5 điều khó chịu nhất của máy tính Mac sử dụng chip Apple
Apple đã khiến mọi đối thủ phải nể sợ kể từ khi ra mắt mẫu máy Mac chip M1 đầu tiên vào tháng 11/2020, cũng là cột mốc đánh dấu đoạn kết cho mối quan hệ đối tác kéo dài 15 năm trời giữa công ty này với Intel.
Máy tính Apple hiện nay đã không còn dùng chip Intel Core nữa, mà thay vào đó là loạt chip M1, M2…, được gọi chung bằng cái tên ‘chip Apple’, hay ‘Apple silicon’.
Việc chuyển sang dùng chip Apple đã mang lại cho các máy tính của hãng một sự cải thiện đáng kể về hiệu suất. Nhưng không gì là hoàn hảo. Máy Mac chip Apple vẫn có những thiếu hụt, và dưới đây là 5 điều khiến người dùng khó chịu nhất về máy Mac chip Apple.
1. SSD và RAM không nâng cấp được
Một trong những vấn đề đáng phàn nàn nhất trên máy Mac chip Apple là bạn không thể thay thế hoặc nâng cấp SSD và RAM của chúng. Hai linh kiện này đều được hàn chết lên mainboard, và bất kỳ nỗ lực nào nhằm tháo chúng ra cũng sẽ khiến máy mất bảo hành.
Bên cạnh việc “chết dí” với dung lượng SSD và RAM hiện có, bạn còn không thể nâng cấp lên SSD và RAM thế hệ mới hơn ra mắt trong tương lai gần, vô tình khiến hiệu suất máy tính giảm dần về lâu về dài.
2. Không hỗ trợ Boot Camp để chạy Windows
Tìm đỏ mắt cũng không ra Boot Camp trên máy Mac chip Apple
Một vấn đề khác bị người dùng chỉ trích là sự vắng mặt của Boot Camp trên máy Mac chip Apple. Sử dụng Boot Camp để chạy Windows trên máy Mac vừa có ưu lẫn nhược điểm, nhưng nếu sử dụng máy Mac chip M1 hoặc M2, bạn thậm chí chẳng có cơ hội để nói về chuyện đó!
Video đang HOT
Cách duy nhất để cài đặt Windows 11 lên máy Mac chip Apple là sử dụng các phần mềm ảo hóa như Parallels Desktop. Hiển nhiên cách này cũng tồn tại nhiều nhược điểm, và đó là điều chúng ta sẽ nói đến trong phần tiếp theo.
3. Các công cụ ảo hóa chỉ chạy được phiên bản Windows ARM
Không có Boot Camp đã tệ rồi, nhưng phần mềm ảo hóa chỉ chạy được Windows 11 phiên bản ARM còn khiến người dùng sôi máu hơn nữa. Bạn không thể cài đặt Windows 11 hay các ứng dụng Windows phiên bản x86 trên máy Mac chip M1 hay M2 được!
Chính vì lẽ đó, dù mang tiếng cài được Windows, bạn chỉ chơi được một số rất ít tựa game và dùng được vài ứng dụng Windows được tối ưu cho ARM mà thôi – một điều cực kỳ đáng thất vọng khi mà ảo hóa trên máy Mac chip Intel làm được gần như mọi thứ máy thật làm được. Chưa kể máy Mac chip Intel còn có Boot Camp để cài Windows nữa chứ.
4. Tùy biến cấu hình máy Mac đòi hỏi túi tiền rủng rỉnh
Một vấn đề khác bạn phải chấp nhận nếu muốn mua máy Mac mới là chi phí thêm vào để tùy biến cấu hình của chúng. Apple có thể nhân cơ hội này “bòn rút” của bạn vài ngàn đô là chuyện bình thường!
Dù là muốn nâng cấp lên vi xử lý mạnh hơn, GPU hiệu suất cao hơn, hay nhiều RAM hơn…mọi thứ đều giải quyết được với rất nhiều tiền. Với máy Mac chip Apple, điều này càng đúng hơn bởi giá thành của chúng vốn đã cao hơn trước kha khá rồi.
5. Chip Apple không thể so sánh được với GPU rời
CPU và GPU trong các máy Mac chip Apple chia sẻ chung bộ nhớ. Nhờ đó, hệ thống được tối ưu hóa tốt hơn, đặc biệt đối với các ứng dụng được phát triển dành riêng cho Mac, nhưng về mặt hiệu suất, cách làm này không thể cạnh tranh với sức mạnh của GPU rời được. GPU rời hiển nhiên tiêu thụ nhiều điện hơn, nhưng hiệu suất của chúng cũng cao hơn hẳn. Trên thực tế, các reviewer tin rằng một trong những lý do bạn không nên mua MacBook Air M2 là vì GPU của nó khá đáng thất vọng.
Nếu là người dùng thông thường, bạn sẽ không nhận thấy sự khác biệt, bởi chip Apple đáp ứng tốt nhu cầu chỉnh sửa ảnh/ video và thậm chí là chạy vài tựa game mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Nhưng nếu đang dùng một chiếc laptop với GPU rời để chạy các ứng dụng đồ họa nặng và chuyển sang chip Apple, bạn sẽ cảm thấy hụt hẫng ngay.
Máy Mac chip Apple không dành cho tất cả mọi người
Nhìn chung, có nhiều vấn đề với máy Mac chip Apple khiến chúng không được một vài nhóm người dùng ưa chuộng. Bạn có thể kể ra hàng tá lý do để bỏ máy Mac chip Intel và chuyển sang chip Apple, nhưng xét chi phí phải bỏ ra, bạn nên tự hỏi bản thân liệu một chiếc máy Mac chip M1 hay M2 có thực sự mang đến bất kỳ sự khác biệt nào trong công việc thường ngày của mình hay không!
Hướng dẫn tắt bảo mật ảo hóa VBS để máy tính Windows 11 chạy mượt hơn
Nếu bạn không cần đến VBS thì hãy tắt nó đi để máy hoạt động nhanh, mượt mà hơn.
Virtualization Based Security (Bảo mật dựa trên ảo hóa) hay VBS, là một tính năng bảo mật sử dụng ảo hóa phần cứng. Chế độ này tạo ra một hệ thống ngăn chặn phần mềm độc hại xâm nhập vào máy tính của bạn. Vì thế, đôi khi nó khiến hiệu suất của máy bị ảnh hưởng.
Theo thông tin được công bố, tính năng bảo mật VBS có thể làm giảm tới 30% hiệu năng chơi game của máy tính Windows 11. Nếu bạn không cần đến VBS thì hãy tắt nó đi để máy hoạt động nhanh, mượt mà hơn. Sau đây sẽ là hướng dẫn để tắt VBS một cách nhanh nhất.
Kiểm tra VBS trên máy tính Windows 11 có bật hay không
Bước 1: Nhấn vào nút Start hoặc tìm kiếm (Search) sau đó gõ Msinfo32 hoặc System Information rồi nhấn Enter.
Bước 2: Cửa sổ System Information sẽ hiện ra và bạn cuộn xuống để tìm mục VBS (Virtualization-Based Security). Nếu trạng thái là Running thì VBS đang được bật.
Tắt VBS trên Windows 11
Bước 1: Bạn nhấn nút Start hoặc nút tìm kiếm (Search) sau đó gõ Windows Security rồi nhấn Enter.
Bước 2: Nhấn vào Device security
Bước 3: Nhấn vào Core isolation details trong mục Core isolation
Bước 4: Trong phần Memory Intergrity bạn chọn Off rồi khởi động lại máy. Sau khi máy khởi động lại tính năng VBS sẽ được tắt.
Hy vọng với hướng dẫn trên, bạn có thể dễ dàng tắt VBS trên máy tính. Đương nhiên, khi đóng một ứng dụng bảo mật đồng nghĩa với việc máy tính của bạn sẽ dễ bị tấn công hơn. Vì thế, hãy cân nhắc kỹ.
Nếu muốn bật lại VBS, bạn chỉ cần làm tương tự như trên. Ở bước 4, thay vì chọn Off thì bạn chọn On, vậy là VBS sẽ được bật lại. Chúc bạn thành công.
Google tham vọng bắt kịp hệ sinh thái của Apple trong năm 2022 Tại CES 2022, Google đã giới thiệu 13 tính năng phần mềm mới trên các nền tảng hệ điều hành của hãng, từ việc hỗ trợ ghép nối nhanh các thiết bị không dây đến quét trực tiếp văn bản. Đây là một phần trong sáng kiến "Better Together" (cùng nhau tốt hơn) của Google. Tuy nhiên, trang The Verge nhận định động...