5 dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mắc ung thư
Nếu bạn bỗng dưng sút cân mà không có chế độ tập luyện, ăn kiêng nào, rồi thường xuyên sốt không rõ nguyên do… hãy đi khám sớm, bởi nó có thể cảnh báo bệnh lý nguy hiểm.
Mặc dù phần lớn các bệnh ung thư có thể được sàng lọc, phát hiện sớm, nhưng tại Việt Nam, ước tính có khoảng 70% bệnh nhân ung thư chẩn đoán ở giai đoạn 3 hoặc 4.
Với bệnh ung thư, càng phát hiện sớm, cơ hội điều trị khỏi càng cao. Có những bệnh nhân ung thư vú, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày, tuyến giáp… phát hiện ở giai đoạn đầu, được điều trị khỏi, sống khỏe mạnh vài chục năm, vẫn kết hôn, sinh con bình thường.
Trong khi đó, nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, cơ hội điều trị sẽ khó khăn hơn, giảm chất lượng cuộc sống.
Ung thư thường phát triển âm thầm một thời gian dài trước khi gây ra các dấu hiệu và triệu chứng trên lâm sàng để có thể phát hiện được. Đôi khi ung thư không gây các triệu chứng lâm sàng mà chỉ được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân đi khám định kỳ, bên cạnh đó khi ung thư gây ra các biểu hiện trên lâm sàng thì biểu hiện rất đa dạng và đôi khi cũng mơ hồ, không đặc hiệu, dễ bị bỏ sót và nhầm lẫn với các bệnh lành tính thông thường khác. Khi bệnh phát triển ngày càng nặng thì các triệu chứng lâm sàng rõ ràng của bệnh ung thư mới ngày càng điển hình.
Hơn nữa, các dấu hiệu và triệu chứng sẽ phụ thuộc vào vị trí cơ quan bị ung thư, kích thước của khối u, và mức độ ảnh hưởng của nó lên các cơ quan và các mô như thế nào. Nếu ung thư đã di căn thì biểu hiện lâm sàng có thể xuất hiện ở những phần khác của cơ thể. Nhưng đôi khi ung thư bắt đầu ở những vị trí mà nó sẽ không gây ra bất cứ biểu hiện lâm sàng nào cho tới khi khối u phát triển đến kích thước khá lớn.
Một ung thư cũng có thể gây các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, sút cân. Một số loại ung thư tạo ra các chất giống hormone nội sinh của cơ thể từ đó làm tăng nồng độ canxi trong máu và làm ảnh hưởng tới các thần kinh và cơ, gây ra cảm giác mệt mỏi và chóng mặt…
Video đang HOT
Dưới đây là 5 triệu chứng lâm sàng chung cảnh báo nguy cơ mắc ung thư:
1. Sút cân không rõ nguyên nhân
Hầu hết mọi người bị ung thư sẽ sút cân tại một thời điểm nào đó trong quá trình bệnh. Khi bị sút cân mà không rõ lý do, thì gọi là sút cân không giải thích được hãy hết sức chú ý. Sút cân không giải thích được từ 5kg trở lên có thể là dấu hiệu đầu tiên của ung thư, rất hay gặp với các ung thư như tụy, dạ dày, thực quản, phổi.
2. Sốt
Sốt rất hay gặp trong ung thư, nhưng thường xảy ra hơn sau khi ung thư đã di căn hoặc loại ung thư có biểu hiện toàn thân. Hầu hết bệnh nhân ung thư sẽ bị sốt vào thời điểm nào đó, đặc biệt nếu ung thư hoặc các liệu pháp điều trị ảnh hưởng lên hệ thống miễn dịch (cái này làm cho cơ thể chống lại nhiễm trùng yếu hơn). Ít gặp hơn, sốt có thể là dấu hiệu sớm của bệnh như trong ung thư máu hoặc u lympho.
3. Chán ăn, mệt mỏi
Nếu bạn mệt mỏi nhiều mà không cải thiện ngay cả khi nghỉ ngơi, nó có thể là triệu chứng quan trọng biểu hiện ung thư phát triển. Nhưng nó có thể xảy ra sớm trong một số ung thư như ung thư máu. Một số ung thư đại tràng hay dạ dày có thể gây mất máu mà dần dần, mạn tính và từ đó gây ra mệt mỏi.
4. Đau
Đau có thể là triệu chứng sớm với một số ung thư như ung thư xương hoặc ung thư tinh hoàn. Đau đầu không biến mất hoặc giảm đi dù đã điều trị có thể là triệu chứng của khối u não. Đau lưng có thể là triệu chứng của ung thư đại tràng, trực tràng hoặc buồng trứng. Hay gặp nhất, đau do ung thư khi đã di căn tới cơ quan khác
5. Những thay đổi về da
Cùng với ung thư da, một số ung thư có thể gây ra những biến đổi ở da mà có thể nhìn thấy được. Những triệu chứng này bao gồm:
Da sạm đen đi
Vàng da, vàng mắt
Ban đỏ ở da
Bong da quá mức
Ngứa da
Chuyên gia Bệnh viện K khẳng định, ung thư là căn bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát, điều trị khỏi nếu được khám, phát hiện và điều trị kịp thời, nhất là ở giai đoạn sớm. Vì vậy ngay khi thấy cơ thể có những dấu hiệu trên bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn cụ thể, phòng chống, ngăn ngừa căn bệnh ung thư.
Thanh Hóa sẽ tiêm 117.000 liều vaccine phòng COVID-19 cho học sinh
Từ ngày 29/11, Thanh Hóa sẽ triển khai tiêm 117.000 liều vaccine Pfizer cho học sinh có độ tuổi từ 15-17 tuổi trên địa bàn toàn tỉnh.
Theo kế hoạch sẽ tiêm cho học sinh thuộc khối lớp 10, 11 và lớp 12 của các trường THPT, GDNN-GDTX trong toàn tỉnh.
Đây là lần đầu tiên tỉnh Thanh Hóa tổ chức tiêm cho đối tượng học sinh, vì vậy để bảo đảm an toàn trong công tác tiêm chủng, Sở GD&ĐT Thanh Hóa yêu cầu các trường có học sinh trong diện tiêm khẩn trương cập nhật thông tin, danh sách học sinh chính xác, cụ thể; xác định chính xác mã định danh cá nhân của học sinh để cập nhật lên hệ thống tiêm chung của cả nước.
Đặc biệt, các nhà trường phải rà soát, sàng lọc, phân nhóm đối tượng, nhất là những học sinh có bệnh nền để bố trí điểm tiêm phù hợp.
Đồng thời Sở GD&ĐT tỉnh Thanh Hóa mong muốn cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh cùng chung tay, chung sức triển khai đồng bộ, hiệu quả, an toàn trong đợt tiêm vaccine cho học sinh lần này.
Từ ngày 29/11, Thanh Hóa bắt đầu triển khai tiêm phòng vaccine cho học sinh.
Liên quan tới tình hình dịch tại địa phương ngày 28/11, trong 24h qua trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ghi nhận 81 bệnh nhân mắc COVID-19 mới, trong đó bệnh nhân lây nhiễm trong tỉnh gồm 43 người và 38 bệnh nhân trở về từ các tỉnh, thành phố khác đang cách ly theo quy định.
Tính từ ngày 27/4 đến nay, Thanh Hoá ghi nhận 2.334 bệnh nhân COVID-19 cộng dồn; 1.591 người điều trị khỏi được ra viện; 12 bệnh nhân tử vong. Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh đã triển khai được 2.628.148 mũi tiêm vaccine phòng COVID-19.
Nếu thấy dấu hiệu này ở móng tay, bạn có thể đang bị tiểu đường Những bất thường ở móng tay có thể là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh như tim mạch, xơ gan hay tuyến giáp. Một nghiên cứu mới đây phát hiện bất thường ở móng tay cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo tiểu đường. Nghiên cứu do các nhà khoa học Anh thực hiện, được đăng trên chuyên san Practical Diabetes....