5 lầm tưởng khi bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ em
Probiotic ( lợi khuẩn) chẳng giúp bé bớt quấy khóc về đêm và việc bổ sung probiotic cho các bé khỏe mạnh cũng không có tác dụng phòng bệnh.
Gần đây, trên các phương tiện truyền thông xuất hiện các sản phẩm bổ sung probiotic - lợi khuẩn đường ruột - với tần suất dày đặc khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy không cho con mình dùng thì sẽ là thiếu sót.
Tuy nhiên, probiotic không có lợi ích gì đáng kể với trẻ khỏe mạnh. Đúng là có một số vi khuẩn rất có lợi cho cơ thể người và các nhà khoa học cũng khẳng định lợi ích của các vi khuẩn có lợi trong các sản phẩm probiotic được bày bán. Nhưng không có bác sĩ nào tin rằng cho trẻ khỏe mạnh nạp probiotic sẽ giúp phòng bệnh cả, đó chỉ là đồn thổi vô căn cứ chứ chẳng có căn cứ khoa học nào.
Các chuyên gia đã chỉ ra 5 lầm tưởng về tác dụng kì diệu của probiotic để giúp các bậc cha mẹ không phải chạy theo cơn sốt này.
Gần đây, trên các phương tiện truyền thông xuất hiện các sản phẩm bổ sung probiotic với tần suất dày đặc khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy không cho con mình dùng thì sẽ là thiếu sót (Ảnh minh họa).
Lầm tưởng 1: Probiotic giúp bé không quấy khóc về đêm
Thật đáng tiếc, đây không phải là sự thật. Colic (hội chứng quấy khóc về đêm ở trẻ) là hội chứng mà không có nguyên nhân cụ thể nhưng khiến cho các bé quấy khóc kéo dài. Các bố mẹ luôn muốn thử mọi cách để giúp bé không quấy khóc nữa. Tuy nhiên, lợi khuẩn không phải là giải pháp. Nghiên cứu chỉ ra rằng probiotic có tác dụng tương đương với nước đường trong việc phòng và chữa hội chứng colic, tức là gần như chẳng có tác dụng gì.
Lầm tưởng 2: Trẻ em khỏe mạnh nên bổ sung probiotic để phòng tránh bệnh
Bổ sung probiotic để phòng bệnh không hề có cơ sở khoa học mà đơn giản chỉ là chiêu trò marketing của nhà sản xuất. Trẻ khỏe mạnh chỉ cần ăn uống lành mạnh là đã nạp đủ chất dinh dưỡng và lợi khuẩn cần thiết từ các bữa ăn rồi (bao gồm sữa chua mà trong đó có chứa probiotic). Hiệp hội nhi khoa Mĩ cũng khẳng định cha mẹ không cần cho con uống bổ sung probiotic.
Lầm tưởng 3: Probiotic chỉ giúp đi vệ sinh dễ dàng hơn
Vi khuẩn tốt cho đường ruột không chỉ giúp việc “đi nặng” dễ dàng hơn. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những trẻ có nhiều loại vi khuẩn đường ruột tốt có chỉ số nhận thức cao hơn, và một nghiên cứu khác cũng cho thấy những trẻ từ 18 đến 27 tháng tuổi có hệ vi sinh vật đa dạng thì sẽ cởi mở, ưa khám phá hơn. Điều này có thể giải thích như sau, các vi khuẩn trong đường ruột cũng trao đổi chất, tiết ra các chất có tác dụng điều tiết tâm trạng, trong đó có serotonin và dopamine – những hormone “hạnh phúc”. Điều này không có nghĩa là trẻ con cần bổ sung viên uống probiotic. Tuy nhiên, hãy cho trẻ hoạt động ngoài trời thật nhiều chính là cách tái tạo hệ vi khuẩn trong cơ thể, đồng thời tăng sức đề kháng.
Lầm tưởng 4: Sữa chua là giải pháp để có đường ruột khỏe mạnh
Video đang HOT
Lượng đường trong sữa chua có thể gây ra béo phì khi mà trẻ nạp vào nhiều vì vị chua của sữa chua có thể đánh lừa vị giác khiến trẻ ăn không có điểm dừng (Ảnh minh họa).
Hễ muốn con có nhiều lợi khuẩn đường ruột là bố mẹ sẽ cho con ăn sữa chua. Điều này cũng dễ hiểu bởi trong sữa chua thường có vi khuẩn lactobacillus, một loại vi khuẩn có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là cứ mua sữa chua về ăn là tốt bởi những lợi ích của sữa chua sẽ chẳng thấm vào đâu so với tác hại mà nó mang lại. Lượng đường trong sữa chua có thể gây ra béo phì khi mà trẻ nạp vào nhiều vì vị chua của sữa chua có thể đánh lừa vị giác khiến trẻ ăn không có điểm dừng. Vì lẽ đó, nhiều bác sĩ khuyến cáo nên cho trẻ ăn sữa chua từ nấm sữa Kefir hoặc tự làm sữa chua tại nhà.
Lầm tưởng 5: Những trẻ hay ốm không nên dùng probiotic
Tuy không có tác dụng thần kì như quảng cáo, probiotic vẫn có nhiều công dụng nhất định. Các bác sĩ đôi khi sẽ khuyến khích bệnh nhi bổ sung probiotic nếu bé phải uống kháng sinh để bù lại những vi khuẩn có lợi trong đường ruột đã mất. Và nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra probiotic có thể hỗ trợ điều trị tiêu chảy và giảm triệu chứng đau bụng. Vậy nên hãy nghe theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung thêm probiotic để trị bệnh nào thì hãy tin tưởng làm theo.
Theo Helino
Tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện đường tiêu hóa với loại siêu thực phẩm này
Probiotic là những lợi khuẩn sinh sống trong đường ruột. Trên thực tế, theo khảo sát tới từ Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, khoảng 4 triệu người Mỹ đã sử dụng thực phẩm chứa loại lợi khuẩn này vào năm 2012.
Khác với các vi sinh vật có khả năng phá hủy hệ miễn dịch, probiotic giúp bạn duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Tara Gidus Collingwood, chuyên gia dinh dưỡng kiêm tác giả của cuốn Flat Belly Cookbook for Dummies cho biết, khi hấp thụ loại lợi khuẩn này, cơ thể sẽ tăng cường khả năng chống các vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa nhiễm trùng, nhiễm nấm.
Trên thực tế, một nghiên cứu đăng trên tạp chí BMJ đã chỉ ra, các vi khuẩn khác trong đường ruột kết hợp với probiotic có thể hạn chế tình trạng tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp. Một nghiên cứu khác vào năm 2018 đăng trên tạp chí Brain, Behavior, and Immunity cũng kết luận, probiotic hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng trầm cảm, viêm nhiễm trong cơ thể.
Probiotic có thể hiện diện trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là thức ăn lên men và các sản phẩm từ sữa. Dưới đây là một số nguồn cung cấp loại lợi khuẩn này an toàn và lành mạnh:
Kefir
Một cốc kefir chứa tới 12 loại lợi khuẩn dạng sợi, trong đó bao gồm cả Lactobacillus và Bifidobacteria. Đây là hai loại vi khuẩn có khả năng ngăn ngừa tiêu chảy và táo bón.
Kefir được lên men nên chúng chứa một lượng lớn vi khuẩn và là thức uống không chứa lactose. Do đó, những người không dùng được sữa hay sữa chua vẫn có thể tiêu thụ sản phẩm này. Kefir cũng là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, chứa khoảng 316 mg canxi và 9 gram protein trong mỗi cốc.
Sữa chua Hy Lạp
Giống kefir, sữa chua Hy Lạp cũng sở hữu một lượng lớn probiotic. Chúng cung cấp tới 20 gram protein thiết yếu trong cơ thể với mỗi 6,9 gram. Loại sữa này chứa nhiều riboflavin, một loại vitamin B giúp duy trì sức khỏe của tế bào trong cơ thể và đảm bảo cung cấp các khoáng chất như canxi và kali nhằm tái tạo xương chắc khỏe, giữ thận và tim hoạt động bình thường.
Bắp cải muối
Những loại thực phẩm lên men tự nhiên như bắp cải muối cũng chứa nhiều probiotic. Theo nghiên cứu vào năm 2018 đăng trên tạp chí Thực phẩm sinh học, món bắp cải này chứa những vi khuẩn axit lactic như Lactobacillus brevis có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh cúm ở trẻ nhỏ.
Được làm từ loại rau củ tự nhiên, bắp cải muối cũng sở hữu nhiều chất xơ, kali, vitamin C và vitamin B. Ngoài ra, món ăn làm từ dưỡng chất thực vật này cũng sở hữu đặc tính chống ung thư đáng kinh ngạc.
Tuy nhiên, dưa bắp cải chứa hàm lượng natri khá cao, gần 950 miligram mỗi bát, tương tương đương 40% lượng natri cần thiết mỗi ngày. Do đó mọi người cũng không nên tiêu thụ chúng quá nhiều để đảm bảo cân bằng dưỡng chất.
Dưa chua
Giống bắp cải muối, dưa chuột muối cũng là nguồn cung cấp probiotic tuyệt vời. Một bát lớn dưa chua chứa gần 2 gram chất xơ và 31 miligram kali. Trong quá trình chế biến, bạn hãy lựa chọn những quả tươi để bảo vệ an toàn thực phẩm. Đồng thời, mọi người chỉ nên tiêu thụ một lượng dưa muối nhất định nhằm tránh mất cân bằng natri.
Miso
Miso hay đậu tương lên men cung cấp một lượng lớn probiotic. Khác với đậu xanh, loại đậu này chứa nhiều protein và hội tụ tất cả chín loại axit amin thiết yếu mà cơ thể không thể tự sản sinh. Mỗi thìa đậu tương chứa 2 gram các axit amin thiết yếu cùng với 634 miligram natri. Sở hữu vị mặn độc đáo, bạn có thể kết hợp món này với nhiều loại thực phẩm khác nhau như cho vào súp, salad hoặc dùng làm gia vị.
Trà dấm lên men
Thức uống lên men này chứa một lượng lớn probiotic. Thông thường, trà dấm lên men được làm từ trà đen và đường. Sau đó, người pha chế sẽ thêm các "vi khuẩn khởi phát" vào trà nhằm thúc đẩy quá trình lên men.
Tuy vậy, trên thực tế trà đen không cần phải trải qua quá trình xử lý này để đem lại lợi ích cho sức khỏe. Lá trà tự nhiên cũng rất giàu chất chống oxy hóa như vitamin C, B2 và polyphenol.
Tương nén
Theo nghiên cứu vào năm 2018 trên tạp chí Food Bioscience, tương nén chứa lợi khuẩn probiotic Bifidobacterium và Lactobacillus rhamnosus. 85 gram loại tương này có khả năng bổ sung 346 miligram kali và 17 gram protein. Tương nén thường được mọi người sử dụng thay thế thịt. Bạn cũng có thể đưa món tương này vào quá trình chế biến món xào hoặc salad.
Kim chi
Với sự kết hợp của bắp cải, ớt đỏ, hành và củ cải, kim chi không chỉ là món ngon nổi tiếng mà còn chứa một lượng lớn lợi khuẩn Lactococcus và Streptococcus. Các nghiên cứu cũng chỉ ra, món ăn Hàn Quốc này là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất như beta-carotene chất chống oxy hóa, vitamin C và chất xơ.
Bạn có thể tự làm kimchi và dùng chúng như một món ăn phụ hoặc tiêu thụ kèm với mì, sandwich và xúc xích.
Theo Helino
Thực phẩm chứa probiotic 'vô dụng' với sức khỏe Trái với niềm tin phổ biến, thực phẩm chứa probiotic không những không có lợi cho ruột mà còn gây hại nếu dùng chung với kháng sinh. Probiotic là vi khuẩn tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đường ruột. Tuy nhiên, một nhóm nhà khoa học Israel đã chỉ ra thực phẩm chứa probiotic hầu như không có tác dụng đối với...