5 ‘độc tố’ cần tránh khi chọn dầu gội, sữa tắm vì dùng nhiều có thể gây ung thư, sảy thai, vô sinh
Các chất này có khả năng phá vỡ nội tiết tố của cơ thể, dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh tuyến giáp, hen suyễn, các vấn đề về sinh sản, thậm chí ung thư.
Dầu gội, sữa tắm dùng để làm sạch cơ thể. Nhưng không phải loại dầu gội sữa tắm nào cũng ’sạch’.
Dầu gội, sữa tắm ’sạch’ được định nghĩa là các sản phẩm an toàn với môi trường và cơ thể, không chứa các chất hóa học gây hại – được gọi là chất gây rối loạn nội tiết, theo một bài viết trên chuyên trang về sức khỏe của Mỹ – Healthline.
Việc nghiên cứu về các chất gây rối loạn nội tiết trong các sản phẩm được sử dụng hằng ngày đã xuất hiện từ khá lâu. Nhưng một nghiên cứu mới đã xác nhận rằng, với những người chủ động chọn lựa tránh dùng sản phẩm có chứa chất gây rối loạn nội tiết, họ có mức độ hóa chất trong cơ thể thấp hơn rất nhiều so với người không có ý thức chọn lựa.
Dầu gội, sữa tắm ’sạch’ được định nghĩa là các sản phẩm an toàn với môi trường và cơ thể, không chứa các chất hóa học gây hại được gọi là chất gây rối loạn nội tiết.
Nghiên cứu thực hiện bởi Viện Silent Spring – tổ chức phi lợi nhuận nghiên cứu về phòng chống ung thư vú và các vấn đề sức khỏe. Kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên Tạp chí quốc tế về Vệ sinh và Sức khỏe môi trường.
Tiến sĩ Leonardo Trasande, giáo sư Khoa Y học Môi trường tại Trung tâm y tế NYU Langone Health, Mỹ, cho biết: “Nghiên cứu này củng cố quan điểm cho rằng cơ thể con người có thể thay đổi tức thì khi bạn tránh tiếp xúc với các chất gây rối loạn nội tiết”.
Chất gây rối loạn nội tiết là hóa chất được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân và sản phẩm gia dụng. Các nhà nghiên cứu thường xuyên cảnh báo về những chất này khi chúng có thể phá vỡ nội tiết tố của cơ thể, dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh tuyến giáp, hen suyễn, các vấn đề về sinh sản và đôi khi là ung thư.
Trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đánh giá mức độ ảnh hưởng của các loại sản phẩm vệ sinh khác nhau đối với người tham gia.
Có nhiều sản phẩm vệ sinh hiện nay chứa các chất gây rối loạn nội tiết. Ảnh minh họa.
Họ thu thập mẫu nước tiểu của 726 người tham gia để phân tích 10 chất gây rối loạn nội tiết phổ biến. Trong đó, 87% người tham gia nói rằng họ tránh sử dụng một số sản phẩm có hóa chất nêu trên.
Khi so sánh những người tham gia với nhau, các nhà nghiên cứu phát hiện những người tránh dùng các sản phẩm có paraben, triclosan và fragrance (mùi hương) có xu hướng nằm trong nhóm ít có ‘gánh nặng cơ thể’ nhất.
Video đang HOT
‘Gánh nặng cơ thể’ là thuật ngữ thường được các nhà môi trường sử dụng để chỉ mức độ tác động của một số hóa chất trong cơ thể người.
Như vậy, theo các chuyên gia, đây là 5 hóa chất bạn nên tránh xa khi chọn dầu gội sữa tắm.
1. Paraben
Chọn sản phẩm dầu gội đầu ’sạch’ giúp bạn hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại.
Paraben là một trong những chất bảo quản phổ biến nhất được sử dụng trong các sản phẩm dược mỹ phẩm. Chúng dễ dàng hấp thụ vào cơ thể con người.
Theo một nghiên cứu năm 2019, paraben được tin là có tác động đến hoạt động nội tiết, có liên quan đến các chất gây ung thư, bệnh vô sinh, rối loạn tâm lý.
Khi chọn mua dầu gội và sữa tắm, hãy xem bảng thành phần và tránh paraben – hoạt chất có paraben thường được viết là methylparaben, propylparaben, isoparaben hoặc butylparaben.
2. BPA
BPA được sử dụng để sản xuất một số sản phẩm nhựa, đồ vệ sinh cá nhân và các sản phẩm vệ sinh phụ nữ.
Một nghiên cứu khác cho thấy BPA có thể tương tác với các thụ thể nội tiết, có khả năng làm thay đổi chức năng của chúng.
Hãy tìm các sản phẩm được dán nhãn “không chứa BPA”. Nếu không có nhãn, hãy nhớ rằng sản phẩm nhựa được đánh dấu bằng mã tái chế số 3 hoặc 7 có thể chứa BPA.
Hãy tìm các sản phẩm được dán nhãn “không chứa BPA”
3. Triclosan
Triclosan là một chất kháng khuẩn được sử dụng trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Nó dễ dàng hấp thụ vào da. Tiếp xúc với triclosan có thể dẫn đến các vấn đề sinh sản, ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch và chức năng tim mạch.
4. Benzophenone-3
Benzophenone-3 được sử dụng trong kem chống nắng và mỹ phẩm để bảo vệ cơ thể khỏi tia cực tím (UV). Một nghiên cứu cho thấy hóa chất này có liên quan đến sự gián đoạn của hệ thống điều chỉnh khả năng sinh sản và miễn dịch.
5. Phthalate
Một hóa chất khác mà các chuyên gia khuyên bạn nên tránh là phthalate. Phthalate là chất hóa học gây rối loạn nội tiết được tin là có liên quan đến sảy thai và các biến chứng sản khoa, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports. Chúng có thể được tìm thấy trong sơn móng tay, thuốc xịt tóc, xà phòng, dầu gội, nước hoa….
Khi xem bảng thành phần, hãy tìm chữ phthalate. Phthalate là một nhóm các hóa chất chứa từ “phthalate” ví dụ như: butyl cyclohexyl phthalate, dimethyl phthalate. Chúng cũng có thể được viết là “fragrances”.
Kết lại, Vậy các sản phẩm vệ sinh như thế nào được cho là an toàn?
Theo Healthline, sản phẩm ’sạch’ là sản phẩm không chứa thành phần gây hại cho sức khỏe của bạn.
Các thành phần được tin là gây hại bao gồm: sulfat, paraben, phthalate, dầu khoáng (mineral oil), retinyl palmitate, nhựa than đá (coal tar), hydroquinone, triclosan, triclocarban, formaldehyde và các chất giải phóng formaldehyde, tất cả các loại mùi hương tổng hợp (synthetic fragrances).
Những ai có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao nhất?
Cần lưu ý rằng, không chỉ những người thường xuyên duy trì chế độ ăn thiếu I-ốt mới có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết hình cánh bướm nằm ở cổ, có vai trò điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Khi chức năng tuyến giáp bị rối loạn, có thể gây ra các bệnh cường giáp, suy giáp, đa nhân tuyến giáp, u bướu lành tuyến giáp và ung thư tuyến giáp.
Những yếu tố nguy cơ của ung thư tuyến giáp
Tại Việt Nam, theo một số thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng trên 4,6 triệu người mắc u nhân tuyến giáp, trong đó, có 2% là u ác tính. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 3 lần so với nam giới.
Bên cạnh đó, theo các bác sĩ Bệnh viện K, ung thư tuyến giáp còn có những yếu tố nguy cơ sau:
- Yếu tố phóng xạ: Đây là yếu tố nguy cơ hàng đầu. Ví dụ điển hình nhất là những người có tiền sử xạ trị ở vùng cổ sẽ có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao. Trong lịch sử, các nhà khoa học cũng thống kê được rằng, các yếu tố ung thư tuyến giáp tăng lên sau các tai nạn hạt nhân như vụ nổ bom nguyên tử ở Nhật Bản, trong Chiến tranh thế giới thứ 2.
- Chế độ ăn thiếu i-ốt: Người ta nhận thấy rằng, nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp tăng lên ở những vùng có chế độ ăn thiếu i-ốt.
- Tiền sử bệnh tuyến giáp: Ở những người có tiền sử mắc một số bệnh về tuyến giáp, chẳng hạn như viêm, u tuyến giáp có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn người bình thường.
- Đột biến gen: Trong các nghiên cứu về ung thư tuyến giáp, người ta thấy rằng, 50% bệnh nhân có hiện tượng đột biến gen. Cùng với đó, có đến 70% bệnh nhân ung thư tuyến giáp có liên quan đến yếu tố gia đình (có người trong nhà bị ung thư tuyến giáp). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một tài liệu nào cho thấy ung thư tuyến giáp là do di truyền.
Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên chủ động tầm soát ung thư định kỳ, đặc biệt là những đối tượng có nguy cơ cao. Biết sớm, trị đúng, bệnh cho kết quả tốt khoảng 95%. Bệnh vẫn có thể tái phát nhiều chục năm sau, dưới dạng các hạch cổ hoặc di căn ở phổi hoặc xương. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp tái phát vẫn có thể trị tốt.
Những dấu hiệu nhận biết sớm ung thư tuyến giáp
- Khối u ở cổ: Tuyến giáp nằm ở phía trước cổ, nhưng bất kỳ khối u nào không tự biến mất trong vòng vài tuần đều cần được kiểm tra. Nếu ung thư tuyến giáp đã lan đến các hạch bạch huyết lân cận, khối u có thể nằm lệch ở một bên cổ chỗ các hạch lympho, thay vì ở phía trước là vị trí của tuyến giáp.
- Khó nuốt: Khi khối u to lên, nó có thể cản trở khả năng nuốt. Do đó, nếu tình trạng khó nuốt không biến mất trong một vài tuần thì bạn nên đi khám.
- Thay đổi giọng nói:Thanh quản nằm ngay phía trên tuyến giáp, vì vậy những thay đổi ở tuyến giáp có thể làm cho bạn bị khàn giọng.
- Khó nói, ăn, hoặc thở: Những triệu chứng này có thể sẽ không xảy ra trừ khi ung thư đã ở giai đoạn muộn.
Những độc tố nấm mốc trong thực phẩm gây ung thư Khí hậu Việt Nam là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển và sản xuất độc tố của nấm mốc. Con người có thể bị phơi nhiễm độc tố nấm mốc qua tiêu hóa, tiếp xúc và hô hấp. Ảnh hưởng của độc tố nấm mốc đến sức khỏe đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu. Trong đó, độc tố aflatoxin...