5 địa chỉ giải khát cho ngày nắng như ‘thiêu đốt’ ở Sài Gòn
Bạn có thể tìm uống dừa tắc, dừa thơm tại quán vỉa hè ở quận 3 hoặc ly nước sâm tại địa chỉ lâu năm ở quận 5.
Dừa tắc
Những hàng nước nhỏ nằm cuối đường Pasteur (quận 3) là địa điểm được nhiều người sành ăn Sài Gòn rỉ tai nhau nhiều nhất mỗi khi muốn giải nhiệt với món dừa tắc. Tại đây có 3 hàng nước khác nhau, bạn có thể mua mang đi hoặc ngồi uống tại chỗ. Chỉ với những nguyên liệu đơn giản như nước dừa tươi, một ít cơm dừa, cho thêm vào ít tắc muối hoặc tắc tươi sẽ mang đến loại nước vừa ngon lại vừa rẻ. Ảnh: Di Vỹ.
Đây là món giải khát dân dã quen thuộc của người Sài thành, đặc biệt là các bạn trẻ. Bạn cũng có thể đổi vị với món dừa thơm cũng mát lạnh không kém. Ngoài món chính là nước dừa, các hàng quán ở đây còn bán thêm nước sâm, rong biển, bông cúc, mía lau… nhưng không thu hút bằng nước dừa tắc. Giá mỗi ly là 12.000 đồng. Ảnh: Di Vỹ.
Nước sâm
Đây là loại đồ uống hút khách bậc nhất vào những ngày thành phố trở nóng. Nước sâm nấu từ các loại lá, rễ cây như mía lau, râu ngô, rễ tranh, nhãn nhục nâu…. với đường phèn. Nhờ đó, món có vị ngọt tự nhiên, thanh mát dễ chịu.
Ở Sài Gòn, quán nước sâm nhỏ ngay ngã tư Lê Hồng Phong – Nguyễn Trãi là một địa chỉ lâu năm luôn đông khách. Để thuận tiện cho khách, loại đồ uống này sẽ được đóng chai hoặc bán trong ly nếu khách dùng tại chỗ. Mỗi ly nước sâm tại đây có giá 10.000 đồng. Khách thường đậu xe trước cửa quán, uống nhanh ly nước rồi lại đi tiếp tạo thành không gian ẩm thực thú vị. Ngoài ra, bạn có thể tìm đến các hàng nước trên đường Dương Tử Giang, Tạ Uyên, Nguyễn Thiện Thuật….
Nước mát
Video đang HOT
Đây là thức uống được người Hoa ở Sài Gòn nấu từ nhiều loại thảo mộc khác nhau. Mỗi chai nước mát có giá từ 20.000 đồng, được bán khá nhiều từ đầu đường Nguyễn Trãi (quận 5). Mùi vị của đồ uống này không ngọt như thường thấy mà lại có vị đắng, mùi hăng, có tác dụng thanh lọc cơ thể, giúp dễ ngủ. Ảnh: Tâm Linh.
Chè
Chè ở Sài Gòn rất đa dạng hương vị nhưng phù hợp cho ngày nóng vẫn là các món được dùng với đá như chè đậu xanh, hạt sen, sương sa hạt lựu… Bạn có thể ghé vào hàng chè bình dân của cô Lộc trên đường Đinh Tiên Hoàng (quận 1) đã tồn tại nhiều thập kỷ hoặc đến một số địa chỉ cũng nổi tiếng không kém là đường Sư Vạn Hạnh, Trần Hưng Đạo B, Nguyễn Tri Phương, Võ Văn Tần, Tô Hiến Thành… Giá mỗi ly chè chỉ từ 15.000 đồng, tùy theo loại. Ảnh: Di Vỹ.
Nước mía
Đây là loại nước gợi nhớ về ký ức tuổi thơ của nhiều người nhất. Nguyên liệu đơn giản chỉ gồm nước mía và đá, thêm một vài quả tắc cho thơm nhưng luôn hấp dẫn thực khách vào những ngày hè nóng nực. Trên rất nhiều con đường ở Sài Gòn, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy nhiều quán nước mía vỉa hè, với giá 10.000 – 15.000 đồng. Để thay đổi khẩu vị, nếu tiện đường trên quốc lộ 22 (huyện Củ Chi, TP HCM), bạn có thể ghé thử loại nước mía sầu riêng từ lâu đã quen thuộc với du khách đi cung đường Tây Ninh – Sài Gòn. Ảnh: Quỳnh Trần.
Di Vỹ
Theo VNE
Sài Gòn có những combo ăn sáng kinh điển phải "đi tay trong tay", bạn thử bao nhiêu trong số này rồi?
Có món này là không thiếu món kia, những món ăn sáng phổ biến này luôn cứ kết hợp với nhau là không trật đi đâu được.
Ở Sài Gòn có những combo ăn sáng mà người ta rất quen, cứ nhắc đến là thấy "chí lý" lắm, song chẳng ai biết những sự kết hợp đấy có từ bao giờ, hay từ đâu mà ra. Gắn liền với những sự kết hợp đó là những hàng quán rất đặc trưng không tìm thấy ở nơi nào khác. Nếu bạn chưa để ý, hay còn bỡ ngỡ về văn hóa ẩm thực của Sài Gòn, thì hãy xem ngay list sau để nhận dạng những combo ăn sáng kinh điển nhé!
Bánh mì và cacao
Bánh mì nướng xé nhỏ chấm với cacao đá đậm đặc là một món ăn sáng phổ biến của người Sài Gòn.
Bánh mì cacao có thể nói là một trong những món ăn sáng nhanh - tiện - ngon và là một trong những nét khá đặc trưng của Sài Gòn đấy. Món này xuất phát từ sở thích chấm bánh mì với mọi thứ trên đời của người Sài Gòn. Phần cacao để chấm với bánh mì là cacao đậm đặc dầm với đá, chấm thêm bánh mì giòn giòn là một món ăn sáng khá phổ biến với người Sài Gòn. Được biết, món bánh mì cacao này có thể được lấy ý tưởng từ bánh mì chấm sữa đặc - một món ăn sáng nhanh gọn cho trẻ em Sài Gòn ngày xưa đấy.
Bạn đã thử bánh mì chấm cacao bao giờ chưa?
Bánh ngọt và sữa tươi
Ở Sài Gòn có một hàng bánh ngọt và sữa tươi bán đã được 20 năm rồi, lúc nào đến cũng thấy hết sức đông khách. Cũng không biết sự kết hợp này ở đâu ra, hay hương vị có đặc biệt gì không, song phần lớn người Sài Gòn vẫn chuộng bánh ngọt và sữa tươi lắm. Quán sữa tươi 20 năm này của Sài Gòn đặc biệt ở chỗ chủ quán có trang trại riêng nên nguồn sữa tươi đến từ đó, cộng thêm các món bánh đều đậm chất "nhà làm" nên thêm ở trong vài phần tình cảm riêng tư và bớt đi vài phần tính công nghiệp vô cảm. Nếu đã ở Sài Gòn thì đây là một combo ăn sáng nên thử, cũng không phải vì hương vị có gì quá đặc biệt mà vì trải nghiệm một góc bình dị hiếm thấy bao năm vẫn thế của thành phố này.
Dimsum và nước sâm
Dimsum và nước sâm thì nổi tiếng với cộng đồng người Hoa hơn, song nếu ai đã ở Sài Gòn lâu thì sẽ hiểu đồng bào người Hoa đã đóng góp rất nhiều vào nền văn hóa ẩm thực đa màu sắc nơi này.
Ở những con phố người Hoa kéo dài từ quận 5 và rải rác ở các quận 10, 11, bạn sẽ thấy những hàng điểm tâm (dimsum) "nhỏ mà có võ". Các món dimsum của người Hoa bán rất phong phú, không có kiểu trăm miếng như một ở nhà hàng. Và có một điều đặc biệt ở đây là dimsum hầu như sẽ luôn được bán cùng với nước sâm. Có nhiều loại nước sâm nhưng phổ biến nhất phải kể đến la hán quả. Có lẽ do dimsum khá béo nên người ta thường kèm theo nước sâm để "thanh lọc" bớt.
Một điều đặc biệt là hầu hết những hàng dimsum của người Hoa chính gốc hầu như không bao giờ phục vụ sau 11 hay 12 giờ trưa, đúng với nghĩa của điểm tâm chỉ để ăn sáng!
Bánh mì và cà phê
Nguồn ảnh: Thư Nguyễn.
Không chỉ ở Sài Gòn, bánh mì và cà phê có thể nói là cặp đôi quốc dân chỗ nào cũng có. Tuy nhiên bánh mì với cà phê ở Sài Gòn lại có hương vị rất khác, có gì đó mang tính vừa hiện đại vừa kinh điển, còn hơi hơi vội vã nữa. Bạn có thể mua những món này một cách "tốc độ" ở các xe cà phê take away và xe bánh mì ở khắp nơi trên Sài Gòn.
Xét về hương vị thì hai món này kết hợp với nhau cũng không có gì đáng kể, nhưng một bên là kinh điển của món ăn sáng, một bên là kinh điển của món uống sáng nên như lẽ tự nhiên là "dành cho nhau". Cứ như thế, bánh mì cùng cà phê đã trở thành một nét trong văn hóa ăn sáng của người Việt nói chung và người Sài Gòn nói riêng như vậy.
Theo Trí Thức Trẻ
Mách bạn những thức uống không thể bỏ qua trong dịp Tết Dương lịch Vào dịp Tết Dương lịch, nên uống gì vừa đã khát vừa giải nhiệt? Hãy cùng xem gợi ý những thức uống dưới đây, đảm bảo sẽ khiến bạn không thất vọng. Còn gì thú vị hơn khi những ngày nghỉ lễ Tết Dương lịch được rong chơi cùng gia đình, bạn bè. Bên cạnh những món ăn ngon dọc miền đất nước,...