5 loại bánh đặc sản miền Bắc làm mua quà ai cũng mê
Không chỉ nổi tiếng với những món mặn đậm đà hương vị, nhiều tỉnh miền Bắc còn tự hào sở hữu các loại bánh ngọt thơm ngon.
Cùng khám phá 5 đặc sản truyền thống nổi tiếng miền Bắc dưới đây nhé!
Bánh cốm – Hà Nội
Bánh cốm được coi là món ăn biểu tượng của Hà Nội, đặc biệt là mỗi dịp thu về. Bánh cốm có vỏ được làm từ cốm tươi, nhân bánh có thêm đỗ xanh, dừa và mứt bí hoặc mứt sen. Với hương vị ngọt thanh, thơm phức của cốm và dừa, đây là món bánh đậm vị Hà Thành mà bất cứ du khách nào cũng muốn mua về làm quà.
Bánh xu xuê – Bắc Ninh
Bánh xu xuê hay còn được biết đến với tên gọi bánh phu thê, xuất phát từ làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Bánh xu xuê xưa kia được bọc trong lá chuối, vỏ bánh mềm mại, màu sắc tự nhiên, kết hợp vị ngọt của đỗ xanh, cùng chút cùi dừa và hạt sen cho hương vị hoàn hảo. Ngày nay, bánh được gói đơn giản hơn với nhiều màu sắc bắt mắt. Bánh xu xuê thường được chọn làm quà trong lễ ăn hỏi, mang ý nghĩa về sự hòa hợp và chúc mừng hạnh phúc đôi lứa.
Bánh đậu xanh – Hải Dương
Nhắc tới bánh đậu xanh, người dân miền Bắc sẽ nhớ ngay tới mảnh đất Hải Dương. Bánh được làm từ bột đậu xanh, tạo hình thành những khối vuông màu vàng đặc trưng, kết hợp với vị ngọt đậm đà, béo ngậy thơm mềm, thích hợp cho mọi lứa tuổi. Vì có độ ngọt cao nên bánh thường được sử dùng kèm với nước trà, sẽ cho hương vị cân bằng hơn.
Bánh nhãn – Nam Định
Bánh nhãn là một loại bánh đặc sản miền Bắc nổi tiếng tại vùng đất Hải Hậu (Nam Định). Bánh nhãn nơi đây có truyền thống từ ngàn đời với vị ngọt đặc trưng và hương thơm thoang thoảng. Bánh nhãn Hải Hậu là sự kết hợp tinh tế từ bột nếp cái hoa vàng, trứng gà và đường kính, tạo thành hình tròn xốp giống quả nhãn.
Bánh bò – Cao Bằng
Ở mỗi vùng miền, món bánh bò sẽ có những điểm khác biệt về nguyên liệu, cách chế biến và cả màu sắc, hương vị. Từ xa xưa, món bánh bò luôn được xem là món ăn dân dã gắn liền với tuổi thơ của biết bao người con Cao Bằng.
Loại bánh này có màu vàng mật ong tơi xốp, tan nhẹ khi đưa vào miệng, không ngấy mà chỉ ngòn ngọt nơi đầu lưỡi. Vị bánh bò thanh tao trở thành hương vị rất riêng, không thể thiếu ở ẩm thực góc chợ phiên vùng cao.
Trên đây là những loại bánh ngọt đặc sản của các tỉnh miền Bắc. Nếu có dịp ghé qua những địa danh này, đừng quên mua về làm quà nhé!
Gợi ý mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 đẹp mắt nhưng dễ làm, chị em thử ngay!
Các món ăn trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 vừa ngon lại không quá khó làm như thế này chắc chắn rất thích hợp để thử.
Video đang HOT
Rằm tháng 7 Âm lịch hàng năm (15/7 âm) là Lễ Vu Lan, hay còn được gọi là Tết Trung Nguyên. Lễ Vu Lan hay Tết Trung Nguyên vốn có nguồn gốc từ đạo Phật với sự tích bồ tát Mục Kiều Liên cứu mẹ khỏi kiếp ngạ quỷ, đói khổ triền miên. Bên cạnh đó, Rằm tháng 7 cũng trùng với lễ cúng cô hồn (hay còn được gọi là lễ cúng chúng sinh/xá tội vong nhân) theo quan điểm dân gian.
Mặc dù 2 lễ này cúng trùng ngày Rằm tháng 7 nhưng nó hoàn toàn khác nhau, không nên nhầm lẫn. Cúng Vu Lan là để báo hiếu tổ tiên 7 đời, tưởng nhớ đến những người thân đã mất. Còn cúng cô hồn (chúng sinh) là có mục đích bố thí, làm phúc cho những vong hồn lang thang, không được ai thờ cúng.
Năm nay, rằm Tháng 7 rơi vào cuối tuần chính vì thế các gia đình sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị cỗ hơn. Nếu gia đình nào muốn làm mâm cỗ mặn cúng Rằm tháng 7 thì có thể tham khảo mâm cỗ nhà chị Vũ Thu Hương (Hà Nội) dưới đây:
Phần lễ chị Hương chuẩn bị như sau:
- Bánh trung thu.
- Trà hoa sen.
- Chè cốm hạt sen dừa non.
- Bánh cốm.
- Quả thị thơm.
- Chùm cau lại buồng.
Mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 là mâm cỗ mặn này gồm các món:
- Nem công.
- Chả phượng (chả quế).
- Gà luộc cánh tiên.
- Xôi hoa sen.
- Chim quay ngũ vị.
- Tôm sú hấp sả bia.
- Nộm đu đủ bò khô.
- Canh măng sườn móng.
- Canh bóng thập cẩm.
- Bò xào lúc lắc.
- Bánh bao hoa sen.
Cách làm một vài món ăn trong mâm cỗ cúng Rằm tháng 7 là cỗ mặn này.
1. Nem công
Nguyên liệu: Nạc vai, tôm nõn, bề bề bóc vỏ, mộc nhĩ, nấm hương, hành tây, cà rốt, miến, trứng gà, hành lá, rau mùi, tiêu, nước mắm, bánh đa nem.
Sơ chế nguyên liệu:
Rửa sạch tôm nõn, bề bề để ráo đun một nồi nước sôi thả tôm nõn bề bề vào chần sơ qua nước sôi rồi vớt ra để ráo. Phi hành mỡ thơm rồi cho phần tôm bề bề vào đảo đến khi chín.
Thịt nạc vai đã xay trộn cùng 3 quả trứng gà cho đều rồi để riêng ra một bát.
Phần mọc nhĩ, nấm hương, miến ngâm mềm rửa sạch thái hoặc xay nhỏ. Rau mùi, hành lá, cà rốt, hành tây rửa sạch thái nhỏ. Trộn đều phần nguyên liệu trên, rồi đổ bát hỗn hợp thịt trứng đã chuẩn bị sẵn vào, tiếp tục lần lượt cho hạt tiêu nước mắm vào và trộn đều.
Lưu ý: Có thể đem cất nhân trong tủ lạnh khoảng 30 phút trước khi gói nem khi đó nguyên liệu được kết dính vào nhau gói sẽ dễ dàng hơn.
Phần vỏ bánh đa nem muốn giòn bạn hãy phết một lớp bia ở ngoài, để làm cho vỏ bánh mềm dẻo dễ gói hơn nữa.
Lần lượt cho phần nhân nem vào bánh đa, sau đó xếp tôm và bề bề để ở trên nhân rồi gói lại. Mỗi chiếc nem gói bằng 2 lá bánh đa cho vỏ càng giòn.
Sau khi gói xong thì bắt tay vào rán nem. Đun nóng nhiều dầu ăn trong chảo, cho từng cái nem vào rán, khi nào mặt dưới vàng giòn thì lật nem. Rán cho đến khi mặt còn lại cũng chín, vàng giòn là xong.
2. Chả phượng
Chả quế mua sẵn, cắt miếng dài vừa và mỏng. Sau đó xếp lên đĩa với đầu phượng được tỉa là cà rốt.
3. Gà luộc cánh tiên
Chuẩn bị:
- Gà trống ta tơ: Khoảng 1.5kg - 1.8kg
- Gừng, hành khô, mỡ gà đã rán chín, ít nghệ tươi.
Cách làm:
- Bạn có thể nhờ người bán hàng mổ luôn gà và mổ moi cho đẹp. Sau đó đem gà về rửa sạch với muối. Nhờ chà xát nhẹ nếu không làm rách da gà rồi rửa lại với nước lạnh. Sau đó để gà trên rổ cho ráo nước.
- Nên buộc chéo cánh gà cho đẹp. Cách buộc không khó: Dựng đứng phần cổ gà lên rồi ép nó về phía lưng gà. Đan chéo 2 cánh gà về phía trước sao cho phần khớp chạm nhau sau đó phải dùng dùng dây để buộc cố định lại cánh gà. Bạn có thể chọn dây dù hoặc dây len để buộc. Tiếp theo, bạn dùng dao khứa nhẹ 1 đường ở phần khuỷu chân gà rồi bẻ quặt vào bụng hoặc cho lên lưng. Như vậy, lúc này con gà đã có dáng rất đẹp và tự nhiên.
Cách luộc gà đẹp, không nứt da:
Chuẩn bị một chiếc nồi vừa với kích cỡ của con gà sau đó cho gà vào nồi, đổ nước lạnh ngập thân gà. Lưu ý tránh dùng nước nóng để luộc gà vì làm như vậy gà sẽ bị nứt da, thịt khô không ngon.
Lưu ý, khi luộc nên úp phần bụng gà xuống dưới, phần lưng hướng lên trên, làm như vậy nước sẽ ngập hết phần đùi gà, làm gà chín nhanh và đều hơn. Úp gà xuống dáng gà cúng cũng sẽ đều và cân đối hơn.
Cho nồi gà lên bếp, bật lửa, đun cho đến khi sôi thì hạ lửa xuống, để sôi lăn tăn, không để sôi sùng sục làm gà bị nứt da. Thỉnh thoảng hớt bọt, để như vậy khoảng 7-8 phút.
Lúc này nướng 1 củ gừng, 1 củ hành, đập dập rồi thả vào nồi nước luộc gà rồi luộc tiếp 5 phút nếu là gà non để cúng, 10 phút với gà luộc để ăn.
Tắt bếp, đậy vung, ngâm gà trong nước thêm 5 phút (để kiểm tra xem gà chín chưa có thể dùng đầu đũa hoặc tăm nhọn chọc vào gà, nếu đũa/tăm đâm xuyên dễ dàng, nước ứa ra không có màu đỏ là đã chín) sau đó vớt gà ra để ráo nước.
Lưu ý: Thời gian luộc gà tùy theo cân nặng, bạn sẽ phải ước lượng thời gian luộc phù hợp với con gà.
Tạo màu vàng cho da gà:
Giã nát củ nghệ rồi vắt lấy nước trộn mỡ gà đã rán vàng. Khi thấy gà đã ráo nước thì quét một lớp hỗn hợp này dàn đều lên phần da gà khi đã ráo nước. Làm như vậy, gà luộc sẽ trông thật vàng ươm, bóng bẩy và căng mượt nhìn thật hấp dẫn. Không nên cho quá nhiều nghệ sẽ làm ảnh hưởng tới hương vị của gà luộc. Sau đó tháo dây buộc gà rồi bày lên mâm cỗ cúng.
4. Bò xào lúc lắc
Chuẩn bị: 250g thịt bò, 1/2 quả ớt chuông vàng, 1/2 quả ớt chuông xanh, 1/2 quả ớt chuông đỏ, tỏi, dầu ăn, bột canh, gừng.
Thịt bò rửa sạch thái miếng vuông bằng cỡ đầu ngon tay cái. Ướp thịt với chút dầu ăn cho mềm. Ớt chuông các loại rửa sạch, cắt miếng vuông.
Phi thơm tỏi, gừng băm nhỏ, cho thịt bò xào, nêm nếm gia vị vừa ăn. Thịt chín tái 80% thì cho ra đĩa. Vẫn trong chảo đó, cho ớt chuông vào xào thơm khoảng 1 phút thì đổ thịt bò đã xào vào. Thêm dầu hào, nêm nếm lại chút gia vị, đảo đều cho bò chín tới là tắt bếp. Rắc vừng rang lên là xong.
Chúc các bạn thành công!
Chuẩn bị mâm cúng Tết Hàn thực: 3 vật phẩm nên có để "rước lộc về nhà" Dưới đây là những gợi ý hữu ích để bạn có một mâm cúng Tết Hàn thực đủ đầy và may mắn. Tết Hàn thực là một trong những ngày lễ mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam và được diễn ra vào ngày 3/3 Âm lịch hàng năm. Cứ mỗi dịp Tết Hàn thực về, người Việt chúng...