‘5 không trách, 7 không mắng’: Bí quyết vàng gìn giữ hạnh phúc gia đình
Trách mắng cũng phải có nghệ thuật và phương pháp, bởi nếu làm không khéo hạnh phúc của bạn có thể gặp trắc trở. Hai nguyên tắc dưới đây có lẽ đáng được bạn cho vào danh sách bí quyết nuôi dưỡng và xây dựng gia đình.
Nguyên tắc “5 không trách” dành cho con cái
1. Không trách cha mẹ kém cỏi
Khả năng của con người là có hạn, vì thế nếu có điều gì cha mẹ không làm được cũng là chuyện bình thường. “Công cha như núi Thái Sơn. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”. Cha mẹ cho ta sinh mạng, lại vất vả bao năm để nuôi dưỡng chúng ta nên người. Bởi vậy xin đừng bao giờ oán trách cha mẹ kém cỏi, không thể cho con cuộc sống tốt hơn. Hãy trân trọng và yêu thương cha mẹ bằng cả tấm lòng.
Có câu “Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Cha mẹ đã cố gắng hết mức rồi, bậc làm con không nên oán trách cha mẹ. (Ảnh theo KhongKhong.Com)
2. Không trách cha mẹ hay cằn nhằn
Cha mẹ được ví như người thầy đầu tiên của mỗi chúng ta, bởi lẽ rất nhiều chặng đường ta đang đi, cha mẹ đều đã từng trải qua. Với kinh nghiệm sống của mình, cha mẹ luôn mong mỏi có thể chia sẻ cho con cái. Bởi thế, đôi lúc, trong con mắt của bạn họ có thể hay cằn nhằn, nhắc nhở.
Bạn thấy phiền phức vì cha mẹ nói nhiều? Sự thật là chỉ có người quan tâm đến ta mới chịu tốn thời gian mà “nói nhiều” với ta như vậy. Rồi kì lạ thay, chỉ đến khi khó khăn trong cuộc sống làm bạn mệt mỏi, bạn mới thấy khao khát được nghe những tiếng cằn nhằn ấy biết nhường nào.
3. Không trách cha mẹ vì mắng mình
Cha mẹ thường trách mắng vì không bằng lòng với tình trạng hiện tại của con cái. Bất cứ người làm cha, làm mẹ nào cũng mong con mình ngày một tiến bộ, giỏi giang để sau này có thể sống no đủ, thoải mái. Cha mẹ có trách mắng cũng vì không muốn ta mắc phải sai lầm họ từng mắc, lãng phí tuổi trẻ vào những thú vui vô bổ sẽ làm ta hối hận sau này.
4. Không trách cha mẹ chậm chạp
Khi cha mẹ già đi, động tác sẽ không còn linh hoạt, thần trí cũng không được minh mẫn như trước nữa. Nếu ngày ấy đến, xin bạn đừng chê trách cha mẹ phiền phức, chậm chạp. Hãy nghĩ đến thuở ta còn thơ bé, cha mẹ đã luôn chăm sóc ta từng li từng tí thế nào. Nay đôi chân cha mỏi, cái lưng mẹ còng chẳng phải đều vì bao năm qua làm lụng vất vả để nuôi ta khôn lớn hay sao?
Khi ta còn bé cha mẹ kiên nhẫn chăm chút ta, nay cha mẹ đã già ta lẽ nào có thể than trách? (Ảnh theo khaiphong.org)
5. Không trách cha mẹ ốm yếu
Video đang HOT
Chúng ta vẫn hay rùng mình trước tin tức về những đứa con đối xử tệ bạc với cha mẹ già yếu. Dường như những kẻ vô ơn ấy đã quên mất ai là người không quản gió mưa vẫn kiếm tiền nuôi mình ăn học, chẳng ngại đêm trường vẫn chăm sóc khi mình đau ốm.
“Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể”, vậy thì cớ sao “con nuôi cha mẹ lại kể tháng kể ngày”? Sinh, lão, bệnh, tử đời này có ai tránh khỏi? Vì vậy, cha mẹ già cả ốm đau cũng là chuyện thường tình. Chúng ta làm người thì hãy sống sao cho trọn chữ “hiếu”, đừng oán trách mà hãy tận tâm chăm sóc cha mẹ mình, bạn nhé!
Nguyên tắc “7 không mắng” dành cho cha mẹ
1. Không mắng trẻ ở nơi đông người
Danh dự là thứ mà ai cũng có, bất kể người lớn hay trẻ nhỏ. Bởi vậy, cha mẹ cần chú ý không mắng mỏ con cái trước chốn đông người để tránh làm trẻ thấy xấu hổ, mất mặt.
2. Không mắng khi trẻ đã biết lỗi
Ông cha ta đã dạy: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại”. Vì thế, một khi con trẻ đã nhận ra lỗi lầm của mình thì các phụ huynh nên ân cần chỉ bảo chứ đừng chì chiết thêm nữa.
Mắng trẻ để chúng nhận ra lỗi. Khi trẻ đã biết lỗi rồi thì không nên mắng trẻ. (Ảnh theo phununews.vn)
3. Không mắng trẻ vào ban đêm
Đừng trách mắng trẻ vào lúc này, bởi lẽ con bạn có thể sẽ đem theo cảm giác tủi thân, buồn chán vào giấc ngủ. Chúng có thể khiến trẻ ngủ không ngon giấc, thậm chí gặp phải những cơn ác mộng đáng sợ.
4. Không mắng trẻ trong bữa ăn
Dân gian vẫn nói: “Trời đánh còn tránh miếng ăn”. Vì vậy, mọi lời phê bình, trách phạt hãy để sau bữa ăn hãy nói. Nếu không, điều đó không chỉ phá hỏng không khí bữa cơm gia đình mà còn ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ.
5. Không mắng khi trẻ đang vui mừng
Khi con người vui mừng, các kinh mạch trên cơ thể ở vào trạng thái khai thông tốt. Nếu ngay lúc đó lại bị trách phạt, mắng mỏ thì những ức chế tinh thần sẽ khiến kinh mạch đột ngột bị bế tắc, gây hại cho cơ thể. Chính vì thế, cha mẹ hãy nhớ đừng mắng khi trẻ đang vui mừng.
6. Không mắng khi trẻ đang gặp chuyện buồn
Những lời phê bình lúc này sẽ chỉ càng làm tâm trạng con bạn xấu đi, tạo thêm áp lực tinh thần cho trẻ. Những áp lực ấy nếu không được giải tỏa kịp thời có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường về sau.
Khi trẻ đang buồn không nên mắng trẻ, không tạo thêm áp lực cho trẻ. Ảnh theo (afamily.vn)
7. Không mắng khi trẻ đang ốm
Điều này là quá rõ ràng, bởi lẽ ốm đau là khi cơ thể con người yếu đuối nhất, tinh thần cũng mềm yếu, dễ tủi thân. Thay vì trách mắng, điều cha mẹ cần làm là quan tâm và chăm sóc nhiều hơn đến con cái mình. Cảm giác được yêu thương có khi lại hữu hiệu hơn bất cứ bài thuốc nào trên đời.
St
Để con cho hàng xóm trông, về thấy con bất tỉnh
"Mẹ còn phải làm việc, sao con không hiểu mẹ phải kiếm tiền nuôi con. Thế này không chịu, thế chai cũng không chịu thì mẹ biết tính sao? Mẹ không có tiền cho con đi nhà trẻ đâu".
Ảnh minh hoạ
Vợ chồng tôi đều là dân lao động chân tay, chồng tôi đi bốc vác thuê còn tôi thì có một quán nhậu nhỏ nên gần như phải đi suốt ngày. Thế nên mỗi lần đi làm là tôi khốn khổ vì không biết gửi con ở đâu. Lúc con còn bé, mẹ tôi còn lên trông hộ chứ giờ bà phải về quê chăm con của em trai tôi nên tôi không thể nhờ vả ai được.
Cũng có đợt tôi định gửi con về quê cho bà ngoại trông nhưng chưa kịp làm thì mẹ tôi lại bị gãy chân, thế là đành phải cắp con ra cửa hàng. Ngặt nỗi, nó ra cửa hàng thì toàn tiếp xúc với bợm nhậu nên tôi không muốn, hơn nữa, cửa hàng của tôi lại gần một ga tàu, đường đông đúc lắm nên tôi không muốn con gái tôi ra đó.
Cũng may là dạo gần đây, bên nhà tôi có chú Hùng mới chuyển đến. Chú đã có 3 con, bị liệt một chân nên ở nhà. Chú có vẻ quý con bé con tôi, toàn cho kẹo các thứ. Bé Bông nhà tôi cũng thích sang nhà chơi với các con của chú, thấy mấy đứa trẻ chơi vui vẻ với nhau, lại được cho kẹo các thứ thì tôi vui lắm, tôi mới nói với chú hàng xóm:
- Chú ở nhà không làm gì hay cho chị gửi con bé, chị gửi thêm tiền ăn rồi cơm gạo cho cháu nữa.
- Vâng, vợ em đi suốt, em toàn ở nhà trông con thôi, cũng chẳng nặng nhọc gì vì con của chị cũng lớn rồi, chị cứ gửi cháu qua đây đi ạ.
Tôi mừng lắm, đưa tiền rồi đưa cả gạo gửi sang nhà hàng xóm. Được 3 ngày thì con bé nằng nặc không chịu qua nhà chú Hùng nữa. Tôi thấy vậy thì cũng không ép con, lại bỏ nó trong nhà rồi khóa cửa ra cửa hàng.
(Ảnh minh họa)
Nhưng mấy hôm sau con bé lại cứ đòi đi theo tôi, nó khóc ngằn ngặt. Tôi bực quá hét lên:
- Mẹ còn phải làm việc, sao con không hiểu mẹ phải kiếm tiền nuôi con. Thế này không chịu, thế chai cũng không chịu thì mẹ biết tính sao? Mẹ không có tiền cho con đi nhà trẻ đâu.
Con bé vẫn cứ khóc không nói gì. Tôi đưa nó sang nhà hàng xóm rồi bảo:
- Chú trông hộ chị một lúc, khoảng 2 tiếng sau anh Tấn về trông cửa hàng rồi chị chạy về đón cháu.
Nhưng con bé lại hét lên:
- Không, con không ở đâu.
- Ở nhà với chú hàng xóm một chút có sao đâu mà cứ khóc ầm lên thế. Hư lắm, đi nhanh.
Nói rồi tôi xách con bé lên qua giao cho chú Hùng hàng xóm, không quên dặn chú nhớ coi con bé cẩn thận vì nó đang lên cơn giận dỗi. Tôi cứ đinh ninh rằng mình chỉ đi một tí, nào ngờ khách đông quá nên ở lại làm luôn đến tối mới về, bụng bảo dạ: "Chắc con ở với chú hàng xóm thì không sao vì chú Hùng là người đàng hoàng, lại có vợ con ở đó".
Thế mà tối về, tôi vừa mở cửa ra thì đã thấy con bé nằm bất tỉnh ở trên giường. Tôi tá hỏa lay con thì thấy người con bé trầy xước hết cả. Tôi chẳng hiểu vì sao con tôi lại leo được vào nhà.
Tôi đưa con đi cấp cứu, trong lòng lo lắng khủng khiếp, đến khi bác sỹ bảo do con bé bị đói, lại bị khủng hoảng tâm lý nên mới thế thì tôi òa lên khóc vì sợ, tôi nghĩ ngay đến việc tồi tệ nhất.
Đợi con tỉnh dậy, tôi ôm lấy nó rồi hỏi:
- Sao thế con? Sao không ở nhà chú Hùng mà lại về nhà mình vậy? Sao con vào được nhà? Nói mẹ nghe đi, đừng sợ, mẹ không mắng con đâu.
- Mẹ đừng gửi con ở nhà chú Hùng nữa, chú ấy chẳng bao giờ cho con ăn, đồ mẹ gửi qua chú ấy cho con chú ăn hết, đến bữa cứ bắt con ngồi nhìn, lại còn đánh con nữa, con sợ lắm. Lúc chiều con đói quá lấy bánh mẹ gửi để ăn thì mấy đứa con của chú lôi con ra đánh, con sợ quá chạy về leo cửa vào rồi lấy chìa khóa mẹ giấu ở sau chậu cây vào nhà. Con đói quá, lại bị chú ấy túm tóc dọa nên con sợ. Con không qua nhà chú ấy nữa đâu.
Tôi ôm con vào lòng khóc vì sợ hãi. Tôi hỏi con:
- Thế ngoài việc ấy ra chú Hùng còn làm gì con nữa không?
Con bé lắc đầu. Lúc này tôi mới thở phào nhẹ nhõm. Nếu như gã hàng xóm bẩn tính ấy làm gì con gái tôi thì có lẽ, tôi sẽ ân hận suốt đời mất. Thế mà trước giờ tôi không nghe con, cứ gạt lời nó đi và cho rằng gã hàng xóm là người tốt. Từ nay chắc tôi phải cắn răng chọn trường tốt cho con đi học chứ thả con ở nhà vất vưởng thế này vừa sợ vừa lo. Đấy, đôi khi các bậc cha mẹ như chúng ta cứ đổ lỗi cho công việc, thời gian và tiền bạc rồi bỏ mặc con cái, đến khi chuyện đáng tiếc xảy ra thì mới ôm đầu hối hận.
Theo blogtamsu
Vợ chết điếng khi biết lý do chồng bán sạch mấy mảnh đất vàng Có lẽ cô lấy được ông chồng thành đạt, có của ăn, của để nên không màng đến chuyện quản lý tài sản, tiền nong trong nhà. Hay tính chồng cô kín chuyện, không tâm sự cho vợ những việc riêng của anh ấy mà cô không biết có bao nhiêu đất đai, của cải? ảnh minh họa Có lẽ cô lấy được...