5 KHÔNG cần thuộc lòng trong ngày “đèn đỏ”
Tất cả phụ nữ đều phải trải qua chu kì kinh nguyệt, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hết những điều cần làm trong ngày “đèn đỏ”.
Trong những ngày “đèn đỏ”, cơ thể nữ giới thường rất nhạy cảm. Do đó cần hết sức lưu ý trong cách vệ sinh vùng kín và tránh một số chuyện để không làm ảnh hưởng tới sức khỏe:
Sử dụng băng vệ sinh từ sáng tới tối
Mỗi phụ nữ có “lượng dịch” nhiều ít, khác nhau. Ngoài ra, trong những ngày đầu, ngày cuối của chu kì lượng kinh nguyệt thường ít hơn. Tuy nhiên, dù lượng dịch tiết ra nhiều hay ít thì nữ giới cũng cần phải thay băng vệ sinh sau 3 – 4h. Không nên vì thấy lượng dịch ra ít mà để băng cả ngày vì như vậy sẽ dễ dàng bị nhiễm khuẩn, gây viêm nhiễm cho vùng kín.
Nữ giới thường có thói quen mặc quần bó sát, ôm chặt trong những ngày “đèn đỏ” để tạo cảm giác an toàn, tránh xô lệch… Tuy nhiên, đây thực sự là một cách sai lầm. Mặc quần lót quá chật trong ngày “đèn đỏ” sẽ tạo áp lực cục bộ cho mao mạch tại vùng kín gây ảnh hưởng đến sự tuần hoàn máu, tăng ma sát âm đạo có thể dẫn đến phù nề.
Nữ giới thường có thói quen mặc quần bó sát, ôm chặt trong những ngày “đèn đỏ” để tạo cảm giác an toàn, tránh xô lệch… Tuy nhiên, đây thực sự là một cách sai lầm. (Ảnh minh họa)
Không nên ngâm mình quá lâu trong bồn tắm
Những ngày “đèn đỏ” tới, chị em thường có cảm giác không sạch sẽ nên khi tắm cũng lâu hơn. Đây cũng là một thói quen không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, nữ giới không nên ngâm mình trong bồn tắm . Trong kỳ kinh, miệng tử cung được mở rộng hơn, nếu bạn tắm và ngâm mình lâu trong nước khiến nguồn nước ô nhiễm xâm nhập vào tử cung dễ gây viêm đường sinh dục. Trong kỳ kinh, miệng tử cung được mở rộng hơn, nếu bạn tắm và ngâm mình lâu trong nước khiến nguồn nước ô nhiễm xâm nhập vào tử cung dễ gây viêm đường sinh dục.
Video đang HOT
Một số người quan niệm rằng, việc “yêu” ngày “đèn đỏ” có thể tạo ra một chút thú vị và mới mẻ. Nhưng rõ ràng, đây là việc làm không nên. Trong thời gian hành kinh, là thời gian mà niêm mạc tử cung dễ bị tổn thương và rất dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu quan hệ trong thời gian này, việc giao hợp có thể sẽ dẫn tới rách và làm viêm nhiễm niêm mạc tử cung.
Trong kỳ kinh, miệng tử cung được mở rộng hơn, nếu bạn tắm và ngâm mình lâu trong nước khiến nguồn nước ô nhiễm xâm nhập vào tử cung dễ gây viêm đường sinh dục. (Ảnh minh họa)
Không tự ý rửa âm đạo bằng dung dịch vệ sinh
Vì có cảm giác không sạch sẽ nên nhiều chị em thường dùng dung dịch vệ sinh, thậm chí là sữa tắm để rửa vùng kín trong những ngày “đèn dỏ”", đây là một việc làm không tốt một chút nào, thậm chí có thể tạo ra những mối nguy hại cho sức khỏe của nữ giới.
Môi trường trong âm đạo trong những ngày thường là môi trường acid nhẹ, có khả năng phòng chống sự sinh trưởng của vi khuẩn, nhưng trong những ngày kinh kỳ, môi trường này lại mang tính chất kiềm, khả năng diệt khuẩn hạn chế. Nếu không sử dụng thuốc chuyên dụng cho việc rửa âm đạo hoặc nước ấm để vệ sinh, sẽ làm cho môi trường kiềm tăng lên, do đó khả năng diệt khuẩn càng giảm đi.
Theo Afamily
Chớ coi thường 5 dấu hiệu của chu kỳ kinh nguyệt
Với nhiều người, những dấu hiệu thất thường trong chu kỳ kinh nguyệt thường không nhận được nhiều chú ý và bị bỏ qua.
Tuy vậy, theo các chuyên gia y khoa, những dấu hiệu này đều có khả năng báo hiệu những rắc rối lớn về sức khỏe của bạn. Trong những trường hợp đặc biệt, bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia càng sớm càng tốt.
Dưới đây là 5 thời điểm chu kỳ kinh nguyệt của bạn cảnh báo những vấn đề sức khỏe không nên bỏ qua:
Chảy nhiều máu
Cần tới sự trợ giúp của những loại băng vệ sinh 'siêu thấm' hay phải thay băng liên tục là những dấu hiệu đáng lo ngại trong chu kỳ của bạn.
Tiến sĩ Mary Jane Minkin, chuyên viên Y khoa tại Đại học Yale (Mỹ) cho biết, nếu tần suất thay băng lên đến mỗi giờ một lần thì đã đến lúc bạn nhờ đến sự trợ giúp của các chuyên gia y khoa.
Theo Tiến sĩ Minkin, những rắc rối không chỉ nằm ở rối loạn chức năng phần phụ mà nghiêm trọng hơn, các triệu chứng này còn dẫn đến tình trạng mất máu quá nhiều.
Đây là điều nguy hiểm bởi mất máu gây ra các hiện tượng đi kèm như mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, thậm chí choáng váng. Các chuyên gia y tế sẽ cần thực hiện một vài xét nghiệm về nồng độ máu để xác định liệu có cần bổ sung thêm sắt vào khẩu phần ăn hàng ngày hay không.
Thay băng liên tục là những dấu hiệu đáng lo ngại trong chu kỳ kinh nguyệt của bạn. (Ảnh minh họa: Internet)
Cơn đau nghiêm trọng
Một trong những dấu hiệu mà bạn cần tham khảo ý kiến chuyên gia ngay đó là khi gặp những cơn đau bất thường và nghiêm trọng không thể điều trị bằng thuốc.
Tiến sĩ Minkin cho hay, nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt là hoạt chất prostaglandin. Thông thường, các loại thuốc giảm đau trong kì kinh nguyệt đều có khả năng ngăn chặn việc sản sinh loại chất này.
Do vậy, nếu những cơn đau không thuyên giảm khi bạn dùng thuốc, hãy chú ý bởi prostaglandin không phải thủ phạm cho những cơn đau này. Bạn có thể đang hứng chịu những rắc rối từ hiện tượng lạc nội mạc tử cung. Bệnh đòi hỏi điều trị bằng những loại thuốc đặc trị với hàm lượng cao hoặc thậm chí cần đến phẫu thuật.
Sốt nhẹ
Chu kỳ kinh nguyệt đi kèm với những cơn sốt cũng là hiện tượng bạn không nên bỏ qua. Theo Tiến sĩ Minkin, dấu hiệu này có thể là nguyên nhân của hội chứng sốc độc tố gây ra bởi vi khuẩn tích tụ trong băng vệ sinh.
Tuy vậy, chúng cũng có thể là hệ quả của việc tổn thương nhóm cơ vùng chậu. Những dấu hiệu đi kèm thường là đau vùng bụng dưới, vùng cơ xương hông và chậu. Trong trường hợp này, bạn sẽ cần tới một vài loại kháng sinh để đẩy lùi những cơn đau này.
Chu kỳ kinh nguyệt đi kèm sốt có thể là nguyên nhân của hội chứng sốc độc tố. (Ảnh minh họa: Internet)
Ngừng chảy máu trong kỳ 'đèn đỏ'
Hiện tượng này có thể xảy ra khi bạn sử dụng thuốc tránh thai bởi loại thuốc này có khả năng cản trở và xáo trộn hoóc-môn trong cơ thể, làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng bất cứ một biện pháp tránh thai nào liên quan tới hoóc-môn mà chu kỳ đột nhiên ngừng lại thì cần phải hết sức chú ý.
Một vài xét nghiệm chuyên khoa sẽ cho bạn biết liệu có vật thể lạ nào xuất hiện trong tử cung gây cản trở quá trình này không. Đây có thể là một khối u ở giai đoạn đầu và có thể dẫn tới chứng loạn sản khi những tế bào này không được điều trị kịp thời. Đi kèm với dấu hiệu này còn có thể là hiện tượng chảy máu sau khi quan hệ.
Chu kỳ đột ngột biến mất
Chu kỳ kinh nguyệt mất tích không dấu vết có thể là dấu hiệu cho sự mang thai hoặc một tình trạng căng thẳng tột độ của cơ thể. Tiến sĩ Minkin cho biết, trong trường hợp này, các bác sĩ cũng không thể nói trước điều gì mà cần tiến hành một số biện pháp kiểm tra trước khi đưa ra kết luận.
Một vài dấu hiệu bên ngoài như nhũ hoa tiết dịch hay tóc mọc khác thường có thể cho biết bạn sắp trở thành mẹ. Tuy nhiên, những kết quả xét nghiệm thực sự lại xác định được rõ mức độ thay đổi hoóc-môn cũng như những biến đổi cơ thể và trong nhiều trường hợp cho kết quả trái ngược hẳn với dự đoán bên ngoài.
(Nguồn: Womenshealthmag)
Theo Hồng Quân/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
Phụ nữ làm thế nào để phòng ngừa viêm âm đạo? Phụ nữ rất sợ bệnh phụ khoa quấy rối, quan trọng hơn bệnh này còn đi cùng với phụ nữ suốt cả cuộc đời. Viêm âm đạo là một bệnh viêm thường gặp nhất ở phụ nữ, vậy làm cách nào để phòng ngừa nó một cách hữu hiệu? Giấc ngủ đầy đủ và sắp xếp cuộc sống tình dục hợp lý Hàng...