5 dấu hiệu nguy hiểm của hệ thống phanh
Hệ thống phanh có thể không phải là bộ phận tạo nên nét hấp dẫn của ôtô, nhưng chúng tôi chắc chắn rằng nó là hệ thống quan trọng nhất. Vì thế chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo của hệ thống này giúp bạn an toàn ngay cả khi đứng ở ranh giới giữa sự sống và cái chết.
Khị bạn đang lái xe dọc theo tuyến quốc lộ vào một ngày đẹp trời, tất cả những gì bạn muốn làm là ngả lưng thoải mái ra ghế và tận hưởng mọi thứ trôi nhanh qua hai bên đường. Chính cảm giác đó có thể khiến bạn dễ dàng quên đi rằng mình đang chạy xe với tốc độ hơn 60 dặm/giờ (tương đương hơn 97 km/h). Khi di chuyển ở tốc độ đó, nếu bạn đột nhiên muốn dừng lại, thì chiếc xe của bạn phải mất quãng đường tương đương với một sân bóng đá (khoảng 91 mét) để dừng lại hoàn toàn. Nhưng điều đó chỉ làm được khi bạn chắc chắn một trong những hệ thống quan trọng nhất cho xe hơi của mình hoạt động ổn định – đó chính là hệ thống phanh.
Tất nhiên là hệ thống phanh cũng có một số dấu hiệu cho thấy nó cần được chăm sóc, chẳng hạn như đèn cảnh báo phanh xuất hiện trên bảng điều khiển của xe hoặc bạn có cảm giác rằng xe của mình mất nhiều thời gian hơn để có thể dừng lại hoàn toàn. Trong cả 2 trường hợp này, bạn nên đến các trung tâm bảo hành lớn để kiểm tra phanh càng sớm càng tốt. Nhưng những dấu hiệu đấy là quá rõ ràng, đôi khi có các dấu hiệu khác cho thấy hệ thống phanh của xe đang gặp vấn đề. Ở đây chúng tôi cung cấp đến bạn 5 dấu hiệu để giúp bạn chăm sóc hệ thống phanh một cách tốt nhất.
Hệ thống phanh cần được chắm sóc một cách tốt nhất.
Má phanh mòn
Đầu tiên chúng ta sẽ đi tìm hiểu về cách mà hệ thống phanh làm việc.
Hầu hết các mẫu xe được trang bị một hệ thống phanh thường được gọi là phanh đĩa. Cách hoạt động của hệ thống phanh này giống như trên các loại xe máy cũ như dream. Một hệ thống thủy lực được bơm đầy dầu phanh sẽ tác động lên một bộ kẹp đệm được gọi là các caliper, khiến cho chúng siết chặt lại với nhau trên một đĩa gọi là rotor. Ma sát sảy ra giữa các miếng đệm và rotor khiến cho xe dừng lại.
Do làm việc chủ yếu nhờ ma sát, vì thế theo thời gian các miếng đệm này sẽ bắt đầu mòn dần, có nghĩa là chúng làm việc ít hiệu quả hơn và xe dừng lại chậm hơn.
May mắn thay, việc kiểm tra độ dày má phanh – bộ phận sẽ bị các caliper ép xuống – của xe là rất đơn giản, dễ thực hiện. Tất cả những thứ bạn phải làm là nhìn vào giữa các chấu của bánh xe để phát hiện một rotor kim loại sáng bóng bên trong. Khi bạn thấy nó, hãy nhìn quanh bên cạnh, ở đó bạn có thể thấy các caliper kim loại. Giữa các caliper và rotor, bạn sẽ thấy các má phanh. Bạn sẽ phải ước chừng, nhưng nói chung các má phanh này nên dày ít nhất là một phần tư inch (khoảng 6.35 mm). Nếu chúng mỏng hơn thế, thì tức là đã đến lúc chúng cần được thay thế.
Nếu bánh xe của bạn không được thiết kế như thế, tức là bạn không thể nhìn qua các chấu, thì bạn sẽ phải tháo lốp xe ra để nhìn thấy rotor và má phanh. Trong cả hải trường hợp bạn nên kết hợp kiểm tra trực quan các rotor. Nếu bạn thấy bất kỳ hư hại nào như các rãnh sâu hay lỗ thủng lại đây thì tức là bạn cũng nên thay thế các rotor này.
Âm thanh kỳ lạ
Một âm thanh kỳ lạ là không tốt cho bất cứ bộ phận nào của xe, và đặc biết là không tốt đối với hệ thống phanh. Đó cũng chính là một trong những dấu hiệu cảnh bảo rằng hệ thống phanh của bạn cần phải được chăm sóc. Âm thanh đó có thể phát ra từ bất cứ đâu trong hệ thống, ví dụ như những tiếng rít đau tai phát ra có thể là do má phanh và rotor làm việc không ăn khớp, cần phải được sửa chữa.
Ngoài ra có thể là tiếng rít từ cảm biến của má phanh cho thấy nó cần được thay thế. Đôi khi bạn cũng có thể nghe thấy những tiếng kim loại cọ xát vào nhau. Đó là do các má phanh đã bị mòn hết, khiến cho các cliper kim loại tiếp xúc trực tiếp với rotor. Và mỗi khi bạn dùng phanh là 2 bộ phận kim loại này lại ma sát với nhau. Nếu điều này xảy ra thì bạn sẽ cảm thấy rất khó khăn để phanh xe và hơn thế nữa nó có thể gây hư hỏng cho rotor. Mà việc thay thế các má phanh là ít tốn kém hơn rất nhiều so với thay thế rotor.
Lực kéo bất thường
Bạn có bao giờ cảm thấy chiếc xe như có một lý trí riêng của mình? Như kiểu nó muốn bạn rẽ về bên phải hoặc bên trái mỗi khi bạn lái hoặc phanh xe?
Video đang HOT
Nếu điều đó xảy ra, đừng ngạc nhiên, vì vấn đề nằm ngay trong hệ thống phanh. Nguyên nhân của việc này là do lực kéo bất thường sinh ra khi một caliper bị mắc kẹt. Bởi vì điều này nên sẽ có một bánh xe bị ma sát nhiều hơn các bánh xe khác, thế nên chiếc xe sẽ có xu hướng bị rẽ sang bên bánh xe có caliper bị kẹt.
Lực kéo bất thường có thể không phải sinh ra bởi hư hại của hệ thống phanh. Nguyên nhân cũng có thể do các lốp xe không đồng đều, bị căng hoặc mòn khác nhau. Điều này khiến cho một bánh nào đó có sự liên kết với đường kém hơn. Hoặc có đôi khi là do hư hỏng của hệ thống treo. Vì thế nếu xe của bạn có dấu hiệu bị kéo lệch bất thường thì bạn nên tìm đến các trung tâm bảo dưỡng và kiểm tra một cách cẩn thận.
Rung động
Nếu khi bạn đạp phanh trong các tình huống bình thường (tức là xe không được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh) mà chân phanh bị rung thì có thể hệ thống phanh của bạn đang gặp vấn đề. Thường thì chân phanh bị rung là do rotor bị biến dạng. Bề mặt không đồng đều của của rotor không thể nhận biết qua sự làm việc của nó với má phanh mà bạn phải cảm nhận qua độ rung của chân phanh.
Rotor thường bị cong khi chúng bị ép chặt trong một thời gian dài. Nhiệt sinh ra do ma sát lớn thường trong trường hợp bạn lái xe xuống núi hoặc kéo vật nặng và phanh đột ngột. Và điều này có thể kiến các chi tiết kim loại của rotor bị biến dạng.
Cảm giác phanh khác thường
Ngoài sự rung động, chân phanh của bạn còn có thể cung cấp các cảnh báo khác cho thấy hệ thống phanh của xe cần phải được kiểm tra.
Cảm giác đạp chân phanh quá nhẹ, như thể hệ thống phanh không bị can thiệp ngay bị bạn nhấn phanh. Điều đó có thể là do má phanh bị mòn hoặc có vần đề với hệ thống thủy lực. Chẳng hạn như có sự rò rỉ dầu phanh hoặc không khi tràn vào khoang chứa dầu. Để kiểm tra xem có sự rò rỉ chất lỏng hay không bạn hãy đặt một miếng vải cũ hoặc một miếng bìa ở phía dưới xe qua một đêm. Sáng hôm sau nếu có chất lỏng chảy ra chúng sẽ nằm trên miếng vải hoặc bìa đó.
Ngược lại, nếu bạn đạp phanh có cảm giác quá xơ cứng cũng có thể là có vấn đề với các chi tiết liên lạc nhỏ trong hệ thống phanh. Nguyên nhân có thể là do rotor mòn không đều hoặc dầu phanh bị bẩn. Bạn có thể thay dầu phanh với một chi phí rất nhỏ tại các trung tâm sửa chữa. Tóm lại nếu có cảm giác lạ khi đạp phanh bạn nên ngay lập tức đưa xe của mình đi kiểm tra.
Theo audodaily
Điểm 'G' trên ô tô mà bạn không nên xem nhẹ
Nếu không thường xuyên quan tâm đến những điểm "G" này trên ô tô, có thể dẫn đến việc mất an toàn khi lái xe và bỏ cả "núi tiền" cho chi phí sửa chữa sau này.
Một số vấn đề đơn giản bạn có thể tự mình khắc phục, trong khi một số khác bạn sẽ cần đến cửa hàng sửa xe.
Ắc qui
là bộ phận cần được chú ý nhất trên xe của bạn, nó làm việc liên tục nhưng đôi khi bạn không để ý tới đặc biệt là khi bạ, sử dụng ắc qui khô (loại ắc qui không cần châm nước). Để đảm bảo cho ắc qui khô hoạt động tốt cần phải giữ cho các cực ắc qui luôn sạch sẽ và siết chặt.
Hãy luôn đảm bảo rằng, khoá điện hệ thống của xe ở vị trí tắt trước khi bạn tiến hành bảo dưỡng sửa chữa ắc qui xe.
Nếu bạn phát hiện bất cứ dấu hiệu gỉ hay ăn mòn trên cực ắc qui hãy tháo cáp ắc qui khỏi cực. Làm sạch với một chiếc chổi kim loại, trong khi làm, bạn nên đeo găng tay tránh axít ắc qui dính vào tay.
Khi làm sạch hay tuân thủ theo các bước sau:
- Dùng dung dịch soda và nước nhỏ vào khu vực cần làm sạch trên bề mặt hay cực ắc qui dể khử axít.
- Giữ vài phút sau đó chùi sạch.
- Thay cáp và siết chặt đầu cực.
- Bôi thêm ít mỡ chì trên đỉnh mỗi điện cực để chống gỉ.
- Nếu có thể thay luôn nắp đậy ắc qui.
Chú ý, vài chức năng mặc định của điều khiển động cơ có thể phải cài đặt lại nếu cắt nguồn ắc qui như chế độ cầm chừng hay mã đài radio. Hãy tham khảo sổ tay hướng dẫn sử dụng để biết qui trình thực hiện.
Nên thay cần gạt nước 1 đến 2 lần trong một năm.
Thay cần gạt nước
Có lẽ đây là một trong những vấn đề đơn giản nhất bạn cần lưu tâm: thay cần gạt nước 1 đến 2 lần trong một năm. Việc này sẽ tiêu tốn của bạn khoảng 4 - 900 nghìn tùy từng loại xe ô tô nhưng đổi lại là sự an toàn của bạn. Hãy thử tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra nếu cần gạt nước không làm sạch được kính chắn gió? Bạn sẽ thấy mình đang mắc kẹt trong cơn mưa xối xả và không thể nhìn rõ đường với đôi cần gạt nước mà lẽ ra phải được thay từ 3 tháng trước. Nguy cơ tai nạn là rất cao, không chỉ gây tốn kém hơn nhiều về vật chất, tai nạn còn có thể đe dọa tính mạng của chính bạn. Vậy cái giá nào mới đắt hơn?
Đèn báo động cơ
Đừng bỏ qua đèn báo check của bạn, hãy để mắt đến bảng điều khiển trên xe
Nếu đèn báo bật sáng, bạn nên tấp xe vào lề đường sớm nhất có thể và cố gắng tìm ra vấn đề. Nếu đèn nhấp nháy, hãy dừng xe ngay lập tức và kêu gọi sự hỗ trợ.
Kiểm tra và châm dầu phanh
Hiển nhiên tầm quan trọng cũng như hoạt động bình thường của dầu phanh ai cung biết. Cần kiểm tra và châm thêm dầu phanh ít nhất 1 lần một năm, hay khi hệ thống phanh hoạt động không bình thường.
Việc làm này là thực sự cần thiết vì bình dầu phanh và xi lanh phanh thiếu dầu có thể gây nên hậu quả phanh không ăn.
Kiểm tra chất lỏng
Nếu muốn tiết kiệm hàng triệu đồng, hãy thường xuyên kiểm tra hệ thống chất lỏng trong của bạn bao gồm cả dầu truyền động, dầu phanh, nước làm mát, dầu trợ lực lái... Thực hiện một lệnh tìm kiếm nhanh chóng trên google sẽ cung cấp mọi thông tin cần thiết về mẫu xe của bạn.
Đảm bảo việc kiểm tra áp suất lốp thường xuyên.
Áp suất lốp
Dù không cần thiết phải sửa chữa nhưng bạn nên đảm bảo việc kiểm tra áp suất lốp thường xuyên. Thực tế, bạn chỉ cần kiểm tra lốp xe xem áp suất lốp đã chính xác hay chưa, gai lốp có bị mòn nhiều không và chắc chắn rằng không có gì mắc kẹt trong lốp xe. Áp suất vượt quá mức cho phép dễ làm lốp phình hoặc bị nổ, trong khi áp suất thấp có thể dẫn đến xẹp lốp và nếu như đang lái xe ở tốc độ cao có thể gây chết người. Chỉ cần bỏ ra một vài phút để làm tất cả những việc này và bạn có thể cứu sống chính mình.
Sửa những vết nứt vỡ trên kính chắn gió
Kính chắn gió là thứ duy nhất chắn giữa bạn và những gì bên ngoài chiếc xe nên dù chỉ là một vết nứt nhỏ bạn cũng không nên coi thường. Chỉ cần một hòn đá nhỏ bay lạc và hạ cánh xuống vết nứt bé xíu ấy cũng có thể khiến vết nứt lan ra, thậm chí là vỡ tan cả kính chắn gió. Hãy nhớ việc sửa chữa những vết nứt vỡ không chỉ giúp bạn tiết kiệm tiền về lâu dài mà còn đảm bảo sự an toàn cho bản thân bạn cũng như những người đồng hành với bạn.
Thay dây đai truyền động (timing belt)
Sau khoảng 160,000 km, bạn nên thay dây đai truyền động bởi chúng không quá đắt và không mất quá nhiều thời gian để thay thế. Trong khi đó, một chiếc dây đai truyền động bị cũ mòn có thể gây hại rất nhiều cho động cơ, cũng là gián tiếp làm hao mòn hầu bao của bạn.
Cảm biến oxy
Nếu bạn để ý thấy gần đây xe của bạn đang tiêu tốn nhiều hơn thì rất có thể bộ cảm biến oxy của xe bạn đã bị lỗi. Hãy nâng mui xe lên và kiểm tra xem các dây điện có còn được kết nối không. Nếu dây điện bị ngắt kết nối hoặc bị cháy, tốt nhất bạn hãy tới cửa hàng sửa xe và bảo họ thay bộ cảm biến oxy. Bạn sẽ phải thanh toán hóa đơn sửa chữa nhưng điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều tiền nhiên liệu sau này.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Theo Người Đưa Tin
Các bước kiểm tra xe trước những chuyến đi xa Khi sở hữu một chiếc xe, việc kiểm tra tình trạng xe một cách thường xuyên là rất cần thiết, nó giúp chúng ta có thể yên tâm về khả năng hoạt động ổn định của chiếc xe khi sử dụng hằng ngày cũng như mỗi lúc đi xa nhà. Qua bài viết này, mình muốn chia sẻ với các bạn những điều...