5 lần Hollywood “ăn bớt” nguyên tác: Harry Potter dìm hàng nữ chính, có phim còn lấp liếm tội phạm tình dục
Những tình tiết bị cắt xén trong những bộ phim đình đám dưới đây khiến fan nguyên tác bất ngờ.
Sự khác biệt giữa nguyên tác văn học và phim ảnh chuyển thể luôn là đề tài muôn thuở khiến khán giả tranh luận kịch liệt. Đối với những bộ phim chuyển thể đình đám như Harry Potter hay Cuốn Theo Chiều Gió,… tình trạng chuyển thể, sai lệch, trái với bản gốc còn làm người hâm mộ chú ý nhiều hơn.
1. Hermione và hành động trực tiếp thay đổi cả một tuyến nhân vật
Bên cạnh Dobby và Kreacher thì nguyên tác Harry Potter còn đề cập đến rất nhiều gia tinh nhỏ làm việc tại học viện Hogwarts. Trong đó, không thể không nhắc tới hội S.P.E.W (Society for the Promotion of Elfish Welfare) trứ danh của Hermione, hay chính là hội Vận động Bảo vệ Quyền lợi Gia Tinh.
Nhờ hành động thiết thực này của cô nàng nhà Gryffindor mà đời sống gia tinh được cải thiện. Họ vừa có thêm quyền lợi, vừa thoát khỏi điều kiện lao động khốn khó. Tuy nhiên, những nỗ lực đáng ngưỡng mộ của Hermione lại không được nhắc tới trong bất kì phần phim nào của Harry Potter.
2. Đôi chân bị thương của Peeta trongThe Hunger Games
Với thành công rực rỡ, bốn phần phim The Hunger Games đã trở thành ví dụ minh chứng cho việc chuyển thể cực kỳ thành công tiểu thuyết dành cho tuổi mới lớn lên màn ảnh, nhờ quy tụ một dàn diễn viên tuyệt vời và tất nhiên là cả những nhà làm phim tuyệt vời. Tuy vậy, vẫn có một vài chi tiết trong phim được làm lại khác xa với bản gốc.
Theo như bản truyện gốc, một phần chân trái của Peeta đã bị cắt cụt sau Trận đấu đói lần thứ 74, buộc anh ta phải đi bộ với sự hỗ trợ của chân giả trong suốt phần đời còn lại của mình. Thế nhưng ở bộ phim chuyển thể năm 2012, chân của Peeta chỉ bị thương chứ chưa bao giờ bị cắt cụt.
Video đang HOT
3. Biên kịch phim Cuốn Theo Chiều Gió thêm thắt nhiều cảnh liên quan đến vấn đề phân biệt chủng tộc
Từ khi ra đời, tác phẩm chuyển thể đã vấp phải những phản đối vì cách thể hiện người da đen trên màn ảnh. Theo nhà báo Leonard J. Leff của tờ Atlantic, phản đối ban đầu chủ yếu đến từ người da đen.
Họ không hài lòng với việc bị thể hiện hai chiều: hài lòng hầu hạ người da trắng như quản gia Pork (Oscar Polk) hay xảo quyệt như Prissy (Butterfly McQueen). Bộ phim cũng giữ nguyên từ “nigger” (tạm dịch: mọi) trong tiểu thuyết gốc, dù từ này mang tính xúc phạm với người da đen.
Cốt truyện ban đầu được cho là có nội dung logic, cấu trúc khá đơn giản và không có nhiều rắc rối. Tuy nhiên, khi chuyển thể thành phim, tác phẩm được đánh giá là sơ sài và đã đánh mất nhiều giá trị tiêu biểu của tiểu thuyết.
4. My Sister’s Keeper bản điện ảnh nhân đạo bao nhiêu, bản gốc khiến người xem khóc thét bấy nhiêu
Trong My Sister’s Keeper, tác giả Jodi Picoult kể câu chuyện về bệnh nhân máu trắng mang tên Kate, chờ đợi em gái Anna trưởng thành để nhận nội tạng từ cô. Khi Anna 13 tuổi, cô từ chối hiến thận và kiện bố mẹ mình. Anna cuối cùng qua đời do tai nạn và nội tạng của cô được chuyển cho Kate. Trong phim, Kate cuối cùng chết vì từ chối lấy nội tạng của Anna.
5. A Clockwork Orange lấp liếm tội phạm tình dục
A Clockwork Orange là bộ phim của đạo diễn Stanley Kubrick, ra mắt năm 1971, dựa trên cuốn tiểu thuyết giả tưởng cùng tên. Phim xoay quanh cuộc đời của nhân vật Alex DeLarge (Malcolm McDowell), một thiếu niên bạo lực và hư hỏng cùng quá trình “làm lại cuộc đời” được can thiệp bởi chính quyền.
Trong phim, nhân vật Alex DeLarge có màn quan hệ tình dục gây tranh cãi với 2 người phụ nữ trẻ. Thế nhưng trong sách, anh ta lại làm chuyện này với hai đứa trẻ chỉ mới 10 tuổi. Điều này cho thấy Alex DeLarge đã phạm tội quấy rối, thế nhưng tội ác này lại bị lấp liếm khi lên phim.
Những cảnh phim Harry Potter tập 4 tưởng bình thường, té ra chứa ẩn ý quá "thâm" ở đằng sau: Sợ nhất 1 bộ phận cơ thể quá dị của Voldemort!
Liệu bạn có từng nhận ra những chi tiết này khi xem Harry Potter Và Chiếc Cốc Lửa?
Phần phim thứ 4 của loạt bom tấn Harry Potter - Chiếc Cốc Lửa là một trong những phần hay nhất, được nhiều khán giả yêu thích nhất. Không chỉ đánh dấu sự trở lại của Chúa tể hắc ám Voldemort, tập phim này cũng được nhà sản xuất cài cắm rất nhiều tình tiết thú vị, khiến khán giả có xem đi xem lại cũng luôn nhận ra nhiều điểm bất ngờ. Dưới đây chính là những phân cảnh tưởng bình thường ở Harry Potter Và Chiếc Cốc Lửa, hóa ra lại có ý nghĩa không ngờ đằng sau!
Trang phục của đoàn Tử Thần Thực Tử trong phim mô phỏng KKK - một nhóm phân biệt chủng tộc đáng sợ trong lịch sử nước Mỹ
Về sau, trang phục này được thay đổi. Nhà thiết kế Jany Temime của phim hé lộ rằng chiếc mũ cao và nhọn này rất khó để cho vừa vào trong khung hình.
Trong 1 cảnh phim thoáng qua, khán giả có thể thấy... Dobby
Giờ đây đã là gia tinh tự do, Dobby đang cưỡi một con lạc đà ở Giải đấu Quidditch.
Trong cảnh mở đầu của tập phim, khán giả có thể thấy rắn Nagini trên logo của hãng Warner Bros.
Hình ảnh các Bảo Bối Tử Thần đã xuất hiện trong tủ của thầy Dumbledore
Trong cảnh phim khi các học sinh đang cho tên vào chiếc cốc lửa, khán giả có thể thấy Neville đang đọc cuốn sách mà cậu sẽ dùng để giúp Harry ở thử thách thứ 2
Khi Voldemort hành hạ Harry, có thể thấy lưỡi của hắn bị chẻ làm đôi
Cách loài rồng trong phim phun lửa rất giống với cách loài rắn phun nọc độc
Ở phần credit của phim, nhà sản xuất còn ghi rõ rằng "Không có con rồng nào bị hại trong quá trình làm bộ phim này" như một trò đùa
Harry Potter có cảnh post-credit quan trọng nhưng ít người biết tới, liên quan mật thiết đến số phận của nhân vật phản diện! Có thể bạn chưa biết: Harry Potter Và Phòng Chứa Bí Mật là phần phim duy nhất có thêm đoạn phim post-credit! Phần lớn các phần phim Harry Potter đều kết thúc luôn mà không có cảnh phim ngắn nào được chiếu kèm sau đó. Vì vậy, ít ai biết Harry Potter Và Phòng Chứa Bí Mật là tác phẩm duy nhất có...