5 địa chỉ ẩm thực Hong Kong ở Sài Gòn
Điểm tâm Tiến Phát, Cửu Long quán, ChuKee là các nhà hàng có không gian và món ăn đặc trưng phong vị Hương Cảng.
ChuKee Restaurant
Nhà hàng được trang trí sặc sỡ với họa tiết hình vẽ, tranh ảnh theo phong cách Hong Kong, nằm ngay tại trung tâm khu phố Tây. Nơi đây có không gian ấm cúng, thông thoáng với dãy bàn ghế có vách ngăn tạo sự riêng tư, lịch sự. Ảnh: mebimsuakoi.
Thực đơn nhà hàng có khoảng 300 món được chế biến bởi đầu bếp đến từ Hong Kong, trong đó nổi bật nhất là cơm xì dầu đặc chế theo công thức riêng. Chi phí bữa ăn tại đây khoảng 100.000 – 200.000 đồng mỗi thực khách. Nhà hàng nằm ở phố Bùi Viện (quận 1), mở cửa từ 11h đến 4h sáng. Ảnh: ChuKee Restaurant.
Điểm tâm Tiến Phát
Đây là quán điểm tâm sáng lâu năm ở khu người Hoa tại TP HCM, đặc trưng các loại dimsum. Quán ăn gia đình này có cách bài trí gọn gàng và đơn giản, thích hợp cho mọi thực khách. Ảnh: jitshiong.
Video đang HOT
Danh sách dimsum của quán có khoảng 50 loại, phổ biến như há cảo, bánh bao, bánh cuốn, chân gà hấp tàu xì… đều được tự chế biến theo công thức gia truyền. Giá mỗi món dao động 46.000 – 85.000 đồng. Quán tọa lạc ở mặt đường Ký Hòa (quận 5), mở cửa từ sáng sớm, 6h – 12h. Ảnh: loganwellfed.
Heritage Chinatown
Không gian nơi đây mang hơi hướng thập niên 90, là địa điểm chụp ảnh quen thuộc của giới nghệ sĩ và các bạn trẻ. Quán tận dụng những bộ bàn ghế, đèn bàn, điện thoại và xe hủ tiếu gỗ cũ kỹ làm điểm nhấn, thích hợp cho nhóm ít người. Ảnh: hello.seyoung.
Tại đây phục vụ cơm, mì với thịt xá xíu, vịt quay, cá viên cà ri, há cảo và các loại thức uống như trà chanh, trà sữa, trà mát theo kiểu Hong Kong, mức giá trung bình 60.000 đồng một món. Quán nằm khiêm tốn trên góc đường Pasteur giao với Nguyễn Công Trứ (quận 1), hoạt động 8h – 22h. Ảnh: Heritagechinatown Confession.
Kowloon Bingsutt
Nhà hàng còn được gọi với tên tiếng Việt là Cửu Long quán. Không gian ở đây được tái hiện như những quán ăn phổ biến ở xứ Hương Cảng qua cách bài trí bàn ghế, biển hiệu, đèn, khung ảnh… Quán thích hợp cho cả nhóm ít người và đại gia đình. Ảnh: Trần Ngọc Thảo Nhi.
Dimsum và mì truyền thống là các món đặc trưng ở Kowloon, với mức giá phải chăng dao động từ 35.000 – 100.000 đồng. Quán nằm ở đầu đường Trần Xuân Hòa (quận 5), mở cửa trong thời gian 7h – 22h. Ảnh: Trần Ngọc Thảo Nhi.
A Mà Kitchen
Nhà hàng được thiết kế đậm nét cổ điển.tỉ mỉ từ bức tường, bàn ghế, chén đũa, lọ gia vị… Không gian thích hợp cho những buổi gặp mặt gia đình, bạn bè hoặc cặp đôi. Ảnh: Ân Đặng.
Thực đơn của A Mà đa dạng các món Hoa được trang trí đẹp mắt và giới thiệu nhiều nhất là thịt nướng tam bảo, đậu hũ sốt cay, bánh bao nướng kiểu Hong Kong… Chi phí bữa ăn tại đây khoảng 100.000 – 250.000 đồng một người. Nhà hàng nằm trên đường Tôn Đức Thắng (quận 1), mở cửa từ 10h30 – 21h. Ảnh: nhunhunfood.
Tiệm mì đêm 70 năm ở Phan Thiết
Tiệm mì gia đình gắn bó với người dân Phan Thiết ngót 70 năm, mở cửa đón khách từ sáng sớm tới khuya.
Khi cả đoạn đường Ngô Sĩ Liên kế bên chợ trung tâm TP Phan Thiết lúc 23h trở nên yên ắng, tối tăm, thì quán ăn trong một căn nhà cũ vẫn sáng đèn. Khoảng 15 người lấp đầy chỗ tại 8 chiếc bàn, đang xì xụp thưởng thức tô mì nghi ngút hơi nóng.
Đây là tiệm mì do gia đình người Hoa mở bán đã khoảng 70 năm, tại chính ngôi nhà nơi họ sinh sống. Nơi này là địa chỉ ăn đêm quen thuộc của người dân địa phương.
Chị Lý Mỹ Phương (30 tuổi), thành viên đời thứ 4 trong gia đình, hiện đứng bếp chính. Chị Phương kể tiệm mì có từ thời ông cố, trải qua thời ông bà, cha mẹ và đến anh em chị tiếp tục giữ nghề.
Tiệm bán các món mì và hủ tiếu kiểu Hoa với các thành phần hoành thánh, thịt xá xíu, xương, vịt tiềm.
Đặc biệt, các nguyên liệu được gia đình tự chuẩn bị từ công đoạn làm sợi mì, cán vỏ và nặn hoành thánh, ướp và quay thịt xá xíu, theo đúng lối chế biến Quảng Đông. Chỉ hủ tiếu sợi trắng, mềm, to bản phải mua ngoài, đặt ở cơ sở bán sợi phở.
Các nguyên liệu trên quầy bếp bày ra không nhiều, nhưng luôn giữ độ tươi, vì cứ gần hết thì sẽ làm mới, chị Phương cho biết.
Mì sau công đoạn cán thành sợi, được cuốn thành từng vắt xếp vào ngăn kéo gỗ, phủ kín bằng một lớp khăn mỏng. Chị Phương lý giải việc bảo quản mì như thế sẽ giữ độ tươi dai, không như nhiều quán hiện nay mua mì đựng trong túi nilon khiến sợi bị hấp hơi dễ bở và hỏng.
Chị Phương chỉ việc trụng sơ mì trong nước nóng là đủ mềm, cho thêm thịt bằm, vài thịt xá xíu, hoành thánh, một nhúm hẹ vào tô, chế nước dùng ninh từ xương nóng hổi.
Quán phục vụ mì hay hủ tiếu kèm đĩa rau sống và giá. Khác với đa số tiệm ăn kiểu Hoa, ở đây không có giấm đỏ trên bàn, nếu ai hỏi mới phục vụ riêng. Chủ quán cho biết lúc trước có để sẵn giấm cho khách tự nêm, tuy nhiên theo khẩu vị khách ở đây chuộng dùng chanh hơn.
Anh Việt Quốc là thực khách lâu năm của quán, hồi tưởng lại lần đầu đến, con đường này ban ngày là khu bán cá đầy mùi hôi tanh, vào ăn còn hơi ngại. Tuy nhiên, lúc tô mì vừa bưng ra, hương vị món ăn đã lấn át khiến anh chỉ chú tâm thưởng thức. Một số thực khách lớn tuổi vẫn thường lui tới quán, thi thoảng còn hỏi thăm chủ quán về những đời chủ trước.
Quán mở cửa từ 6h đến khoảng 1h hôm sau. Dù mở cửa cả ngày, khách đến quán vào buổi tối muộn có phần nhộn nhịp hơn, gồm người lao động, thương lái ở chợ chuẩn bị hàng cho ngày buôn bán mới.
Vịt quay Bắc Kinh khác gì vịt quay Quảng Đông? Đều là món ăn Trung Hoa nhưng vịt quay Bắc Kinh và vịt quay Quảng Đông có cách chế biến và thưởng thức hoàn toàn khác nhau. Vịt quay Bắc Kinh và vịt quay Quảng Đông đều xuất xứ từ Trung Quốc nhưng cả hai món ăn này đều không xa lạ với người Việt. Không khó để tìm một quán vịt quay...