5 lầm tưởng về “chuyện ấy”
Nghiên cứu gần đây ở những người trong độ tuổi 18-29 cho thấy rất nhiều người trẻ tuổi có thông tin lệch lạc về chuyện mang thai và phòng chống các bệnh lây lan qua đường tình dục. Glamourđã tổng hợp 5 hiểu lầm tai hại mà cả hai phái hay mắc phải:
Lầm tưởng 1: Khi chẳng sử dụng biện pháp tránh thai nào mà không dính bầu thì bạn đã vô sinh
Sự thật: Quan hệ không phòng bị mà chưa mang thai không có nghĩa là bạn vô sinh, trừ khi có kết luận của bác sĩ. Nếu bạn “tay không bắt giặc” thường xuyên, bạn có 85% cơ hội mang thai trong vòng một năm.
Lầm tưởng 2: Uống thuốc tránh thai nguy hiểm với sức khỏe phụ nữ hơn là mang bầu hay sinh con
37% phụ nữ trẻ nói rằng uống thuốc cả năm ảnh hưởng đến sức khỏe hơn là sinh con.
Sự thật: Có thai rủi ro gấp 20 lần đối với phụ nữ hơn là uống thuốc tránh thai trong vòng một năm.
Lầm tưởng 3: Hai bao cao su thì tốt hơn là một
Video đang HOT
28% đàn ông trẻ tuổi nói rằng sử dụng thêm bao cao su thì sẽ tăng thêm độ an toàn.
Sự thật: Hai bao cao su thì thực sự tồi tệ hơn một và làm tăng gấp đôi nguy cơ có thai. Khi bạn sử dụng hơn một chiếc bao cao su, ma sát giữa chúng có thể gây ra rách bao. Một “áo mưa” sử dụng đúng cách giúp bạn chống lại các bệnh lây lan qua đường tình dục và hạn chế khả năng mang thai.
Lầm tưởng 4: Đàn ông không thể “đóng kịch”
23% anh em có thể làm điều này.
Sự thật: Anh ấy có thể có vấn đề khi lên đỉnh nếu anh ấy mệt mỏi, stress hoặc say xỉn hoặc anh ấy đã đạt được cực khoái trong hôm đó rồi. Và nếu các trường hợp đó xảy ra thì anh ấy có thể sẽ giả vờ lên đỉnh.
Lầm tưởng 5: Phụ nữ chỉ “solo” khi còn độc thân
Sự thật: Trong một nghiên cứu gần đây, hơn 40% phụ nữ đang chung sống với đối tác của mình thừa nhận “tự sướng” ít nhất một lần trong tháng. Thêm vào đó, các cô nàng thủ dâm thường xuyên sẽ luôn thỏa mãn hơn với bạn trai của mình hơn là những người không làm việc đó.
Theo VNE
Giải mã 4 lầm tưởng phổ biến của chị em về đậu nành
Đậu nành hoàn toàn không gây ung thư và càng không ảnh hưởng gì tới giới tính của người sử dụng. Đó chỉ là những lầm tưởng phổ biến của nhiều người mà thôi.
Lầm tưởng 1: Đậu nành gây ung thư
Thông tin sai lệch về mối quan hệ giữa đậu nành với bệnh ung thư chủ yếu xuất phát từ sự nhầm lẫn xung quanh sự hiện diện của kích thích tố nữ Phytoestrogen trong đậu nành. Nhưng các nhà khoa học nhấn mạnh Phytoestrogen không phải là estrogen. Estrogen và testosterone là hai hormone có sẵn tự nhiên trong cả hai giới tính nam và nữ của con người. Hai hormone này giúp điều hòa chức năng tình dục và các đặc điểm sinh dục thứ phát, ngoài chức năng tế bào mang tính nhục dục. Trong khi estrogen đóng nhiều vai trò quan trọng mang lại lợi ích cho cơ thể, nó cũng tự nhiên thúc đẩy sự phát triển của các tế bào, và ở mức độ cao, có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.
Đậu nành không chứa estrogen, chất có trong đậu nành được gọi là Phytoestrogen chỉ là một thuật ngữ nhằm chỉ nhiều hợp chất thực vật tự nhiên có cấu trúc tương tự như estrogen ở động vật có vú. Phytoestrogen bắt chước chức năng có lợi của estrogen và ngăn chặn các tác động xấu của estrogen. Sự trao đổi chất và chức năng của kích thích tố nữ là vô cùng phức tạp, và khác nhau giữa các cá nhân. Kích thích tố nữ isoflavones trong đậu nành không có tác dụng gây phát triển khối u. Trong thực tế, isoflavone đã được chứng minh có khả năng bảo vệ chống lại các bệnh ung thư do hormone.
Mối quan hệ nghịch đảo giữa lượng đậu nành phụ nữ dùng và nguy cơ phát triển ung thư vú đã được chứng minh rõ ràng. Nói cách khác, bạn càng dùng nhiều đậu nành thì càng có ít khả năng mắc bệnh ung thư vú.
Đậu nành hoàn toàn không gây ung thư và càng không ảnh hưởng gì tới giới tính của người sử dụng. Ảnh minh họa
Lầm tưởng 2: Tiêu thụ đậu nành ảnh hưởng đến tình dục
Thực tế: Không có bằng chứng lâm sàng cho thấy đậu nành ảnh hưởng đến sự khả năng tình dục. Đậu nành có chứa isoflavone, còn được gọi là kích thích tố nữ hay "estrogen thực vật". Tuy nhiên, isoflavone vốn khác với hormone nữ giới estrogen nên việc dùng đậu nành khiến con người bị thay đổi xu hướng tình dục hoàng toàn là chuyện hoang đường không có bất kỳ cơ sở hay dẫn chứng đáng tin cậy nào.
Lầm tưởng 3: Đậu nành gây ra vấn đề tuyến giáp
Tính đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy đậu nành không ảnh hưởng xấu đến chức năng tuyến giáp như chúng ta vẫn lo ngại. Ở những người bình thường protein đậu nành có thể ức chế sự hấp thu của các loại thuốc chữa các vấn đề tuyến giáp được kê đơn cho các bệnh nhân suy giáp, nhưng điều đó không có nghĩa là khi bị suy giáp bạn phải tránh xa đậu nành.
Theo các nhà khoa học, bệnh nhân sử dụng thuốc tuyến giáp chỉ cần tránh dùng các sản phẩm có chứa đậu nành trong vòng 1 tiếng trước và sau khi dùng thuốc để đảm bảo hiệu quả của thuốc.
Lầm tưởng 4: Đậu nành làm tăng nguy cơ bệnh tim
Trên thực tế, theo FDA, tiêu thụ 25 gram protein đậu nành mỗi ngày, như một phần của một chế độ ăn uống lành mạnh giúp hạ thấp chất béo bão hòa và cholesterol, có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Nghiên cứu lâm sàng cho thấy protein đậu nành làm giảm trực tiếp mức cholesterol LDL, đậu nành cũng có chứa các axit béo omega-3, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Hơn nữa, các loại thực phẩm thực vật như sữa đậu nành chứa ít chất béo bão hòa và cholesterol hơn so với các loại sữa động vật, do đó sữa đậu nành một sự lựa chọn thông minh cho sức khỏe tim mạch.
Theo Trí Thức Trẻ
Những sai lầm khi sử dụng xe máy Lên xe, lên số 3 và đi cả ngày không chuyển số là sai lầm thường thấy của phụ nữ. Xe nhả khỏi trắng. Ảnh: Lương Dũng. Xe phì khói trắng và mùi tanh dễ bị lầm là hỏng pô. Thực tế lại do nguyên nhân tồi tệ hơn nhiều: dầu nhớt lọt vào buồng đốt. Có thể do hở xú-páp, hở séc-măng,...