là biểu hiện của bệnh lý đường sinh dục, cần phát hiện và điều trị kịp thời, nếu để lâu sẽ dẫn tới những viêm nhiễm nặng hơn và có thể gây vô sinh ở các bạn nữ.
Phòng ngừa bệnh do dịch âm đạo
Môi trường ẩm ướt mà dịch âm đạo tạo ra là một điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển nếu không được vệ sinh sạch sẽ. Chính vì vậy, các bạn nữ cần giữ gìn vệ sinh bộ phận sinh dục của mình hàng ngày. Nên chọn loại quần lót thấm ẩm, thoáng mát, nên thay quần lót tối thiểu mỗi ngày 1 lần. Mỗi lần thay, rửa sạch bằng nước sạch hoặc có pha một chút muối trắng hoặc nước lá chè xanh rồi lau khô. Cần chú ý để phân biệt đâu là dịch âm đạo sinh lý và đâu là dịch âm đạo bệnh lý. Việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ sẽ tạo nên một môi trường sạch, vi khuẩn không thể xâm nhập vào gây bệnh được.
Cần có chế độ ăn uống hợp lý ăn các loại thức ăn như rau xanh. Bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất để cung cấp cho cơ thể đủ canxi. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên thường xuyên vận động, luyện tập thể dục thể thao. Thường xuyên đi khám phụ khoa 6 tháng/ lần để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
Rong kinh Khó chịu và nguy hiểm! Rong kinh là khi kinh nguyệt ra nhiều, cần thay băng liên tục mỗi giờ. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi với những nguyên nhân khác nhau. Rong kinh do nhiều nguyên nhân khác nhau Biểu hiện khi bị rong kinh Ở phụ nữ bình thường, tuổi bắt đầu có kinh là khoảng 12-16 tuổi. Chu kỳ kinh...