5 dấu hiệu cảnh báo lạc nội mạc tử cung cần đi khám
Lạc nội mạc tử cung tuy không gây nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí vô sinh.
Vì vậy chị em không nên chủ quan với những dấu hiệu cảnh báo lạc nội mạc tử cung để đi khám kịp thời.
1. Không nên chủ quan với lạc nội mạc tử cung
Lạc nội mạc tử cung là căn bệnh ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của rất nhiều phụ nữ. Đặc biệt nó có thể là nguyên nhân dẫn đến vô sinh nếu không được điều trị. Mặc dù đây là một căn bệnh tương đối phổ biến nhưng nhiều phụ nữ không nhận ra mình mắc bệnh hoặc chủ quan cho rằng đó là những triệu chứng đau trong kỳ kinh đơn thuần.
Về bản chất, nội mạc tử cung là lớp tế bào mỏng lót ở trong lòng tử cung. Lớp niêm mạc này biến đổi hằng ngày theo các chất nội tiết của buồng trứng tiết ra trong kỳ kinh nguyệt. Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt nếu quá trình thụ thai không diễn ra khiến lớp nội mạc này bong đi và trôi ra ngoài cùng máu kinh.
Tuy nhiên, có những trường hợp, do nhiều nguyên nhân khác nhau, thay vì được trôi ra ngoài trong những ngày hành kinh như bình thường, các tế bào niêm mạc tử cung đi lạc chỗ, vào sâu trong lớp cơ của thành tử cung hoặc ra ngoài tử cung như ở buồng trứng, màng bụng thành ruột gây ra tình trạng viêm nhiễm, chảy máu. Tổn thương lạc nội mạc tử cung cũng có thể xuất hiện ở các cơ quan lân cận như đường tiêu hóa, tiết niệu hoặc xa hơn nữa ở các bộ phận khác trên cơ thể.
Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt là dấu hiệu điển hình của lạc nội mạc tử cung.
2. Một số dấu hiệu cảnh báo lạc nội mạc tử cung
Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt
Do các tế bào có nguồn gốc là niêm mạc tử cung nên nó cũng biến đổi theo chu kỳ và cũng gây chảy máu giống như kinh nguyệt, từ đó gây đau. Do đó, biểu hiện lâm sàng điển hình của lạc nội mạc tử cung là đau bụng trong kỳ kinh nguyệt.
Cơn đau do lạc nội mạc tử cung thường bắt đầu trước kỳ kinh nguyệt và kéo dài sau đó, thường xuất hiện khắp vùng xương chậu và ở lưng dưới và trở nên nặng nề hơn trong những ngày “đèn đỏ”. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị chảy máu nhiều, ngày kinh dài hơn bình thường, thấy những cục máu đông trong dòng chảy kinh nguyệt.
Cảm giác khó chịu nhẹ khi có kinh có thể là bình thường nhưng phụ nữ cần lưu ý, nếu cơn đau bụng kinh khiến chị em không thể làm việc hoặc thực hiện các hoạt động hàng ngày khác là không bình thường và cần được bác sĩ phụ khoa khám.
Khó chịu khi đi tiểu hay đại tiện
Theo thời gian, các tế bào giống như tế bào lót trong tử cung sẽ chảy máu ra ngoài tử cung tạo ra sự liên kết của các cơ quan vùng chậu khác nhau, khiến các cơ quan này bị “đông cứng” tại chỗ. Điều này có thể gây đau khi người bệnh đi tiểu và đại tiện.
Video đang HOT
Mỗi lần đi tiểu hay đại tiện đều có cảm giác khó chịu, tức bụng, đặc biệt là khi có kinh nguyệt. Có máu trong phân hoặc nước tiểu, chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục.
Đau khi giao hợp
Triệu chứng này còn được gọi là chứng khó giao hợp, có thể là do lạc nội mạc tử cung bên dưới tử cung. Trong quá trình thâm nhập, phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể bị đau dữ dội, đôi khi không có cảm giác hưng phấn, thậm chí sẽ cảm thấy rất khó chịu khi giao hợp. Vấn đề này gây căng thẳng trong đời sống tình dục của người phụ nữ cũng như quan hệ vợ chồng.
Mệt mỏi
Người bị lạc nội mạc tử cung thường xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, stress… đặc biệt là trong những giai đoạn tiền kinh nguyệt. Cảm giác mệt mỏi như vậy cũng có thể cảnh báo rằng cơn đau sắp bùng phát và sẽ tăng lên nghiêm trọng trong khoảng thời gian có kinh.
Vô sinh – hiếm muộn
Lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến vô sinh do gây ra mô sẹo cũng như tổn thương và viêm ống dẫn trứng. Nghiên cứu cũng cho thấy, lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến chất lượng trứng và làm giảm số lượng trứng trong cơ thể.
Phụ nữ nên đi khám và điều trị sớm khi có dấu hiệu nghi ngờ lạc nội mạc tử cung.
3. Cần điều trị sớm để ngăn ngừa ảnh hưởng của lạc nội mạc tử cung
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến khoảng 10% phụ nữ và trẻ em gái trong độ tuổi sinh sản trên toàn cầu. Đây là một căn bệnh mạn tính liên quan đến những cơn đau dữ dội, ảnh hưởng đến cuộc sống trong thời kỳ kinh nguyệt, quan hệ tình dục, mệt mỏi và đôi khi trầm cảm, lo lắng và vô sinh. Do đó việc tiếp cận chẩn đoán sớm và điều trị lạc nội mạc tử cung hiệu quả là rất quan trọng.
Theo PGS.TS Lê Thị Anh Đào, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, việc điều trị lạc nội mạc tử cung nhằm 2 mục đích chính là chữa đau và vô sinh, nhằm giảm tiến triển của tổn thương lạc nội mạc tử cung, bảo tồn khả năng sinh sản và phòng ngừa tiến triển đau mạn tính.
Xu hướng điều trị lạc nội mạc tử cung hiện nay là điều trị nội khoa, hạn chế tối đa phẫu thuật. Gần đây, một vấn đề được đồng thuận lớn trong điều trị lạc nội mạc tử cung chính là cá thể hóa điều trị vì không có một phác đồ điều trị nào có thể đại diện cho từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám, theo dõi và cân nhắc biện pháp điều trị thích hợp nhất.
Do đó, khi phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ lạc nội mạc tử cung, chị em nên đến bệnh viện Sản phụ khoa để khám để có biện pháp điều trị phù hợp, ngăn ngừa những hậu quả có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh?
Khi được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung, nhiều phụ nữ trong độ tuổi sinh sản rất lo lắng, băn khoăn.
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất là: Liệu có thể mang thai được không?
Theo ThS.BS Lê Quang Dương - Giám đốc Trung tâm Phát triển Sức khỏe Bền vững - VietHealth cho biết, không phải tất cả bệnh nhân lạc nội mạc tử cung đều vô sinh nhưng rất nhiều bệnh nhân lạc nội mạc tử cung phải sống chung với tình trạng vô sinh. Nói cách khác, đối với một số người, lạc nội mạc tử cung có thể khiến việc thụ thai trở nên khó khăn hơn. Nhưng sống chung với tình trạng này không có nghĩa là không có khả năng mang thai.
1. Lạc nội mạc tử cung ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như thế nào?
Tình trạng viêm liên quan đến lạc nội mạc tử cung có thể làm hỏng DNA của tế bào trứng hoặc trứng không được thụ tinh trong buồng trứng.
Lạc nội mạc tử cung là tình trạng xảy ra khi các mô tương tự như lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung hoặc ngay tại tử cung, thường là trên các cơ quan khác bên trong khung chậu hoặc khoang bụng. Các khối u lạc nội mạc tử cung có thể sưng lên và chảy máu, tương tự như cách niêm mạc bên trong tử cung hoạt động hàng tháng, dẫn đến hiện tượng chảy máu bên trong khung chậu và đau bụng khi hành kinh.
"Nội mạc tử cung" là thuật ngữ chỉ lớp niêm mạc lót bên trong tử cung. Trong một chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc này sẽ phát triển và bị bong ra nếu quá trình thụ thai không diễn ra.
Nếu khối lạc nội mạc cổ tử cung tiếp tục tăng trưởng, sẽ gây ra một loạt vấn đề như:
Làm tắc ống dẫn trứng khi khối u bao phủ hoặc làm tổn thương buồng trứng. Máu bị kẹt trong buồng trứng có khả năng tạo thành u nang.Viêm (sưng tấy), đau bụng nhiều khi hành kinh.Hình thành mô sẹo và kết dính (loại mô có khả năng liên kết các cơ quan với nhau). Mô sẹo này là nguyên nhân gây đau vùng chậu và khiến người bệnh khó thụ thaiCác vấn đề về ruột và bàng quang.
ThS.BS Lê Quang Dương cho biết: Lạc nội mạc tử cung tạo ra một môi trường viêm nhiễm bên trong xương chậu nhưng đó là một tình trạng mang tính hệ thống. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy dấu hiệu viêm trong dịch vùng chậu và bụng. Và những dấu hiệu viêm tương tự này được tìm thấy ở mức độ cao trong máu. Tình trạng viêm này khiến tinh trùng và trứng khó gặp nhau hoặc khiến phôi khó làm tổ trong tử cung. Trong giai đoạn sau của lạc nội mạc tử cung, sẹo có thể gây ra những thay đổi về cấu trúc - như xoắn hoặc tắc nghẽn trong ống dẫn trứng khiến tinh trùng và trứng không thể gặp được nhau.
Các ống dẫn trứng có thể bị tắc do một tổn thương ở gần ống dẫn trứng. Mô buồng trứng cũng có thể bị tổn thương do sự phát triển của các u nang liên quan đến lạc nội mạc tử cung. Tình trạng viêm liên quan đến lạc nội mạc tử cung cũng có thể làm hỏng DNA của tế bào trứng hoặc trứng không được thụ tinh trong buồng trứng.
2. Phụ nữ có thể mang thai khi bị lạc nội mạc tử cung?
Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung khi mang thai dễ bị đái tháo đường thai kỳ.
Vẫn có thể mang thai khi bị lạc nội mạc tử cung nhưng phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung có thể tăng nguy cơ biến chứng khi mang thai. Điều này bao gồm bong nhau thai, nơi nhau thai tách ra khỏi tử cung trước khi sinh và thai chết lưu.
ThS.BS Lê Quang Dương lưu ý: Có mối liên quan giữa lạc nội mạc tử cung và các kết quả bất lợi về sản khoa. Những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung khi mang thai và sinh con có nguy cơ bị tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ và tăng huyết áp cũng như sinh non cao hơn.
Những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung cũng có thể mang thai thành công bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), miễn là buồng trứng vẫn có khả năng sản xuất trứng. Tuy nhiên, những trường hợp mang thai nhờ IVF có nguy cơ tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ và hạn chế tăng trưởng cao hơn.
3. Khi nào cần đi khám, điều trị lạc nội mạc tử cung?
Nếu đang mắc bệnh lạc nội mạc tử cung và sẵn sàng mang thai, hãy đi khám. Kế hoạch hành động phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi tác, đã cố gắng mang thai được bao lâu và mức độ tiến triển của bệnh lạc nội mạc tử cung.
Việc điều trị lạc nội mạc tử cung hiện nay được điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của từng người. Không có cách chữa khỏi hoàn toàn, các phương pháp điều trị thường tập trung vào điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) hoặc nội khoa (sử dụng thuốc). Ngoài ra, có thể thử một số liệu pháp giúp cải thiện các triệu chứng bệnh.
Những phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung bao gồm:
Uống thuốc: Thuốc chống viêm có tác dụng giảm đau hiệu quả. Nếu những loại thuốc này không giúp bớt đau, hãy kết hợp với các liệu pháp hỗ trợ như: tắm nước ấm, chườm nóng lên bụng, tập thể dục đều đặn hoặc châm cứu, massage...
Điều trị nội tiết: Liệu pháp nội tiết nhằm làm giảm lượng estrogen mà cơ thể tạo ra, giúp các mô cấy chảy máu ít hơn, từ đó ngăn ngừa tình trạng viêm, dính và hình thành u nang. Phương pháp này có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt tạm ngừng.
Các loại thuốc được chỉ định để giảm nồng độ hormone estrogen bao gồm: Viên tránh thai kết hợp hoặc dùng Progestin. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc phải được chỉ định của bác sĩ điều trị, người bệnh không được tự ý dùng thuốc.
Phẫu thuật bảo tồn: Phương pháp này thích hợp cho những phụ nữ không đáp ứng với hai liệu pháp uống thuốc và điều chỉnh nồng độ nội tiết tố. Mục tiêu của phẫu thuật bảo tồn là loại bỏ hoặc phá hủy sự phát triển của nội mạc tử cung mà không làm tổn thương cơ quan sinh sản.
Phẫu thuật nội soi ổ bụng - phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu - được áp dụng nhằm bóc bỏ các khối lạc nội mạc tử cung, phẫu thuật cắt bỏ các khối u đang phát triển. Biện pháp đốt laser cũng thường được sử dụng nhằm đốt phá hủy mô "lạc chỗ" này.
Phẫu thuật cắt bỏ tử cung: Đây là biện pháp cuối cùng chọn lựa nếu tình trạng bệnh không cải thiện với mọi phương pháp điều trị khác. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ cắt hoàn toàn tử cung, cổ tử cung, hoặc cả buồng trứng vì các cơ quan này tạo ra estrogen - căn nguyên gây ra sự phát triển của mô nội mạc tử cung. Ngoài ra, bác sĩ còn loại bỏ các mô bị tổn thương xung quanh.
Khi cắt hoàn toàn tử cung, sẽ không thể mang thai được nữa. Chính vì thế, hãy cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành phương pháp này, nhất là khi phụ nữ còn trong độ tuổi lập gia đình và sinh con. Nhưng cần nhớ rằng lạc nội mạc tử cung là một tình trạng phổ biến - và vô số người đã mang thai và sinh con khỏe mạnh khi mắc bệnh này.
Vô kinh có gây hiếm muộn không? Mặc dù vô kinh không phải là một bệnh nhưng lại có thể gây ảnh hưởng trầm trọng tới khả năng sinh sản của nữ giới. Bình thường, tuổi bắt đầu có kinh ở các bé gái khoảng từ 13 đến 16 tuổi. Ở một số em có thể sớm hơn (10 -12 tuổi), có trường hợp lại muộn hơn (18 - 20...