5 lầm tưởng phổ biến nhất về tủ lạnh
Tủ lạnh thường được sử dụng để giảm lãng phí thực phẩm và tăng tính tiện lợi trong việc bảo quản thực phẩm tươi sống trong thời gian dài.
Tủ lạnh không làm lạnh đồng đều ở các ngăn, nên bạn cần sắp xếp thực phẩm một cách hợp lý – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Trong những năm qua, các công ty đã giới thiệu các công nghệ tiên tiến để phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, các tính năng như chống vi khuẩn, tiết kiệm năng lượng, công nghệ không mùi và nhiều tính năng khác đã được tung ra.
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều quan niệm sai lầm xoay quanh các chức năng của tủ lạnh. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý để sử dụng tủ lạnh một cách tối ưu nhất, theo Times of India.
1. Tủ lạnh làm lạnh đồng đều ở các ngăn
Thực tế là một số khu vực bên trong tủ lạnh như cửa ra vào ấm hơn những khu vực khác. Ngay cả những kệ trên cùng cũng mát hơn những ngăn dưới cùng. Hiểu được điều này sẽ giúp bạn sắp xếp các thực phẩm một cách hợp lý.
Ví dụ, các mặt hàng như món ăn đã nấu chín có thể được cất trên giá cao hơn, trong khi ổ bánh mì, trứng… có thể được cất trên giá cửa.
2. Đồ hộp đã mở không cất vào tủ lạnh
Thực phẩm đóng hộp đã mở không được để trong tủ lạnh! Các lon này được làm bằng kim loại tấm, sẽ gỉ ngay khi tiếp xúc với ô xy. Tiếp xúc với ô xy có thể làm trầm trọng thêm các chất độc hại như chất làm dẻo bisphenol A. Những chất này có thể tiếp tục được chuyển vào bên trong lon. Mặc dù có lớp bảo vệ bên trong nhưng nó vẫn thường bị hư hỏng khi mở đồ hộp.
Vì vậy, giải pháp khả thi nhất để bảo quản đồ thừa là cho vào hộp thủy tinh kín hơi hoặc hộp nhựa phù hợp, trước khi cất vào tủ lạnh.
3. Thức ăn nóng cần được làm lạnh trước khi cho vào tủ lạnh
Đây là một trong những quan niệm sai lầm phổ biến nhất liên quan đến tủ lạnh, nhưng thực tế là cơ chế của tủ lạnh được thiết kế để làm lạnh thực phẩm và giữ lạnh.
Video đang HOT
Trên thực tế, thực phẩm để trên quầy càng lâu thì khả năng vi khuẩn phát triển trên đó càng cao. Tốt hơn hết là chuyển thức ăn thừa vào hộp đựng và cho chúng vào tủ lạnh trong vòng hai giờ sau khi nấu.
4. Trái cây và rau quả chỉ tươi trong một tuần
Với công nghệ phát triển, tủ lạnh đã trở nên tiên tiến hơn rất nhiều và có thể giữ cho trái cây và rau quả tươi trong tối đa 30 ngày! Điều này có nghĩa là giờ đây, bạn không cần phải đi siêu thị nhiều hơn mà vẫn có thể có rau tươi cho tất cả các bữa ăn của mình.
5. Tủ lạnh là một “ổ điện”
Đây là một huyền thoại vẫn tồn tại nhưng không phải lúc nào cũng đúng. Hầu hết các trường hợp, cài đặt của tủ lạnh không chính xác theo thời tiết bên ngoài. Điều này dẫn đến việc tiêu thụ rất nhiều điện năng không cần thiết. Ở mức tối đa, tủ lạnh đạt đến độ âm có xu hướng làm hỏng thực phẩm.
Theo định mức tiêu chuẩn, các mặt hàng thực phẩm, nấu chín/chưa nấu chín có thể để lâu nhất ở nhiệt độ 5 đến 7 độ. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên giảm nhiệt độ xuống giữa mức 2 và 3, theo Times of India.
Một mẹo của chuyên gia để có nhiệt độ tối ưu là kiểm tra xem bơ có thể phết lên được hay không, ngay cả khi mới lấy ra khỏi tủ lạnh, điều này giúp tủ lạnh hoạt động tốt hơn và giảm điện năng.
Mẹ 9X mách nhỏ mẹo trữ thực phẩm cả tuần vẫn 'tươi rói', nấu cho con nhanh chóng chẳng mất nhiều thời gian
Theo chị Thuỳ Dương (sinh năm 1997, sống tại Sóc Trăng), nếu hiểu được bản chất của việc trữ đông, trữ mát, thì chúng ta sẽ biết cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh cho con một cách dễ dàng hơn.
Nấu ăn cho bé thực sự là vấn đề đau đầu của các mẹ hiện nay, vì ngoài công việc kinh tế, các mẹ còn vô số các việc không tên cho nhà cửa, con cái mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, việc trữ đồ ăn ra đời, cũng vì xuất phát từ nhu cầu thực tế. Vẫn đảm bảo các bữa ăn cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng, cần thiết cho sự phát triển của bé.
Bé Sâm vô cùng bụ bẫm và đáng yêu (Ảnh: NVCC)
"Cũng như bao các bà mẹ khác, mình phải phân chia thời gian để cân đối giữa công việc và gia đình. Trước đây, khi chưa biết trữ thực phẩm, mình lúc nào cũng bận bịu, không có thời gian chăm sóc cho bản thân, rất mệt mỏi vì tốn nhiều thời gian.
Vì luôn muốn chăm chút cho con từng bữa ăn, nên mình đã nghiên cứu và áp dụng nhiều hơn việc sơ chế, trữ thức ăn. Đi làm về, chỉ cần nấu chứ không cần nghĩ đến con ăn gì, cần mua những thực phẩm nào", chị Thuỳ Dương chia sẻ.
Theo đó, bà mẹ trẻ đưa ra một số mẹo về sơ chế, trữ thực phẩm cho bé qua kinh nghiệm bản thân, cũng như học hỏi được như sau:
1. Về hộp trữ đông và trữ mát
- Bà mẹ Sóc Trăng cho biết, chị lựa chọn richell vì khá nhiều mẹ đánh giá tốt. Bộ trữ đông có 1 vài hộp nhỏ, chị trữ rau củ quả cho bé rất tiện, để được lâu mà vẫn tươi ngon. Bên cạnh đó, thực phẩm trữ đông lấy ra rất dễ, không dính vào hộp. Cảm nhận dùng hộp nhựa khá gọn tủ, không cồng kềnh như thủy tinh, thực phẩm sắp xếp khoa học khá dễ lấy.
2. Cách trữ đông thực phẩm tươi sống
- Nhóm thịt:
Với thực phẩm này, chị Dương luôn sơ chế, rã đông rồi nấu luôn.
Thịt nạc xay cho bé, chị ướp hành khô, nước mắm, bột canh trộn đều và chia thịt thành các phần bằng nhau. Tiếp đó, viên thành các miếng dẹt tròn như lòng bàn tay, cách các lớp thịt là màng bọc thực phẩm để khi lấy ra thịt không bị dính vào nhau.
Con luôn hào hứng với mỗi bữa ăn đa dạng được mẹ chuẩn bị (Ảnh: NVCC)
Các loại thịt khác (bò/gà/vịt) để thật thật ráo nước rồi cho vào hộp trữ đông để khi có xếp miếng thịt, thịt không dính vào nhau, tách ra dễ dàng khi trữ đông.
Tương tự như với hải sản và cá cũng vậy. Tôm rửa, loại bỏ phân và cặn ở đầu tôm và dọc sống lưng, cá cạo vẩy, bỏ ruột, vây. Tôm xếp tách con nhưng cá/thịt nếu xếp chồng lên nhau, chị Dương khuyên nên cho 1 lớp màng bọc thực phẩm ngăn cách giống như thịt xay ở trên, hoặc ngăn cách bằng lá chuối thì tách đông sẽ dễ dàng hơn.
3. Cách trữ mát rau củ/nấm
" Rau củ thì khá đơn giản. Các loại củ thường ít bảo quản tủ lạnh, để ngoài sẽ ngon hơn, các loại rau mình thường sơ chế sạch (bỏ rễ, lá úa), đỗ thì bỏ đầu đuôi rồi cất hộp.
Mình nhấn mạnh là không rửa nước, ăn bao nhiêu rửa bấy nhiêu, nếu không rau bị nát và úng hết. Riêng nấm, mình thường trữ hộp đông để ngăn mát, lót ít giấy ăn phía dưới để hút ẩm, nấm để được lâu và tươi", bà mẹ trẻ bày tỏ.
4. Về trữ mát hoa quả
Nguyên tắc chung đối với trữ hoa quả cũng giống như rau. Ăn bao nhiêu, rửa bấy nhiêu. Cụ thể chị Thuỳ Dương cho biết:
- Đối với loại quả vỏ mềm như dâu/nho, chị làm tương tự như trữ nấm, để lâu vẫn tươi ngon, việc lót giấy ăn để hút ẩm rất thích hợp trữ các loại quả này.
- Đối với dưa lưới là khó bảo quản nhất, khi đã bổ quả, chị bỏ hết ruột dưa đi, cắt phần nào ăn sẽ bọc màng bọc thực phẩm mới, cất hộp để đảm bảo vệ sinh, lại giữ dưa luôn tươi.
- Các loại quả như xoài, đu đủ, chị mua về chưa đủ độ chín. Nên để ngoài để quả chín cho bé ăn một lần, còn đu đủ ăn không hết cũng thực hiện trữ giống dưa lưới, chỉ trữ không quá hai lần ăn.
5. Thời gian bảo quản:
Theo chị Thuỳ Dương, thực phẩm tươi sống đã ướp gia vị chị để ngăn mát trong 5 ngày. Trong khi đó, ở ngăn đông chị để hơn nửa tháng thịt vẫn thơm ngon. Tuy nhiên, hầu như chị chỉ sử dụng đến 1 tuần ở ngăn đông, mát thì 3 ngày, không để lâu.
"Thông thường, cứ một tuần mình dành thời gian khoảng 45 phút đi lựa chọn thực phẩm, khoảng 1 tiếng để sơ chế cho con. Do đó, cả tuần mình linh hoạt thay đổi bữa dễ dàng, không phải tốn công đi chợ. Bởi vậy nên, bữa cơm nào của con mình cũng đầy màu sắc", bà mẹ trẻ hào hứng chia sẻ.
Bà nội trợ 9x mách nước cách trữ đông thực phẩm, để cả tuần vẫn tươi nhờ 1 nguyên tắc bất di bất dịch Rau củ quả, tôm cua thịt cá... chị Loan Trần đều có thể bảo quản cả tuần vẫn tươi ngon như mới. Việc mua sẵn thực phẩm số lượng lớn và trữ đông trong tủ lạnh không chỉ giúp chị em tiết kiệm thời gian, công sức mà còn giảm chi phí đi đáng kể. Tuy nhiên, làm thế nào để bảo quản...