5 đời CEO “bất lực” trước Yahoo
Gã khổng lồ Internet một thời Yahoo dường như là thách thức “khó nhằn” với những ai ngồi chiếc “ghế nóng” – Tổng giám đốc.
1. Tim Koogle (1995 – 5/2001)
Vị TGĐ đầu tiên của Yahoo mới là người khởi xướng trào lưu mặc áo cổ rùa trên sân khấu diễn thuyết, khi Steve Jobs vẫn còn bị “lưu đầy” khỏi Apple. Năm 2001, ông từ chức vì dường như không thể làm điều gì chống lại vụ nổ cho quảng cáo web trong giai đoạn bong bóng dotcom.
Dưới triều Koogle, Yahoo trả hàng tỉ đô cho những công ty như Broadcast.com hay Geocities. Đó là những ngày mà “ước lượng bằng mắt” là thị hiếu và ngày hôm sau hứa hẹn còn tốt đẹp hơn hôm nay. Mọi thứ đều tốt cho tới khi kết toán xong sổ sách và các nhà đầu tư bắt đầu băn khoăn thực sự Yahoo là cái gì. Một vấn đề khác là Koogle nổi tiếng “tốt bụng”, rất khó nói “không” với các dự án dù vớ vẩn thế nào.
2. Terry Semel (5/2001 – 6/2007)
Sau Koogle, Yahoo tìm tới Hollywood cho TGĐ kế tiếp. Đó là Terry Semel, người đã giành 24 năm tại hãng phim Warner Bros.
Video đang HOT
Ban đầu, mọi thứ có hiệu quả. Semel cắt giảm nhiều thứ vô nghĩa và hợp lí hóa các nhóm kinh doanh. Ông còn đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, giảm sự phụ thuộc chặt chẽ vào quảng cáo hiển thị bằng các dòng doanh thu thay thế như dịch vụ cao cấp và danh sách có phân loại. Semel xem Yahoo như một vở kịch và làm mọi thứ có thể để hiện thực hóa tầm nhìn của mình.
Tuy nhiên, Yahoo lâm vào thất vọng tài chính tiếp theo. Semel không thể tìm ra con đường cho công ty Internet tiên phong ngăn chặn các đối thủ trẻ hơn. Đặc biệt, ông chậm xây dựng mảng kinh doanh quảng cáo tìm kiếm và bị Google bỏ lại đằng sau.
Đặc biệt, Semel thất bại trong việc thuyết phục Mark Zuckerberg bán Facebook cho mình. Nếu Zuck đồng ý, thế giới công nghệ ngày nay hẳn đã rất khác biệt.
3. Terry Yang (6/2007 – 1/2009)
Ở vai trò đồng sáng lập Yahoo cùng Jerry Filo, Jerry Yang có mối liên kết đặc biệt với công ty. Đó là lí do vì sao ông đồng ý nắm quyền điều hành Yahoo sau khi Semel ra đi.
Tên tuổi của Yang sẽ tồn tại mãi mãi với quyết định từ chối khoản tiền 44,6 tỉ USD đề nghị mua lại từ Microsoft. Yang được cho rằng đã ra giá cao hơn 4 USD/cổ phiếu so với những gì Microsoft sẵn sàng trả, và điều này loại bỏ cơ hội thực hiện giao dịch. Khi chứng khoán công ty tiếp tục giảm, những nhà đầu tư thiếu kiên nhẫn trút tất cả lên đầu Yang.
Khi ông từ chức TGĐ, ít người cảm thấy hối tiếc vì tin này. Thực tế, họ cũng bỏ qua luôn thực tế Yang đã giúp xây dựng nên một trong những đế chế Internet mạnh nhất thế giới.
4. Carol Bartz (1/2009 – 9/2011)
Cùng với sơ yếu lí lịch ấn tượng trong ngành công nghệ, tính cách thẳng thắn bất thường của Bartz thuyết phục hội đồng quản trị bà có đủ những tố chất đưa Yahoo quay trở lại. Tuy nhiên Bartz, cựu TGĐ công ty phần mềm kĩ thuật và thiết kế 3D Autodesk – không có nền tảng về truyền thông và quảng cáo, lại được bổ nhiệm làm TGĐ một công ty truyền thông và quảng cáo là điều khá sửng sốt.
Đoạn kết thậm chí còn sửng sốt hơn khi bà thông báo tin bị sa thải trong email gửi tới toàn bộ nhân viên từ chiếc iPad của mình: “Tôi rất buồn khi phải nói tôi vừa bị Chủ tịch HĐQT Yahoo đuổi việc qua điện thoại.”
5. Scott Thompson (1/2012 – 5/2012)
Scott Thompson, người vừa được tuyển dụng hồi đầu năm, đã đánh mất công việc của mình chỉ vì một chuyện “ba láp” liên quan tới bằng cấp. Cũng như Bartz, ông không có kinh nghiệm về truyền thông và quảng cáo. Trước đó, Thompson là TGĐ công ty thanh toán trực tuyến PayPal.
Tuy nhiên, trong triều đại ngắn ngủi của mình, Thompson đã vô cùng năng động. Ông mở ra cuộc chiến bản quyền gây tranh cãi với Yahoo và khiến phần lớn thung lũng Silicon không hài lòng. Ông cũng lên kế hoạch cho cuộc sa thải lớn, nhưng lại làm dấy lên câu hỏi điều này có liên quan thế nào tới ý định trang bị lại Yahoo, tiếp tục cuộc đua với Google.
Cái kết của Thompson tại Yahoo vì sai sót trong vấn đề bằng cấp. Nếu là một công ty khác, đó chỉ là sai sót ngớ ngẩn. Nhưng bởi vì đó là Yahoo, bạn sẽ bị đổ lỗi vì một thứ đã trở thành cổ mộ.
Theo ICTnew
Google tính trao mảng phần cứng Motorola cho chủ mới?
Số phận mảng phần cứng của Motorola đang trở nên mơ hồ hơn bao giờ hết khi tờ Wall Street Journal khẳng định Google chỉ quan tâm đến Motorola vì bằng sáng chế và đang lên kế hoạch bán bộ phận này cho Huawei (Trung Quốc).
Công bằng mà nói thương vụ mua lại Motorola Mobility của Google là một thương vụ tầm cỡ và khi thỏa thuận sáp nhập này được hoàn tất, không ít người đã phỏng đoán về những kế hoạch tiếp theo mà gã khổng lồ Internet dự định thực hiện với mảng phần cứng của Motorola. Phần lớn mọi người đều ngay lập tức cho rằng Google có thể tạo ra các thiết bị Nexus riêng của mình nhưng công ty đã lên tiếng phủ nhận điều đó và khẳng định hãng muốn giữ Motorola như một bộ phận riêng biệt. Tuy nhiên, sau khi nói chuyện với nhiều nguồn tin khác nhau, tờ Wall Street Journal nhận thấy Google chỉ quan tâm đến Motorola vì số lượng bằng sáng chế khổng lồ mà công ty này sở hữu và hãng công nghệ Mỹ đang lên kế hoạch bán mảng phần cứng của Motorola cho Huawei.
Google chỉ bỏ tiền mua lại Motorola vì số lượng bằng sáng chế khổng lồ của công ty nàyWall Street Journal tin rằng Google móc hầu bao ra mua lại Motorola hoàn toàn vì số lượng 17.000 bằng sáng chế mà Motorola nắm trong tay nhằm bảo vệ nền tảng Android trước những cuộc chiến pháp lý từ các hãng đối thủ mà điển hình nhất là Apple. Bài viết trên tờ Wall Street Journal chỉ ra một thực tế là Google không hề tổ chức, củng cố lại Motorola cũng như đấu tranh với những mất mát và việc thị phần của công ty này đang bị thu hẹp lại trên thị trường smartphone. Bài báo lập luận Google không phải là một công ty sản xuất phần cứng và không thể duy trì vị thế là một nhà cung cấp phần mềm Android trung lập được nữa nếu hãng lựa chọn việc bắt đầu sản xuất phần cứng.
Tuy nhiên, Google cũng có thể sử dụng Motorola để phát triển mẫu điện thoại Nexus chính xác như họ muốn mà không cần phải có một quá trình thương thảo với các công ty khác như HTC, Samsung và LG. Google không chỉ có toàn quyền kiểm soát thiết bị này ngay từ đầu mà họ còn có thể tiếp tục xây dựng phần mềm đáp ứng cho những yêu cầu của họ, tạo nên một chiếc điện thoại Nexus đúng như những gì họ mong muốn. Điều đó sẽ cho phép Google trực tiếp đối đầu với Apple mà không cần phải lo lắng.
Ngay cả nếu khi Google tính đến việc bán mảng phần cứng của Motorola cho Huawei thì chắc chắn mức giá trao tay này sẽ rất "chát", có thể số tiền mà Google đề nghị còn hơn cả khả năng chi trả của Huawei. Các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) ở Trung Quốc như ZTE và Huawei mặc dù đã gây dựng được chút ít tiếng tăm ở thị trường phương Tây nhưng họ vẫn không thể sản xuất được những smartphone cao cấp hàng đầu mà người tiêu dùng thường mong đợi từ các công ty như HTC và Samsung. Hiện tại cả ZTE và Huawei vẫn chỉ quẩn quanh ở thị trường tầm trung hoặc giá rẻ, do đó, việc chịu bỏ ra một khoản đầu tư khổng lồ vào Motorola sẽ là một canh bạc lớn đối với các công ty này. Không chỉ vậy, trước đây, Huawei đã bị ngăn chặn mở rộng ra ở Mỹ do những lo ngại về mặt quân sự. Huawei từng cố gắng mua lại các hệ thống 3Leaf vào hồi tháng 2/2011 nhưng đã bị từ chối thẳng thừng. Một tình huống tương tự cũng có thể xảy ra nếu công ty Trung Quốc này cố gắng mua mảng phần cứng của Motorola.
Theo Dân Trí
Marissa Mayer: "Bông hồng" của Google Đến với Google như một định mệnh, bà Phó chủ tịch phụ trách dịch vụ tìm kiếm và trải nghiệm khách hàng Marissa Mayer đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các ý tưởng và quyết định số phận những sản phẩm của "gã khổng lồ Internet". Marissa Mayer là người kết nối các ý tưởng và quyết định số phận...