5 công nghệ hỗ trợ lái xe an toàn ngày mưa
Sự phát triển kỹ thuật hiện đại đã cho ra đời hàng loạt công nghệ ô tô “tiện dùng” mùa mưa, giúp tài xế lái xe an toàn.
Cảnh báo chệch làn đường
Công nghệ này được thiết kế thông minh, giúp lái xe tránh các vụ tai nạn do chệch làn đường không chủ ý. Hệ thống sẽ đưa ra cảnh báo bằng âm thanh hoặc hình ảnh nếu phát hiện xe đi qua vạch kẻ đường nhưng không sử dụng tín hiệu rẽ theo hướng đó. Thông thường, tính năng này hoạt động ở tốc độ trên 40 km/h.
Cảnh báo va chạm phía trước
Đây là tính năng an toàn chủ động khi lái xe dưới trời mưa lớn và gặp phải tầm nhìn kém. Tính năng này hoạt động ở tốc độ 40 km/h trở lên và sử dụng camera độ phân giải cao để quét các phương tiện phía trước.
Hệ thống sẽ đưa ra cả cảnh báo bằng âm thanh và hình ảnh nếu nhận thấy rủi ro tai nạn tiềm ẩn. Nhờ vậy, xe của bạn có thể duy trì khoảng cách an toàn với xe phía trước. Hơn nữa, một số nhà sản xuất ô tô đã cải tiến thêm khi tích hợp phanh tự động trong hệ thống cảnh báo va chạm phía trước.
Rất nhiều công nghệ ô tô hỗ trợ lái xe an toàn mùa mưa (Ảnh minh họa: GTVT)
Cảnh báo xe cắt ngang phía sau
Tầm nhìn phía trước kính chắn gió kém, đồng nghĩa với tầm nhìn vùng mù phía sau và 2 bên hông xe ô tô kém đi rất nhiều. Đó là lúc tính năng này có thể tạo ra sự khác biệt.
Cảnh báo xe cắt ngang phía sau sử dụng các cảm biến radar để cảnh báo bạn về các phương tiện băng qua khi xe lùi khỏi chỗ đỗ. Cảnh báo hình ảnh và âm thanh được kích hoạt nếu phát hiện phương tiện đang di chuyển đến.
Video đang HOT
Hỗ trợ khởi hành ngang dốc và hỗ trợ xuống dốc
Đối với những bề mặt địa hình kém lý tưởng như khu vực miền núi, hỗ trợ khởi hành ngang dốc có thể giúp bạn kiểm soát xe tốt hơn. Hỗ trợ khởi hành ngang dốc hoạt động để ngăn xe bị lăn bánh trở lại khi ở độ dốc cao.
Bên cạnh đó, hỗ trợ xuống dốc cho phép xe đổ đèo trơn tru bằng cách sử dụng hệ thống phanh ABS trên mỗi bánh xe. Do đó, người lái có thể tự tin đi trên những con dốc cao. Khi lái xe đến đích, lái xe có thể dựa vào những công nghệ như cảm biến đỗ xe trước và sau để tránh đâm vào các vật thể gần đó.
Đèn báo điểm mù 2 bên
Hệ thống này cũng sử dụng các cảm biến radar để giúp người lái quan sát các phương tiện khác dọc hai bên hông xe; cảnh báo người lái bằng biểu tượng đèn led hiển thị trên gương ngoại thất.
Bên cạnh đó, một số tính năng quan trọng cần có khi lái xe trong mùa mưa như: kiểm soát độ bám đường, kiểm soát thăng bằng điện tử và phân phối lực phanh điện tử.
Một vài chế độ lái ở xe số tự động mà bạn có thể còn bối rối
Chế độ P - R - N - D là chế độ cơ bản mà bất kỳ xe số tự động nào cũng có. Ngoài ra, ở một số dòng xe ô tô cao cấp, bộ cần số còn được tích hợp thêm một vài chức năng.
Khi tiếp cận xe mới, bạn được khuyến cáo dành một thời gian nhất định để làm quen với cần số cùng và các ký tự được sắp xếp trên đó, không được chủ quan vì mỗi nhà sản xuất sẽ có thể bố trí các vị trí số quanh cần khác nhau. Nếu không chưa quen và nắm rõ vị trí, bạn rất có thể sẽ gặp rủi ro khi xử lý các thao tác với cần số.
Bên cạnh đó, chế độ P - R - N - D là chế độ cơ bản mà bất kỳ xe số tự động nào cũng có.
P (Parking): đậu xeR (Reverse): lùi xeN (Neutral): trạng thái tự doD (Drive): số tiến chạy tốc độ thườngNgoài ra, ở một số dòng xe ô tô cao cấp, bộ cần số còn được tích hợp thêm một vài chức năng:
M (Manual): Chế độ số tay, thiết lập cần số có thể điều khiển cộng trừ cấp số khi vượt xe, lên xuống dốcS (Sport): là chế độ chạy xe bán tự động kết hợp với thao tác lên số và xuống số gần giống với số sàn.Số " /-" hay lẫy số " /-" trên vô lăng giúp cho người lái chủ động tăng giảm cấp sốD1, D1, D3 (số tiến 1 - 2 - 3): Chế độ số tay theo các cấp số 1- 2 - 3 (D3: Thường dùng chạy ở tốc độ chậm, đường gồ ghề không bằng phẳng. D2 và D3 chạy những đoạn đường khó đi hoặc cần tăng tốc, khi đổ đèo tài xế thường sử dụng những số này để đảm bảo an toàn.L (Low): Tương đương số 1, số 2 như xe số sàn thường dùng khi xe đang chở nặng hay lên dốc, xuống dốcB (Brake): chế độ số hãm dùng khi xuống dốc
Lưu ý
Hộp số tự động AT chuyển số khi xe tăng hoặc giảm tốc độ và khi mô-men xoắn đạt đến số vòng tua nhất định. Tuy nhiên, nếu muốn xe chuyển xuống số thấp hơn, trước tiên bạn phải giảm bớt ga. Sau đó, thực hiện chuyển số và duy trì tốc độ ở mức mong muốn. Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm nhưng bạn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng số này vì nếu dùng sai sẽ làm hỏng hộp số.
Số L là gì?
Ký tự L (Low) hay còn được ký hiệu S/D1, D2, D3: Dùng để chỉ số thấp của hộp số tự động, dùng trong các trường hợp xe leo dốc, tải nặng, xuống dốc. Trong đó L (Low) được hiểu là cấp số thấp tương ứng số 1, việc chuyển đổi giữa các cấp số này được thực hiện bằng cần số. Ở vị trí số L, động cơ sẽ cho ra momen xoắn nhiều hơn, khi gài số L thì tốc độ của xe giảm xuống để tận dụng tối đa momen xoắn do động cơ sinh ra.
Số D1, D2, D3 là gì?
Ở chế độ D, có thể có vị trí bánh răng D2, D3 và D4. Trong hầu hết các xe, vị trí D3 có nghĩa là chuyển động về phía trước nhưng giới hạn ở số 3 là cao nhất. D3 là cái tên quen thuộc nhất trên mẫu xe Honda Civic. Các xe ô tô khác có cũng có chung một thiết bị nhưng có tên khác nhau.
D1, D2, D3 trên xe ô tô số tự động giống như số 1, 2, 3 trên xe số sàn. Trong xe số tự động, D3 là một số thấp cho phép động cơ quay với tốc độ cao hơn để tạo ra áp suất ngược nhiều hơn so với các số cao.
Hiện tại, D3 dùng để tăng tốc (tương tự như O/D) trong hầu hết các phương tiện - dùng để tiết kiệm xăng. Khi lái xe ở chế độ này, bạn có thể tiết kiệm ít nhất 15% xăng. Tóm lại, D3 dùng 3 bánh răng đầu tiên trong hộp số tự động hoặc giới hạn chúng ở bánh răng thứ 3. Chúng sẽ chuyển lên số cao hơn khi xe đạt RPM cao nhất. Số D3 cũng thực hiện tốt vai trò tối đa hóa phạm vi RPM cho xe khi giới hạn công suất và lực kéo cần thiết.
Vậy khi nào sử dụng các số L, D1, D2, D3?
Một số xe sẽ có một số chế độ hỗ trợ như L, D1, D2, D3 hoặc số 1, 2, 3 là các chế độ lái dành cho đường đèo dốc, đường xấu. Các số D1, 2, 3 khi chạy ở bất kỳ đâu nếu không phải là đường đèo, dốc dài, thì bạn chỉ cần dùng D thôi, không cần quan tâm đến D1, D2, D3 làm gì cho đỡ phiền phức.
Khi lên dốc
Khi chạy lên dốc, bạn cứ đi bình thường, nghĩa là chỉ chuyển cần số D, không quan tâm đến D1, 2, 3, và cứ đạp ga cho xe lên dốc. Khi trọng lực tạo ra sức cản khi lên dốc, động cơ phải hoạt động nhiều hơn. Trường hợp này giống như khi xe đang kéo tải nặng, hãy sử dụng số L, D1, 2, 3 để giúp động cơ hoạt động dễ dàng hơn.
Xuống dốc
Sử dụng phanh để hãm xe trong khi xuống dốc có thể làm phanh nóng quá mức và dẫn đến mất phanh. Bạn có thể sử dụng số L, D1, 2, 3 để tận dụng lực hãm của động cơ, giúp giảm áp lực lên hệ thống phanh. Nếu bạn cảm thấy không cần nhá phanh mà xe chạy tốc độ bình thường, nghĩa là bạn chọn số D1, D2 hoặc D3 là hợp lý. Cứ thế, bạn để hờ chân lên chân phanh, xe xuống dốc mà bạn vẫn đang kiểm soát đc tốc độ.
Tăng sức kéo
Khi đang kéo một rơ-mooc hoặc kéo một phương tiện khác, bạn phải kiểm soát tốc độ thật cẩn thận. Nhưng việc sử dụng phanh thường xuyên là không tốt và có thể làm hỏng hệ thống phanh. Sử dụng các cấp số L, D1, 2, 3 khác nhau, làm như vậy sẽ giữ cho momen xoắn ổn định và không tạo sức ép lên động cơ.
Lái xe ôtô, làm gì để không "tiền mất tật mang"? Tuân thủ các nguyên tắc lái xe cơ bản không chỉ bảo đảm an toàn cho bạn mà còn cho người khác, đặc biệt là khi lái xe ôtô ở tốc độ cao. Tuyệt đối không lái xe khi đang bị căng thẳng Đây là nguyên tắc quan trọng nhất khi lái xe ôtô. Bởi, khi bạn lái xe trong tình trạng căng...