5 dự đoán về an ninh mạng năm 2022
Năm 2022, IBM Việt Nam nhận định nguy cơ tin tặc xâm nhập hệ thống của các doanh nghiệp sẽ gia tăng, bên cạnh những mối đe dọa như tấn công tống tiền bằng mã độc và nhằm vào các chuỗi cung ứng.
Cần cảnh giác hơn nữa trước các chiêu trò của tin tặc trong năm 2022
Dưới đây là 5 điểm chính mà IBM dự báo cho an ninh mạng trong năm 2022
Nguy cơ xâm nhập mạng
Đầu năm 2022, thế giới bước vào giai đoạn nghỉ lễ và vì thế công tác an ninh mạng có thể bị xao nhãng. Điều này sẽ tạo cơ hội cho tội phạm mạng xâm nhập các hệ thống. IBM khuyến cáo các công ty nên duy trì cảnh giác trong giai đoạn này, nếu không muốn trở thành nạn nhân của những vụ tấn công mạng.
Tống tiền bằng mã độc
Những vụ tấn công tống tiền bằng mã độc sẽ xuất hiện với tần suất cao hơn. IBM dự báo năm 2022 có thể chứng kiến những vụ tấn công bằng mã độc tăng gấp 3 lần so với năm 2021, và có thể liên lụy đối tác của doanh nghiệp bị tấn công. Tội phạm mạng không những tống tiền nạn nhân để đòi tiền chuộc, mà còn tìm cách trục lợi đối tác của họ. Chúng dựa vào số dữ liệu kiểm soát được, cũng như lợi dụng tình trạng đối tác không muốn xảy ra tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và buộc phải thỏa hiệp.
Chuỗi cung ứng đối mặt nguy cơ
Năm 2021, thế giới bị đẩy vào tình thế khó khăn vì các chuỗi cung ứng gián đoạn do những hạn chế mà dịch Covid-19 mang lại. Nhận thức được điều này, tội phạm mạng sẽ tìm cách lợi dụng sự phụ thuộc đáng kể của mọi người đối với chuỗi cung ứng, bao gồm cấp độ người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. Các cuộc tấn công tống tiền bằng mã độc không những là mối đe dọa cho các công ty (nạn nhân tiềm tàng), mà còn đối với toàn bộ chuỗi cung ứng của họ. Điều đó biến những dạng tấn công như thế này trở thành mối quan tâm hàng đầu đối với các Hội đồng quản trị công ty.
Video đang HOT
Blockchain và tội phạm mạng
Trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng phụ thuộc vào blockchain để quản lý chuỗi cung ứng và giao dịch kỹ thuật số của họ, tội phạm mạng cũng tận dụng lợi thế của blockchain để ẩn giấu hoạt động. Năm 2022, dự kiến blockchain sẽ trở thành “công cụ” phổ biến hơn được tội phạm mạng sử dụng để che đậy hoạt động của chúng, tránh bị phát hiện và mở rộng năng lực tấn công. Điều này gây khó khăn hơn trong việc phanh phui và báo cáo những hoạt động độc hại của tin tặc trên môi trường mạng.
Hình thái xác lập an ninh mới
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận ra rằng họ phải đưa vào sử dụng chính sách không khoan nhượng nếu muốn xây dựng chiến lược bảo mật và giành được lòng tin của khách hàng. Năm 2022, các chính phủ và lĩnh vực tư nhân sẽ rà soát các mối quan hệ nhằm xác định lại các quan hệ đáng tin cậy trước khi cho phép họ truy cập dữ liệu. Bên cạnh việc tăng cường thẩm định danh tính của người dùng, các bên còn siết chặt quyền truy cập dữ liệu.
Xóa ngay những ứng dụng di động này nếu không muốn mất tài khoản ngân hàng
Công ty an ninh mạng ThreatFainst đã phát hiện ra rất nhiều ứng dụng có chứa mã độc tồn tại trên CH Play, có thể đánh cắp thông tin về tài khoản ngân hàng của người dùng.
Một nghiên cứu được thực hiện bởi công ty an ninh mạng ThreatFainst cho thấy những mã độc này đã xuất hiện từ tháng 6 đến nay. Theo các chuyên gia bảo mật tại ThreatFainst, những mã độc này thuộc loại "trojan droppers". Vì thế, hệ thống quét virus của CH Play đã không thể phát hiện ra chúng.
Những mã độc này được ngụy trang thành một số loại phần mềm như ứng dụng quét mã QR, ứng dụng đọc tập tin PDF hay ví tiền điện tử. Ước tính, có hơn 300.000 thiết bị đã bị ảnh hưởng bởi các mã độc này.
Thời gian gần đây, nhiều công ty an ninh mạng liên tục phát hiện ra các ứng dụng độc hại trên CH Play
Các báo cáo cho biết những mã độc này có thể lấy cắp mật khẩu ngân hàng hoặc mã xác thực của nạn nhân. Chúng thậm chí còn ghi lại thao tác từ bàn phím và âm thầm chụp ảnh màn hình thiết bị.
Dưới đây là danh sách một số ứng dụng có chứa các loại mã độc trên:
Two Factor Authenticator (package name com.flowdivision)
Protection Guard (com.protectionguard.app)
QR CreatorScanner (com.ready.qrscanner.mix)
Master Scanner Live (com.multifuction.combine.qr)
QR Scanner 2021 (com.qr.code.generate)
QR Scanner (com.qr.barqr.scangen)
PDF Document Scanner - Scan to PDF (com.xaviermuches.docscannerpro2)
PDF Document Scanner (com.docscanverifier.mobile)
PDF Document Scanner Free (com.doscanner.mobile)
CryptoTracker (cryptolistapp.app.com.cryptotracker)
Gym and Fitness Trainer (com.gym.trainer.jeux)
Master Scanner Live (leaf.leave.exchang)
Gym and Fitness Trainer (gesture.enlist.say)
PDF AI: Text Recognizer (com.uykxx.noazg)
QR CreatorScanner (com.cinnamon.equal)
QR CreatorScanner (com.tag.right)
Thời gian gần đây, các công ty bảo mật đã phát hiện ra rất nhiều ứng dụng, phần mềm độc hại trên nền tảng Android. Trước đó, công ty phần mềm an ninh mạng Avast cũng đưa ra cảnh báo về một chiến dịch lừa đảo có tên UltimaSMS.
Chiến dịch này bao gồm 151 ứng dụng lừa đảo, tấn công vào các smartphone Android. Những ứng dụng này đã ngụy trang thành các phần mềm như trình chỉnh sửa ảnh, bộ lọc máy ảnh, trò chơi hoặc công cụ quét mã QR. Những ứng dụng này sẽ tự động đăng ký các dịch vụ SMS với chi phí đắt đỏ.
Facebook buộc tài khoản 'nguy cơ' sử dụng xác thực 2 yếu tố Facebook sẽ bắt buộc sử dụng phương thức bảo mật 2 yếu tố đối với các tài khoản được đánh giá là có nguy cơ cao trở thành mục tiêu của tin tặc. Nhận định từ TechCrunch cho biết, động thái này là một phần phát triển Facebook Protect - dự án nâng cao bảo mật nhằm bảo vệ tài khoản của những...