5 kiến thức mới về bảo vệ tim mạch
Nhắc đến việc bảo vệ tim mạch, chắc hẳn bạn đã biết phải giảm cholesterol, ăn cá hồi…Tạp chí “Sức khoẻ” của Mỹ gần đây đã đưa ra một số phương pháp hoàn toàn mới:
ăn uống và bệnh tim
1. Ăn uống phải thanh đạm
Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ, hàm lượng đường trong máu cũng rất quan trọng. Hàm lượng này càng cao, cơ thể sẽ giải phóng ra càng nhiều chất insulin, từ đó thúc đẩy quá trình chuyển hoá đường thành năng lượng. Hàm lượng insulin quá cao sẽ làm tăng nồng độ TG, dẫn đến viêm nhiễm mạch máu, tăng nguy cơ xơ cứng động mạch.
Lời khuyên: Bạn nên ăn các loại rau quả giàu chất xơ, và các loại ngũ cốc; tránh ăn nhiều đồ ngọt.
2. Vận động có lợi
Theo các chuyên gia, không cần thiết phải vận động quá nhiều. Mỗi lần 30 phút, mỗi tuần 5 lần đã có thể làm tăng hàm lượng cholesterol có lợi trong cơ thể. Từ đó giảm được nguy cơ bị trúng gió và mắc các bệnh về tim mạch xuống 35-50%. Bạn hoàn toàn có thể chia nhỏ 30 phút vận động thành 3 lần 10 phút cách nhau để vận động.
Video đang HOT
Lời khuyên: Các môn thể thao như đi bộ nhanh, bơi…đều rất tốt nếu bạn thường xuyên luyện tập.
3. Tiền sử bệnh trong gia đình rất quan trọng
Những bệnh hoặc tình trạng cơ thể mà bạn mắc phải trong thời gian mang thai cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ tim mạch của bạn sau này. Nếu chị em phụ nữ chớm bị chứng đái tháo đường hay cao huyết áp trong giai đoạn thai kỳ, về sau sẽ dễ bị tăng nồng độ TG và hàm lượng insulin, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Lời khuyên: Ngoài tiền sử bệnh của gia đình, bạn nên nói với bác sỹ tim mạch cả các vấn đề mình gặp phải trong giai đoạn thai kỳ.
4. Phải bình tĩnh trước mọi vấn đề
Nếu cơ thể thường xuyên trong tình trạng kìm nén cảm xúc, hàm lượng đường trong máu và insulin cũng dễ bị tăng cao. Do đó dẫn đến việc bị tích mỡ ở vùng bụng, làm tăng thể trọng, cũng dễ tăng nguy cơ các bệnh tim mạch.
Lời khuyên: Tập Yoga, thường xuyên trò chuyện cùng bạn bè, bơi lội…đều là những phương thức rất hữu hiệu để bạn giải toả áp lực.
5. Hàm lượng protein, chất béo cùng nhiệt lượng cao không có lợi cho tim.
Các chứng bệnh trầm cảm, các bệnh viêm khớp phong thấp tưởng chừng chẳng có can hệ gì đến bệnh tim mạch, thực tế các bệnh này cũng có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim. Nghiên cứu đã chỉ ra, những phụ nữ mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ bị các bệnh về tim mạch cao hơn nhiều so với người bình thường. Những người bị bệnh phong thấp cũng có nguy cơ bị trúng gió và mắc bệnh về tim mạch cao gấp 2 lần người bình thường.
Lời khuyên: Nếu bạn mắc phải những chứng bệnh trên, nên quan tâm hơn đến quả tim của mình, và đến bác sỹ để được chẩn trị kịp thời.
Phạm Thúy
Theo people
Trà xanh tốt thế nào?
Điều tra trên dân tộc Nhật Bản thì tỷ lệ ung thư ở dân tộc này thấp hơn ở các quốc gia khác. Đi tìm câu trả lời, người ta thấy có một bí ẩn trong văn hóa uống trà từ nghìn năm.
"Giải phẫu" trà xanh
Trà xanh là thức uống bắt nguồn từ cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis. Mặc dù chúng chỉ cao ngang tầm cây bụi nhưng trà xanh lại là kho hoạt chất sinh học lý tưởng. Có thể kể ra đây những hoạt chất điển hình như các polyphenol, các alkaloid, các amin - oaxit, vitamin, flavonid, flour, ta - nin, saponim...Đáng lưu ý nhóm polyphenol mà thành viên chính là các catechin với hàm lượng khoảng 60 - 125mg trong tách trà xanh. Epigallocatechine gallate (EGCG) là một catechin điển hình nhất. Ngoài tác dụng tạo ra hương vị cho trà xanh, các polyphenol có tác dụng chống oxy hóa cực kỳ mạnh.
Hàng thứ hai đáng quan tâm là nhóm alkaloid mà chủ yếu là caf-fein chiếm khoảng 20 - 50mg trong 1 tách trà xanh. Đây chính là thành phần có tác dụng kích thích trong trà xanh, giúp chúng ta tỉnh táo hơn mỗi ngày.
Trà xanh có tác dụng chống oxy hóa cực kỳ mạnh
Trà xanh tốt thế nào?
Không phải ngẫu nhiên mà trà xanh có khả năng thuyết phục những người khó tính về thực phẩm như những người dân xứ châu Âu. Đó là bởi trà xanh có những tác dụng đa năng trên sức khỏe.
- Chống xơ vữa động mạch: Trà xanh có tác dụng chống xơ vữa động mạch, nhất là động mạch vành. Khi sử dụng trà xanh, nồng độ mỡ máu giảm, gốc tự do gây hại cho thành mạch được điều hòa.
- Chống tăng cholesterol: Trà xanh làm giảm hấp thu cholesterol từ ruột, giảm tổng hợp cholesterol trong cơ thể, tăng tiêu thụ cholesterol.
- Chống ung thư: Người ta thấy rằng các hoạt chất trong trà xanh có thể hoạt động như một chất ức chế chu trình phát triển của tế bào ung thư, làm kích thích chu trình "chết theo chương trình" của tế bào, do vậy làm tăng tiêu diệt tế bào ung thư. Các tế bào ung thư mất khả năng phát triển vô độ, mất khả năng di căn nên hạn chế sự phát triển của căn bệnh vẫn được coi là nan y này.
- Chống viêm: Trà xanh có tác dụng chống viêm mạn, nhất là viêm nhiễm đường miệng, đường tiêu hóa. Bên cạnh đó, trà xanh còn có tác dụng tốt chống viêm khớp.
- Giảm cân: Do làm tăng chuyển hóa, tăng tạo nhiệt, tăng đốt chất béo nên trà xanh có tác dụng giảm cân, giảm tích lũy mỡ thừa.
- Giảm stress: Tác dụng này là do thành phần theanin. Không những thế, trà xanh còn làm tăng khả năng nhớ và tăng khả năng học thuộc, có lẽ là do làm tỉnh táo nên dễ tập trung hơn.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
5 thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể mùa đông Có một số thực phẩm có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và tăng sức đề kháng với các virus và vi khuẩn gây bệnh trong mùa đông. Ngày càng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các loại thực phẩm bạn ăn hàng ngày có tác động phần lớn đến sức khỏe. Cũng theo các nhà nghiên cứu, một số...