5 điện thoại dở nhất 2013
Bên cạnh những smartphone xuất sắc, ghi điểm cả về cấu hình lẫn thiết kế, làng điện thoại năm qua cũng chứng kiến không ít thảm họa với chất lượng tệ đến nỗi, người ta không khỏi thắc mắc vì sao NSX lại liều mình tung ra thị trường.
1. ZTE Groove
Ưu điểm: Có thể mở rộng dung lượng bộ nhớ lên tối đa 32 GB nhờ khe cắm thẻ nhớ.
Nhược điểm: Cài hệ điều hành cổ lỗ sĩ Android 2.3, màn hình cảm ứng có độ phân giải quá thấp với góc xem quá hẹp, chất lượng loa rè và tệ.
Kết luận: ZTE Groove có thể gọi điện nhưng đó là tất cả những gì mà nó làm tốt.
2. Huawei Pal
Với điểm số vẻn vẹn 4.9 trên trang điểm của CNET, Pal chính là chiếc điện thoại “đội sổ” của năm 2013.
Ưu điểm: Cực dễ sử dụng
Nhược điểm: Có quá ít tính năng và chất lượng cuộc gọi – yêu cầu cơ bản nhất của một chiếc điện thoại – cũng tỏ ra bập bõm.
Kết luận: Với tính năng quá hạn chế và chất lượng cuộc gọi kém cỏi, Huawei Pal không đáng để bạn mất thời gian tìm hiểu.
3. LG Cosmo 3
Ngoài kiểu dáng thô kệch, Cosmos 3 còn sở hữu một camera gần như vô dụng và một trình duyệt web quá khó dùng.
Ưu điểm: Màn hình nét một cách đáng ngạc nhiên và giá rẻ.
Nhược điểm: Camera không có flash, không quay được video nên về cơ bản, không hiểu nhà sản xuất trang bị nó để làm gì. Trình duyệt web quá rối rắm tới mức người dùng không muốn lướt mạng nữa.
Video đang HOT
Kết luận: Của rẻ là của ôi, bạn nên tìm đến những chiếc điện thoại khác đắt hơn một chút miễn là chúng khả dụng.
Ưu điểm: Samsung Gravity Q sở hữu một thiết kế đơn giản, dễ sử dụng với bàn phím rộng rãi, thoải mái.
Nhược điểm: Màn hình nhỏ hẹp, tối và chỉ hỗ trợ mạng 3G. Chất lượng cuộc gọi lúc tốt lúc không, loa gần như không sử dụng được.
Kết luận: Nếu chấp nhận được thiết kế cổ lỗ của nó và sự hạn chế về tính năng thì bạn vẫn có thể nghiến răng dùng tạm Gravity Q được.
5. HTC First
Một bom xịt đáng thất vọng và nhấn chìm luôn cả giao diện cùng tham vọng của Facebook trong việc tấn công thị trường di động.
Ưu điểm: HTC First được tích hợp sâu các tính năng của mạng xã hội Facebook, cài hệ điều hành Android 4.1Jelly Bean.
Nhược điểm: Người dùng gần như không còn nhận ra bóng dáng Android ở First vì giao diện Home đã “đè” lên tất cả. Giá bán cao (99 USD kèm theo hợp đồng 2 năm) trong khi tính năng lại hạn chế. Khi không có Facebook Home, First là một con dế nhạt nhòa, chẳng có gì đáng nhớ, từ camera thường thường bậc trung, cấu hình tàm tạm cho đến thiết kế thiếu điểm nhấn. Pin của nó không thể thay thế và cũng không hỗ trợ thẻ nhớ microSD.
Kết luận: Không có gì khó hiểu khi không một ai muốn mua First và HTC phải khai tử dòng máy này ngay trong tháng đầu ra mắt.
Theo VietnamNet/CNET
9 sản phẩm công nghệ nổi bật "tạm biệt" người dùng trong năm 2013
Bên cạnh những cái tên thành công và tiếp tục được phát triển, làng công nghệ trong năm 2013 cũng không ít những sản phẩm bị "khai tử". Sau đây là 9 sản phẩm nổi bật vừa "tạm biệt" người dùng trong năm qua.
1. HTC First
Ra mắt chính thức vào tháng 4/2013, HTC First đánh dấu sự hợp tác phát triển của mình với Facebook, được kì vọng sẽ là cái tên tiềm năng trong dòng smartphone tầm trung và giá rẻ bằng việc đi kèm ứng dụng Facebook Home, một ứng dụng mà Facebook ra mắt không lâu trước đó, cho phép cập nhật tin tức từ MXH lớn nhất thế giới này.
Thật không may, cả Facebook Home lẫn HTC First đều chuốc lấy "quả đắng" một cách không thể nhanh hơn. Riêng với First, chiếc điện thoại đã giảm từ 99 USD xuống còn 0,99 USD sau 1 tháng ra mắt và phải ngừng sản xuất ngay sau đó.
Với thất bại này, First trở thành cái tên tiếp theo trong danh sách những smartphone có vòng đời ngắn nhất sau thất bại của Microsoft Kin trước đó.
2. iPhone 5
Vào tháng 9/2013, Apple đã tung ra 2 smartphone mới iPhone 5s và 5c thay vì 1 sản phẩm như thông lệ. Nằm trong chiến lược của mình, iPhone 5c nhiều màu sắc là cái tên thay thế cho iPhone 5, đồng nghĩa với việc thiết bị "đoản mệnh" này bị khai tử ngay sau đó.
3. Winamp
Đây là cái tên gần như gắn trọn với những ai sử dụng máy tính bởi sự phổ thông và lâu đời của nó. Tuy nhiên, saukhi bị AOL mua lại vào năm 1999, phần mềm chơi nhạc này nhanh chóng không còn được sự quan tâm và khi thay đổi thì đã muộn. Đến tháng 12 này, Winamp sẽ chính thức ngừng hoạt động mặc dù đã có thông tin rằng Microsoft sẽ mua lại nó.
4. Turntable.fm
Vào 2011, trang web Turntable.fm được hình thành với mục đích là nơi chia sẻ âm nhạc với nhau bằng những chatroom (phòng trò chuyện). Tuy nhiên, sau trào lưu nở rộ ban đầu, người dùng khá thờ ơ với nó.
Đến đầu tháng 12 vừa qua, Turntable.fm chính thức ngừng cách thức chia sẻ âm nhạc và tập trung vào một sản phẩm khác có tên Turntable Live.
5. MySpace Classic
Tháng 6/2013, phiên bản mới của MySpace ra đời, đồng nghĩa với MySpace phiên bản cũ chính thức ngừng hoạt động. Ra đời vào năm 2000, MySpace Classic được ví như một MXH thời đó cho đến khi bị thay thế.
Với việc phiên bản cũ ngừng hoạt động, các tin nhắn, hình ảnh, blog, bình luận từ tháng 6/2013 trở về trước không còn tồn tại. Một điều khá bất bình là MySpace đã không cảnh báo cho người dùng về vấn đề này.
6. AltaVista
Được Yahoo! mua lại vào năm 2003, AltaVista được biết đến như là công cụ tìm kiếm phổ biến một thời, trước cả Google. Tuy nhiên, sau 10 năm bị mua lại, Yahoo! đã đóng cửa AltaVista vào 8/7 vừa qua nhằm tập trung cho Yahoo! Search.
7. Lavabit và Silent Circle
Đây là 2 dịch vụ mã hóa tài liệu khá nổi tiếng của Mỹ. Riêng Silent Circle nổi tiếng với các dịch vụ mã hóa như Silent Mail , Silent Phone hay Silent Text.
Còn với Lavabit, dịch vụ hoạt động sau 10 năm, được nhà sáng lập Ladar Levison "cho" ngừng hoạt động vì không muốn "trở thành đồng lõa" với NSA khi tổ chức này bị "tố" theo dõi người dùng bởi Edward Snowden trước đó.
8. Google Checkout
Năm 2006, gã khổng lồ tìm kiếm chính thức tung ra Google Checkout, một nỗ lực để cạnh tranh với PayPal trong lĩnh vực thanh toán và giao dịch trực tuyến.
Tuy nhiên, việc hoạt động không như mong đợi, dịch vụ đã buộc phải sáp nhập với Google Wallet, một cách khác để người dùng chấp nhận thanh toán thông qua web.
Đến tháng 5 vừa qua, Checkout chính thức ngừng hoạt động trừ việc giao dịch trên Google Play.
9. Google Reader
Tháng 3 vừa qua, trình đọc RSS của Google - Google Reader chính thức đóng cửa dịch vụ, để lại sự nuối tiếc cho nhiều người. Đây là trình RSS phổ biến nhất trên thế giới trước khi bị khai tử.
Tuy nhiên, điều này cũng tạo điều kiện cho các ứng dụng tương tự lên ngôi, nổi bật là Feedly.
Theo Mashable
Facebook cũng tham gia "xâu xé" BlackBerry Sau những Samsung, Google...thì mạng xã hội Facebook cũng quan tâm mua lại BlackBerry. Theo trang Wall Street Journal, mạng xã hội Facebook mới đây đang tiến hành các thương thảo để mua lại hãng điện thoại Canada BlackBerry. WSJ cho biết BlackBerry đã cử đại diện của họ đến gặp một lãnh đạo (giấu tên) của Facebook hồi tuần trước để thảo...