5 dấu hiệu chứng tỏ bạn nghiện đường
Ăn vặt thường xuyên, lười biếng, thèm ăn đồ ngọt tráng miệng là những dấu hiệu tưởng chừng đơn giản nhưng lại cảnh báo cơ thể bạn đang nghiện đường.
Theo The Health Site, tiêu thụ quá nhiều đường có thể làm tăng huyết áp, gây trầm cảm, béo phì và mệt mỏi. Nhưng làm thế nào để kiểm tra bạn có tiêu thụ nhiều đường trong chế độ ăn uống hàng ngày hay không? Chuyên gia dinh dưỡng Sneha Sadhwani sẽ cho bạn biết các dấu hiệu đơn giản cảnh báo bạn đang nghiện đường.
Thèm ăn thực phẩm không lành mạnh
Khi bạn bị nghiện đường, có một triệu chứng phổ biến, đó là thèm ăn các món giàu carbohydrate như bánh mỳ, khoai tây chiên, bánh kẹo, nước ngọt… Những thực phẩm này khiến đường huyết tăng giảm đột ngột thường xuyên. Khi cơ thể cảm nhận glucose trong máu bị giảm, bạn sẽ lại càng thèm đường hơn và ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh hơn.
Những người bị nghiện đường thường có xu hướng thèm ăn những món ăn vặt không lành mạnh. Ảnh: Seedoc.
Lười biếng, uể oải
Video đang HOT
Nếu cảm thấy lười vận động, bạn đang tiêu thụ quá nhiều đường. Khi lượng đường trong cơ thể quá nhiều, nó được chuyển đổi thành chất béo, khiến bạn uể oải và chậm chạp.
Chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ( ADHD)
Trong khi di truyền đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra ADHD, tiêu thụ lượng đường quá mức cũng là nguyên nhân cơ quản gây ra chứng rối loạn này.
Từng cai nghiện đường
Bạn đã từng cắt giảm lượng đường nhưng nếu gặp phải triệu chứng như đau đầu hoặc cảm thấy buồn rầu, chứng tỏ bạn đang nghiện đường.
Muốn ăn tráng miệng
Nếu thèm ăn đồ ngọt sau bữa chính, bạn cần xem lại nhu cầu tiêu thụ đường của cơ thể. Những người nghiện đường thường không thể chịu nổi nếu không ăn tráng miệng, thậm chí trở nên khó chịu, mệt mỏi, tức giận nếu thiếu đi món ngọt ưa thích.
Phương Mai
Theo Zing
Hại sức khỏe vì ăn khoai tây sai cách
Ăn khoai tây kèm trứng gà có thể gây béo phì, mầm khoai tây chứa solanine gây ngộ độc, khoai tây chiên có thể gây bệnh tăng huyết áp.
1. Khoai tây chiên tăng huyết áp
Không chỉ là khoai tây chiên, khoai tây dưới mọi hình thức chế biến có thể đặt bạn vào nguy cơ của tăng huyết áp. Theo nghiên cứu từ Bệnh viện Phụ nữ Brigham và Trường Y tế công cộng Harvard T.H. 8055.
Không có gì ngạc nhiên với thông tin khoai tây chiên có hại cho sức khỏe của bạn, nhưng nghiên cứu không dừng lại ở đó, những thông tin nghiên cứu cho thấy tiêu thụ khoai tây còn liên quan với bệnh tăng huyết áp.
Bằng cách kiểm tra dữ liệu y tế từ khoảng 187.500 người tham gia trên ba nghiên cứu dài hạn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người ăn bốn hoặc nhiều hơn khẩu phần khoai tây mỗi tuần có thể có nguy cơ cao hơn 11 % của tăng huyết áp so với những người hiếm khi hoặc không bao giờ ăn khoai tây. Con số này leo lên đến 17 % khi khoai tây được lựa chọn là khoai tây chiên kiểu Pháp.
2. Mầm khoai tây gây ngộ độc
Trong mầm khoai tây có chứa chất solanine, sau khi ăn mầm có thể sẽ xuất hiện các biểu hiện như ngứa và nóng rát ở cổ họng, có cảm giác nóng rát hoặc đau vùng thượng vị, có thể gây nôn mửa và tiêu chảy. Ngoài ra, nặng hơn có thể xuất hiện các triệu chứng đau đầu chóng mặt, rồi loạn ý thức nhẹ, khó thở.
3. Khoai tây trứng gà = béo phì
Khoai tây và trứng gà khi kết hợp với nhau trong một món ăn cũng dễ làm tăng hàm lượng cholesterol xấu gây ra béo phì, mà béo phì là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch chuyển hóa.
4. Không ăn khoai tây cả vỏ hay khoai đông lạnh, để lâu
Trong ẩm thực với khoai tây chú ý không nên ăn vỏ khoai tây, không nên ăn khoai tây đã để lâu, không nên ăn khoai tây để đông lạnh vì dễ gây độc đối với cơ thể con người.
Theo TS.BS. Lê Thanh Hải/Báo Sức Khỏe Đời Sống
Tại sao ngồi nhiều gây hại cho tim? Nhiều nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra mối tương quan giữa thời gian ngồi (xem TV, làm việc, sử dụng máy tính, lái xe, ăn uống) với nguy cơ gia tăng đáng kể bệnh tim mạch. Ngồi quá lâu gây tổn hại cho tim. ẢNH: SHUTTERSTOCK Ngoài ra, ngồi nhiều cũng tương quan đến cả hội chứng chuyển hóa, tiểu đường, béo...