5 giai đoạn nguy hiểm trong hôn nhân bất kỳ cặp vợ chồng nào cũng phải trải nghiệm, vượt qua được bạn sẽ hạnh phúc bền lâu
Sớm hay muộn, mỗi cặp vợ chồng đều phải trải qua những giai đoạn khủng hoảng, mâu thuẫn căng thẳng. Đó là điều không thể tránh khỏi. Lúc này chính cách xử sự và thái độ đối mặt với khó khăn của mỗi người sẽ là yếu tố quyết định xem liệu cuộc hôn nhân của bạn sẽ đi được bao xa.
Có trải qua những lúc giận hờn, tranh cãi mệt mỏi với người bạn đời thì mới biết được cảm giác ấy khó chịu và bức bối đến nhường nào. Đôi lúc các bạn có thể cảm tưởng như không sống chung được với nhau nữa. May mắn thay, cứ mỗi lần cùng nhau vượt qua được một cột mốc thử thách, vợ chồng bạn sẽ có thể hiểu nhau nhiều hơn, tình cảm của bạn cũng sẽ được nâng lên một cấp độ mới, đồng thời hai người cũng có thể tìm ra được những cách thức mới hơn để nuôi dưỡng cuộc hôn nhân của mình viên mãn dài lâu.
Đừng sợ hãi khi hôn nhân rơi vào giai đoạn khủng hoảng bởi nhìn về mặt tích cực, đó chính là dấu hiệu mối quan hệ của bạn đang phát triển tốt hơn. Điều quan trọng lúc này chính là cả hai vợ chồng đừng vội nản lòng mà hãy cùng nhau tìm cách vượt qua khó khăn.
Năm đầu tiên của hôn nhân: Giai đoạn “vỡ mộng”
Giai đoạn nhận ra được sự thật sau những màn yêu đương hoa mỹ trong tình yêu thường xảy ra khoảng 6-12 tháng sau khi cả hai sống cùng nhau. Đó là khi bạn nhận ra được con người thật sự của đối phương, từ những thói quen rất nhỏ, những điều khiến bạn cực kỳ khó chịu hay những điểm yếu của họ – những thứ mà trước đây bạn cảm thấy như chẳng có vấn đề gì lớn lao. Đây chính là lúc cả vợ lẫn chồng cần phải cùng nhau học cách giải quyết vấn đề.
Nếu như các bạn chưa từng bàn luận về những chủ đề quan trọng cùng nhau như tài chính, con cái, các trách nhiệm trong gia đình… thì đây là lúc bạn cần phải có cuộc nói chuyện nghiêm túc. Bạn cần mở lòng chia sẻ, trao đổi một cách thành thật về những giá trị và những điều mà bạn ưu tiên trong cuộc sống của mình. Khả năng rất lớn hai bạn sẽ có nhiều thứ vô cùng trái ngược và phải tìm cách để thỏa hiệp với chúng.
3-4 năm sau khi cưới: Giai đoạn “an toàn” nguy hiểm
Cuộc khảo sát trên 2000 đôi vợ chồng tại Anh cho thấy trung bình khi cưới nhau trên 3 năm, các cặp đôi bắt đầu có sự xao nhãng trong tình yêu, họ thích ngủ hơn thích sex, họ không còn nói những lời yêu đương, họ ngừng những cuộc hò hẹn lãng mạn và không còn cảm giác cần phải chinh phục nhau nữa. Nói cách khác, cặp vợ chồng lúc này đã bước vào giai đoạn an toàn khiến họ cảm thấy hài lòng, thoải mái. Tuy vậy đây cũng là một cái bẫy rất nguy hiểm vì có khả năng sẽ làm cho tình cảm vợ chồng nguội lạnh, đời sống hôn nhân nhàm chán.
Bạn cần phải làm gì? Hãy luôn giữ một mức độ tình cảm nhất định trong cuộc sống vợ chồng. Hãy khen ngợi nhau thường xuyên hơn, tăng cường những điều bất ngờ lãng mạn, tạo ra những điều thú vị. Bạn hãy nhớ rằng, đừng bao giờ ngừng chinh phục đối phương bởi cũng giống như cuộc sống này, con người qua thời gian, trải qua những sự kiện trọng đại trong đời, chúng ta ai cũng sẽ thay đổi, từ cách suy nghĩ cho đến việc nhìn nhận mọi thứ xung quanh. Bạn có thể thoải mái nhưng đừng quá xuề xòa, đừng cái gì cũng phô ra hết bên ngoài. Ngay cả với người bạn đời, việc giữ chút gì đó riêng tư là một điều rất cần thiết để luôn giữ được sự bí ẩn, kích thích cho nhau.
Video đang HOT
5-7 năm sau khi cưới: Giai đoạn khó chịu
Đây được xem là một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong mỗi cuộc hôn nhân. Ở thời điểm này, các cặp đôi gần như đã điều chỉnh được mọi thứ trong cuộc sống gia đình mình, mối quan hệ cũng trong trạng thái ổn định. Hôn nhân của bạn giờ đây như một chuyến bay đã cài chế độ tự động, không cần suy nghĩ, không cần cố gắng. Chính sự lặp đi lặp lại như một thói quen này sẽ làm cho sức hấp dẫn cũng như cảm hứng tình dục đối với nhau suy giảm đến mức trầm trọng. Vợ chồng dường như đã hiểu rõ về nhau như lòng bàn tay. Đôi lúc có người sẽ đưa ra quyết định có con (hoặc có thêm con) để cứu vãn cuộc hôn nhân vào lúc này. Tuy nhiên hãy nhớ rằng, con cái là một cá thể riêng biệt, không phải chiếc phao cứu sinh hay là công cụ để níu kéo tình cảm vợ chồng đâu nhé!
Vào giai đoạn này, điều quan trọng bạn cần nhớ là hãy luôn cởi mở trao đổi với nhau. Thường xuyên quan tâm, hỏi han đối phương một cách chân thành. Bất kể khi nào có vấn đề xảy ra giữa hai vợ chồng, hãy tập trung giải quyết nhanh chóng, đừng để sự tức giận, khó chịu và bức xúc tích tụ ngày này qua tháng nọ vì sẽ đến lúc bùng nổ thì không còn cứu vãn được nữa. Ngoài ra bạn cũng cần tự xem xét lại bản thân mình, những mong muốn và suy nghĩ về cuộc sống hiện tại và trong tương lai rồi cùng trao đổi, bàn luận với người bạn đời. Một lần nữa, chìa khóa của bạn lúc này chính là sự cởi mở, trung thực, thẳng thắn.
10-15 năm sau khi cưới: Giai đoạn khó khăn
Theo một nghiên cứu gần đây, 10 năm là ngưỡng khó nhất của bất kỳ mối quan hệ nào. 2000 phụ nữ đã lập gia đình tại Mỹ đã được phỏng vấn và cho biết năm thứ 11 của hôn nhân là khó khăn nhất đối với họ. Phụ nữ trải qua một gánh nặng trách nhiệm rất lớn trong thời gian này: họ phải chăm sóc con cái, nhà cửa, và họ cũng phải đi làm kiếm tiền. Ngay cả thời gian chăm sóc bản thân còn không có nên dĩ nhiên chất lượng mối quan hệ của họ giảm đi. Những ông chồng có thể nhìn thấy trước mắt mình không còn là một cô vợ quyến rũ như ngày nào, thay vào đó là một bà nội trợ lúc nào cũng lúi xùi, hay nổi giận, mệt mỏi và chán nản. Dữ liệu thống kê cho rằng một cuộc hôn nhân trung bình ở châu Âu kéo dài khoảng 11 năm.
Tin vui là nếu bạn vượt qua khoảng thời gian này, sự hài lòng với mối quan hệ của bạn sẽ liên tục tăng trong 20 năm tiếp theo. Các nhà tư vấn và trị liệu gia đình cho biết, hãy thêm sự hài hước vào cuộc sống của bạn, xử lý tình huống, đối mặt với vấn đề với ánh mắt khoan dung nhẹ nhàng, ngay cả với bản thân của bạn.
Hãy tạo những hoạt động mang lại tiếng cười cùng nhau, đồng thời giảm bớt sự mong đợi của bạn đối với nửa kia. Có lẽ cuộc hôn nhân của bạn không hoàn hảo (có ai mà hoàn hảo chứ?), nhưng nó cũng không hề tệ hại như bạn đã nghĩ. Hãy tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống hôn nhân và tìm thấy điều hay ho, thú vị ở người bạn đời.
20-30 năm sau khi cưới: Giai đoạn khủng hoảng tuổi trung niên
Vấn đề mâu thuẫn trong hôn nhân ở giai đoạn 20-30 năm sau khi cưới thường xảy ra do khủng hoảng tuổi trung niên ở mỗi người. Hiệu ứng này còn tăng lên sau khi cặp đôi trải qua hội chứng “tổ rỗng” – đó là khi các con trưởng thành và rời xa bố mẹ – đến cuối cùng chỉ còn lại hai vợ chồng sáng tối bên nhau. Có những cặp đôi sẽ xuất hiện cảm giác như hôn nhân của họ đã quá mệt mỏi và cần đi đến hồi kết bởi suy cho cùng, nhiệm vụ quan trọng nhất của nó đã hoàn thành.
Những gì bạn nên làm chính là đừng tỏ ra xa cách, lạnh nhạt nhau. Hãy tìm ý nghĩa khác của mối quan hệ vợ chồng. Nếu bạn từng cho qua những vấn đề hôn nhân của mình trong khi nuôi dạy con cái thì khi chỉ còn hai người, những vấn đề cũ có thể trở nên dữ dội hơn. Tuy vậy, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để giải quyết chúng, hãy xem đây là một cơ hội tuyệt vời để xây dựng lại cuộc hôn nhân của bạn. Các chuyên gia khuyên rằng bạn có thể bồi đắp tình cảm vợ chồng, tạo nên sự gắn kết bằng các môn thể thao cùng nhau, tạo ra những mục tiêu chung mới như đi du lịch, kinh doanh, học thêm một điều gì đó mới mẻ hoặc cùng nhau tạo ra những trải nghiệm khó quên…
Theo Afamily
Nếu muốn "trời yên biển lặng" gia đình êm ấm, các cặp vợ chồng nhất định phải tránh những điều này
Cuộc sống vợ chồng thì không thể tránh khỏi những lúc "cơm không lành, canh không ngọt", nên kiểu gì cũng sẽ có những mâu thuẫn dẫn đến tranh cãi. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách thì vẫn sẽ hạn chế được những cãi vã không đáng có.
Đã là vợ chồng sống chung dưới một mái nhà, ai cũng mong muốn gia đình mình được yên ấm nhưng "bát đũa còn có lúc xô lệch" cơ mà, nên vợ chồng cũng khó tránh khỏi đôi lần cãi vã. Vậy nên làm sao để "bát đũa ít xô" và vợ chồng ít xảy ra cãi vã, ít đổ vỡ mới là nghệ thuật mà ai cũng cần phải biết, học hỏi và rút kinh nghiệm.
Nếu trong bất kỳ tình huống nào bạn cũng chỉ biết làm theo ý mình, đề cao cái tôi quá lớn thì sớm muộn tình cảm vợ chồng cũng vơi cạn và cuộc hôn nhân của bạn sẽ đến bên bờ vực thẳm. Còn khi ban biết cư xử kheo leo, moi mâu thuân dù lơn hay nho cũng se được giai quyêt.
Các nhà khoa học và tâm lý học đã chỉ ra một vài cach giup ban tranh cai nhau vơi ban đơi, giữ cho cuộc hôn nhân của mình luôn hạnh phúc, gia đình êm ấm.
1. Vấn đề tiền bạc
Theo các nhà nghiên cứu, việc chi tiêu trong gia đình là nguyên nhân phổ biến nhất rất đến những cuộc cãi vã của các cặp vợ chồng. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên, đặc biệt khi nhìn vào thực tế là có rất nhiều người đang để đồng tiền xen vào nhiều vấn đề quan trọng khác.
Nhà tâm lý học Nikki Martinez nói: "Đồng ý rằng mỗi chúng ta có nển tảng tài chính khác nhau, bạn có thể dư giả về tiền bạc rồi hoặc bạn đang phải loay hoay kiếm từng đồng lẻ. Nhưng dù ở vào hoàn cảnh nào đi chăng nữa bạn cũng nên có cách quản lý tài chính của gia đình hợp lý".
Chẳng hạn, để giảm bớt các khoản chi tiêu trong nhà, các chị vợ có thể thảo luận với chồng về cách vợ chi tiêu và thống nhất xem ai sẽ "chịu trách nhiệm" khoản nào. Khi đã có sự rõ ràng, minh bạch về tài chính, cãi vã cũng sẽ ít xảy ra hơn.
2. Sự gần gũi
Nếu đã sống chung với nhau vài năm hoặc thậm chí vài chục năm thì có lẽ nhiều người chẳng còn cảm thấy hoang mang khi ở một mình. Đặc biệt khi hai người sống dưới cùng một mái nhà và có lịch trình tương tự, bạn có thể cảm thấy như bạn đang dành quá nhiều thời gian cho nhau - nhưng thực tế là chẳng hề có sự thân mật, gần gũi.
Martinez nói: "Đây là vấn đề chính gây ra khoảng cách trong mối quan hệ. Nếu vợ chồng không có nhiều thời gian thân mật, khoảng cách ngày càng xa thì dần dần nó sẽ gây ra cảm giác không thoải mái và căng thẳng. Hãy thành thật thảo luận và chia sẻ với nhau về cách gìn giữ "lửa yêu" của vợ chồng. Cũng giống như cây trồng vậy, điều quan trọng là "nuôi dưỡng và cung cấp nước" cho mối quan hệ của bạn.
3. Dành khoảng trời riêng cho nhau
Cho dù mối quan hệ của bạn đang ở giai đoạn nào cũng nên dành thời gian vừa đủ cho nhau, không nhiều quá, cũng không ít quá. Nó đòi hỏi phải có sự tinh tế trong việc cân bằng thời gian của bản thân.
"Bạn sẽ không cảm thấy ngột ngạt, chán nản khi có cả các mối quan hệ bạn bè, thời gian cho chính bản thân mình và bạn cần một người chồng (vợ) hiểu được điều đó", Martinez nói.
4. Tìm hiểu nguyên nhân cãi vã
Sau cuộc tranh luận nảy lửa hay cãi vã căng thằng, du ai đung ai sai thi ban cung nên tìm cho ra nguyên nhân cai va cua hai ngươi bắt nguồn tư đâu. Co rât nhiêu ly do khiên cho nửa bưc bội, nhưng bạn tuyêt đôi không mang nhưng lôi lâm cua lân trươc ra noi, hay cô găng tim ra nguyên nhân va giai quyêt dưt điêm, đưng bao giơ đê no tich tu lại thanh nhưng nguyên nhân cho những cuộc cãi vã sau này.
5. Đừng đặt "cái tôi" của mình lên trên tất cả
Ai cũng có thể có lúc mắc sai lầm mà. Vậy nên cho dù là người suy nghi chin chăn, hiêu biêt vân đê nhưng không co nghia la ban luôn đung, còn nửa kia luôn sau. Bởi có môt luc nao đo ban không kiêm soat đươc ban thân va mắc phải sai lâm. Vi vây, bao giơ cung hay cô găng lăng nghe bạn đời của mình noi va nhin lai ban thân minh, đưng bao thu cô châp nghi răng minh luc nao cung đung và mình được ưu tiên. Nếu vậy thì cuộc sống hôn nhân của bạn chỉ toàn là cãi vã và sớm muộn cũng sẽ "đường ai nấy đi".
Theo Afamily
Biết tin tình cũ của chồng đột ngột qua đời, tôi mới hiểu tại sao 3 năm qua anh chưa... Sự thật khiến bao cảm xúc trong tôi trở nên xáo trộn. Tôi không rõ rốt cuộc phải tự thương xót cho bản thân hay nên lựa chọn cho chồng một cơ hội để mọi chuyện có thể trở về như ban đầu. Tôi nghe lời giải thích của chồng mà lòng lại càng rối bời. (Ảnh minh họa) Chồng tôi là bác...