5 điều chị em nên biết về ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng được coi là một “sát thủ giấu mặt” lấy đi mạng sống của không ít phụ nữ.
Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI: National Cancer Institute) ước tính 22.280 phụ nữ Mỹ được chẩn đoán ung thư buồng trứng trong năm 2013, và 15.500 phụ nữ chết vì căn bệnh này.
Những con số
Ung thư buồng trứng thường được chẩn đoán ở phụ nữ da trắng cao hơn so với phụ nữ thuộc các chủng tộc khác. Tại Mỹ, có 13,4 trường hợp trong 100.000 phụ nữ da trắng được chẩn đoán mắc UTBT hàng năm, 11,3 trường hợp trên 100.000 phụ nữ Tây Ban Nha, và 9,8 trường hợp trên 100.000 phụ nữ da đen hoặc châu Á.
Tỷ lệ sống 5 năm khi mắc ung thư buồng trứng là 43,7 %, nhưng tỷ lệ sống rất khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn mà một người phụ nữ được chẩn đoán. Theo NCI, 91,5 % bệnh nhân được chẩn đoán bệnh trước khi ung thư lan ra sẽ sống thêm được ít nhất là 5 năm, trong khi chỉ có 26,9% những người được chẩn đoán sau khi ung thư đã lan đến các bộ phận khác trong cơ thể tồn tại được 5 năm.
Yếu tố nguy cơ ung thư buồng trứng
Theo NCI, các yếu tố nguy cơ lớn nhất cho phát triển ung thư buồng trứng là tiền sử gia đình. Phụ nữ sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư buồng trứng tăng gấp ba lần nếu họ có chị em/ mẹ/ hay con gái gặp vấn đề với ung thư buồng trứng.
Một lý do khiến nguy cơ UTBT có cơ hội di truyền trong gia đình là một số gia đình có thể bị biến đổi phiên bản của gen BRCA1 và BRCA2. Những đột biến này làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng của một người phụ nữ: 15-40% phụ nữ có một gen BRCA1 hoặc BRCA2 đột biến sẽ được chẩn đoán ung thư buồng trứng trong cuộc đời họ, trong khi đó chỉ 1,4% phụ nữ trong dân số nói chung sẽ được chẩn đoán là UTBT. Phụ nữ có đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 thường phát triển ung thư buồng trứng trước tuổi 50.
Tuy nhiên, vẫn còn 85 đến 90% trường hợp ung thư buồng trứng không có liên kết di truyền rõ ràng.
Thuốc kiểm soát sinh, liệu pháp thay thế hormone sau khi mãn kinh, và béo phì cũng có liên quan với nguy cơ gia tăng của bệnh. Nhìn chung, nguy cơ bệnh tật của một người phụ nữ gia tăng theo tuổi tác.
Rụng trứng và ung thư buồng trứng
Nguy cơ ung thư buồng trứng ở nữ giới dường như tăng lên so với số lượng trứng rụng. Trong quá trình rụng trứng, một trứng được giải phóng từ buồng trứng và bị cuốn vào ống dẫn trứng – và nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các chất lỏng thoát ra từ buồng trứng cùng với trứng chứa yếu tố tăng trưởng và các phân tử khác gây tổn hại DNA của các tế bào ống dẫn trứng gần đó, Tiến sĩ Ronny Drapkin, một trợ lý giáo sư bệnh lý học tại Trường Y Harvard cho biết.
Hơn nữa, bằng chứng cho thấy bệnh ung thư buồng trứng nguy hiểm, được gọi là ung thư huyết thanh cao cấp, thực sự bắt đầu khi các tế bào ở đầu của ống dẫn trứng , không tế bào trong buồng trứng tự biến thành ung thư.
Những phát hiện này giải thích các quan sát lâu nay rằng bất cứ điều gì làm giảm số lần rụng trứng của người phụ nữ cũng làm giảm nguy cơ ung thư buồng trứng của họ, Drapkin nói. Mang thai, cho con bú và thuốc kiểm soát sinh tạm thời đình chỉ tất cả các rụng trứng, và các nghiên cứu đã chứng minh được mối quan hệ của tất cả những yếu tố ấy giúp giảm nguy cơ ung thư buồng trứng như thế nào.
Video đang HOT
Triệu chứng của ung thư buồng trứng
Một trong những lý do ung thư buồng trứng rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu là những triệu chứng phổ biến của nó gần tương tự như khi bạn gặp các vấn để về tiêu hóa.
Dưới đây là một số triệu chứng của ung thư buồng trứng:
- Chướng bụng, đầy hơi
- Khó chịu hoặc đau vùng chậu
- Khó tiêu dai dẳng, xì hơi hoặc buồn nôn
- Thay đổi thói quen đi tiêu, chẳng hạn như táo bón hoặc nhu cầu thường xuyên đi tiểu
- Chán ăn hoặc nhanh chóng cảm thấy no
- Tăng chu vi bụng hoặc quần áo bỗng chật hơn ở xung quanh vòng eo của bạn
Trong một nghiên cứu, xuất bản năm 2004 trong Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ, các nhà nghiên cứu so sánh phụ nữ đến thăm một phòng khám y tế không có ung thư buồng trứng với những người đã mắc.
Họ nhận thấy rằng sự kết hợp của đau bụng, đau vùng chậu, đầy hơi, táo bón và tăng kích thước vòng bụng thì nghiêm khắc hơn đáng kể ở những phụ nữ bị ung thư buồng trứng. Ví dụ, 43% phụ nữ bị ung thư buồng trứng đã có một sự kết hợp của đầy hơi, tăng kích thước vòng bụng và các triệu chứng tiết niệu, nhưng chỉ có 8% phụ nữ không có những triệu chứng ung thư.
Xét nghiệm sàng lọc
Xét nghiệm sàng lọc đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc phát hiện ung thư buồng trứng. Khám phụ khoa kiểm tra vùng khung chậu được thực hiện bởi các bác sĩ có thể bao gồm kiểm tra buồng trứng, nhưng chúng thường không nắm bắt các khối u cho đến khi chúng đã phát triển lớn hơn.
Siêu âm qua ngả âm đạo, và các xét nghiệm máu đo mức độ của một phân tử được gọi là CA-125 đã được thử nghiệm.
Tuy nhiên, xét nghiệm này không phải là luôn chính xác và không đầy đủ cho chẩn đoán ung thư buồng trứng vì nó cũng tăng lên trong các bệnh lý không phải ung thư, chẳng hạn như bệnh lạc nội mạc tử cung và viêm ruột thừa. Ngoài ra, chụp X-quang hay quét CT, quét MRI cũng giúp tìm ra những dấu hiệu của bệnh ung thư ở các khu vực khác của cơ thể.
Nhưng so với tất cả thì phẫu thuật hoặc sinh thiết vẫn là thao tác cần thiết nhất giúp chẩn đoán tốt nhất các tế bào phát triển bất thường có phải là do ung thư có nguồn gốc từ buồng trứng hay không.
Trí Thức Trẻ
Điều chị em cần biết về các bước khám phụ khoa
Không phải cứ đi khám phụ khoa là sẽ bị rách màng trinh. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng màng trinh của bạn để có cách thức khám phù hợp nhất.
Bác sĩ ơi, sắp tới công ty em có đợt khám sức khỏe tổng quát và yêu cầu phải khám cả phụ khoa. Em năm nay dù đã 23 tuổi nhưng chưa từng đi khám phụ khoa lần nào nên em rất lo lắng. Em nghe nói khám phụ khoanếu không cẩn thận sẽ dẫn đến rách màng trinh. Đây là điều làm em lo sợ nhất.
Nhưng vì không thể bỏ khám sức khỏe được nên em càng lo lắng hơn. Xin cho em hỏi, nếu khám phụ khoa thì bác sĩ sẽ khám thế nào? Và làm cách nào để khám phụ khoa thoải mái nhất? Em xin cảm ơn bác sĩ! (Thùy Hạnh)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thùy Hạnh thân mến,
Khám phụ khoa thực chất không phải là thủ tục khám phức tạp hay gây đau đớn gì. Với các bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao thì việc khám này diễn ra rất đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Hơn nữa, khám phụ khoa là điều hết sức cần thiết với chị em phụ nữ, cho dù chị em đã kết hôn hay chưa có gia đình, đã có quan hệ tình dục hoặc chưa từng "quan hệ".
Khám phụ khoa là một hình thức kiểm tra đầy đủ khu vực âm đạo của người phụ nữ. Bác sĩ sẽ xác định kích thước và vị trí của các bộ phận chính trong âm đạo như cổ tử cung và buồng trứng.
Khám phụ khoa tổng quát gồm khám bên ngoài, khám âm đạo, tử cung, chỉ tốn từ 5-10 phút. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn làm thêm các xét nghiệm (dịch âm đạo, nước tiểu, máu, tế bào cổ tử cung...) nếu bạn yêu cầu hoặc khi thấy có nguy cơ hay có dấu hiệu nghi ngờ các bệnh lây qua đường tình dục, ung thư, viêm âm đạo...
Khám phụ khoa thực chất không phải là thủ tục khám phức tạp hay gây đau đớn gì. Ảnh minh họa
Khám phụ khoa giúp chị em biết được tình hình sức khỏe của "vùng kín", sức khỏe sinh sản của mình, những biểu hiện hoặc nguy cơ bệnh ở "vùng kín" nếu có. Việc này rất quan trọng vì nếu đi khám phụ khoa thường xuyên, chị em sẽ có thể phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, tỉ lệ khỏi bệnh cao. Nhiều chị em không đi khám phụ khoa đã dẫn tới hậu quả là mắc bệnh ở cơ quan sinh sản mà không biết, khiến cho bệnh ngày càng nặng, chữa trị mất nhiều thời gian và tiền bạc mà hiệu quả lại không cao.
Không phải cứ đi khám phụ khoa là sẽ bị rách màng trinh. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng màng trinh của bạn để có cách thức khám phù hợp nhất.
Một số điều bạn cần biết khi đi khám phụ khoa để mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn là:
- Nên giải tỏa tâm lý lo lắng trước khi đi khám phụ khoa.
- Vệ sinh sạch sẽ, nhất là "vùng kín" để việc kiểm tra được thuận tiện.
- Bác sĩ sẽ phải kiểm tra khu vực âm đạo, vùng xương chậu và bên trong khung chậu. Bác sĩ sẽ chỉ làm những gì cần thiết và việc làm này của họ là rất bình thường.
- Có thể bác sĩ sẽ phải trích máu để làm các xét nghiệm cần thiết nếu có biểu hiện bất thường hoặc nghi ngờ bệnh.
- Khi bắt đầu khám phụ khoa, bác sĩ dùng một cái mỏ vịt (nhìn tương tự cái kẹp) đưa vào âm đạo của bạn để khám.
- Khi đưa mỏ vịt vào trong, bác sĩ sẽ tách thành âm đạo ra để kiểm tra kích thước cổ tử cung nhằm chắc chắn mọi thứ vẫn bình thường.
- Sau khi bỏ mỏ vịt ra, bác sĩ sẽ khám bên trong âm đạo bằng tay (sau khi đi găng tay bôi trơn).
- Bác sĩ có thể ấn vào vùng dạ dày từ bên ngoài bụng để chắc chắn rằng tử cung và buồng trứng ở đúng vị trí hay không.
- Kết quả xét nghiệm dịch âm đạo, xét nghiệm máu thường có ngay sau 30 phút hoặc vài tiếng tùy nơi làm xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm tế bào cổ tử cung có sau vài ngày.
- Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ còn kiểm tra xem có bất thường ở ngực hay không.
Bạn nên đi khám phụ khoa ít nhất một năm một lần. Từ năm 21 tuổi hoặc 3 năm sau lần quan hệ tình dục đầu tiên, bạn nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (PAP smear) để phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung. Sau đó nên xét nghiệm mỗi năm một lần.
Nếu biết được các điều trên, chắc chắn bạn sẽ yên tâm và thoải mái hơn khi đi khám phụ khoa.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo VNE
4 hiểu lầm về khám phụ khoa Không ít người cho rằng, chỉ phụ nữ đã kết hôn mới cần đi khám vùng kín. Đây là cách hiểu sai lầm. 1. Khám phụ khoa rất xấu hổ, tránh được thì nên tránh Phần lớn phụ nữ nhận định, việc đi khám phụ khoa thật kỳ quặc và xấu hổ. Lý do là vì ngoài việc phải để lộ toàn bộ...