5 chứng bệnh nguy hiểm dễ mắc khi trời lạnh
Trời lạnh khiến cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng, sức đề kháng giảm… những người thể trạng yếu, chưa kịp thích nghi thời tiết rất dễ bị nhiễm bệnh.
Đợt không khí lạnh mạnh tràn về đột ngột khiến Bắc Bộ chìm trong mưa rét, nhiệt độ phổ biến 14 – 15 độ C. Theo các chuyên gia Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trời lạnh khiến cơ thể tiêu tốn nhiều năng lượng, sức đề kháng giảm… những người thể trạng yếu, chưa kịp thích nghi thời tiết rất dễ bị nhiễm bệnh.
BS Duy Anh (Phòng khám Bệnh viện E, Hà Nội) sẽ tư vấn cách phòng tránh một số bệnh dễ mắc khi trời lạnh.
Đau nhức xương khớp
Người cao tuổi, phụ nữ sau tuổi 35 hay bị đau nhức xương khớp khi trời lạnh, mưa rét. Khi mắc chứng bệnh này, toàn bộ các khớp xương đều đau nhức nhất là buổi sáng dễ bị cứng khớp, khó cử động hàng giờ. Do đó mỗi khi trời trở lạnh, có mưa gió, những người bị bệnh đau xương khớp cần chú ý mặc ấm, đi tất ấm, nhất là sau khi ra mồi hôi.
Hạn chế ra ngoài khi trời lạnh có kèm theo mưa phùn vì sẽ làm tình trạng bệnh tăng nặng. Thay quần áo bị ẩm ngay và lau khô người, chân, tay. Phụ nữ nông thôn khi trời lạnh, khớp sưng cấp không nên lội nước, lội bùn. Nếu phải lội cần đi ủng để chân khô ráo.
Dễ bị hạ thân nhiệt
Hạ thân nhiệt là khi cơ thể còn 35 độ C. Người già, trẻ nhỏ, người bị say (rượu, ma túy…), suy dinh dưỡng, tim mạch, thiểu năng tuyến giáp… có nguy cơ bị hạ thân nhiệt cao. Nguy hiểm của hạ thân nhiệt là nạn nhân không biết, chỉ tới khi mệt mỏi, đầu óc lơ mơ, rùng mình thành đợt, da tái xanh, đồng tử giãn và mất tỉnh táo là đã mất ý thức.
Do đó khi trời lạnh thấy ai đó run lẩy bẩy, nói lắp bắp, da lạnh, xám, nhịp thở chậm, mệt mỏi, mất phối hợp động tác nên giúp họ quấn chăn và đốt lửa sưởi cho tới khi cơ thể ấm lại.
Video đang HOT
Tăng nguy cơ đột quỵ
Mùa lạnh, người có bệnh tim mạch chuyển biến xấu hơn, nguy cơ suy tim, đột quỵ, tai biến… tăng cao hơn 15% so các mùa khác. Người già khả năng miễn dịch và tính chịu đựng cơ thể kém nên rất dễ mắc. Người có cuộc sống căng thẳng, ít vận động, nghiện thuốc lá, rượu bia, ăn uống thiếu khoa học, người béo phì tiểu đường… đều dễ bị đột quỵ và ngày càng gia tăng ở giới trẻ.
Do đó khi trời lạnh, mưa rét, người già và những người có nguy cơ đột quỵ cần chú ý giữ cơ thể luôn ấm áp, tránh bị gió lạnh ập vào người khi cửa mở. Hãy giữ chế độ sinh hoạt hợp lý, tình cảm tâm lý ổn định. Tránh những xúc động hay chấn thương quá mức hoặc căng thẳng, stress… để thích ứng với môi trường, giảm bớt nguy cơ đột quỵ.
Ăn uống hạn chế mỡ động vật, muối. Tránh rượu bia, thuốc lá. Ưu tiên ăn rau củ quả. Năng tập thể dục, vận động phù hợp sức khỏe, kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên.
Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ sẽ làm nhiều người bị dị ứng, đặc biệt người có tiền sử dị ứng (như hen phế quản…). Sự sụt giảm nhiệt độ mùa lạnh và chênh lệch giữa ngày và đêm, giảm độ ẩm không khí còn gây các chứng khác như khô nẻ, mẩn đỏ, ngứa ngáy…
Để giảm thiểu sự trầm trọng của dị ứng, cần loại bỏ món hay gây dị ứng, giảm đồ ngọt, rượu bia. Đề phòng bị dị ứng da, hãy bôi kem dưỡng ẩm và vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Khi chưa tìm rõ nguyên nhân bị dị ứng thì dùng thuốc gì cũng cần có tư vấn của bác sĩ.
Mùa lạnh phổi rất dễ bị ảnh hưởng, đặc biệt là trẻ em. Bệnh diễn tiến nhanh và nặng, có thể dẫn tới tử vong. Dấu hiệu là ho khan, ho khạc đờm, đờm màu trắng đục, màu xanh, vàng (đôi khi ho ra máu), có thể tức ngực, sốt, khó thở, nhịp tim nhanh… sức khỏe yếu đi, mệt mỏi, đặc biệt bị nặng ngực cần đi khám ngay, tránh biến chứng.
Để phòng bệnh viêm phổi, cần mặc đủ ấm, ăn đủ chất trong những ngày chuyển mùa, nhất là trẻ em. Rèn luyện sức khỏe để tăng cường sức đề kháng. Nên mặc áo giữ nhiệt, áo đông xuân dày để lưng không nhiễm lạnh.
Mùa lạnh, bạn nên:
Giữ ấm cơ thể, ủ ấm cho trẻ em khi đi xe máy, khi làm việc ngoài trời vào ban đêm, sáng sớm phải mặc đủ ấm, lưu ý giữ ấm bàn chân, bàn tay, ngực, cổ, đầu.
Tránh tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu bị các bệnh truyền nhiễm. Hạn chế đến những chỗ đông người.
Ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh.
Tiêm vaccine phòng bệnh, giữ vệ sinh môi trường, giữ ấm nhà cửa.
Đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối. Dọn dẹp nhà cửa sạch và giữ vệ sinh sạch sẽ với các loại vật dụng gia đình (cốc chén, bát đũa…), nhất là khi trong gia đình có người ốm.
Khi có các dấu hiệu nghi bị bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.
(Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế)
Theo Giadinh
Trị bệnh viêm khớp hiệu quả với củ nghệ vàng
Trong củ nghệ chứa nhiều curcumin giúp giảm chứng đau nhức xương, khớp hiệu quả.
Theo Đông y củ nghệ vàng còn được gọi là Khương Hoàng, vị cay, đắng, tính bình có tác dụng hành khí,hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau. Theo Đông y bản giám thì Khương Hoàng có tác dụng phá huyết, hành khí, thông kinh, chỉ thống (giảm đau) chủ trị bệnh trướng đầy, bế kinh, bệnh sau đẻ, chấn thương, ung thũng. Theo Nhật hoa tử bản thảo thì cho rằng Khương Hoàng có tác dụng trị huyết cục, nhọt, sưng, thông kinh nguyệt...
Nghệ vàng giúp hỗ trợ điều trị viêm khớp hiệu quả.
Với các nghiên cứu thành công của việc chiết tách hoạt chất có lợi Curcumin trong nghệ, nghệ trở thành dược liệu quý, có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị ung thư, khối u, viêm khớp hiệu quả.
Bệnh viêm khớp
Viêm khớp là một trong những bệnh lý mạn tính ở người già. Bệnh chiếm khoảng 85% ở người trên 70 tuổi. Khía cạnh nổi bật nhất của bệnh là sự phá hủy dần dần các sụn khớp do đó ngày nay bệnh viêm khớp được xem là bệnh liên quan đến bao hoạt dịch, xương bên dưới khớp và mô mềm quanh khớp. Quá trình viêm là do một loạt các chất trung gian gây viêm như acid arachidonic, các cytokin tiền viêm như IL1, IL6, IL8, TNF- và các chất oxy hóa mạnh như NO và O2- gây nên triệu chứng đau, sưng đỏ, nóng của bệnh và phá hủy sụn khớp.
Chữa bệnh viêm khớp với nghệ vàng
Cách làm rất đơn giản, đun nóng một cốc sữa, trước khi sôi, bắc xuống cho một thìa cà phê nghệ dạng bột vào đó. Khuấy đều và mỗi ngày uống 3 lần. Bạn sẽ thấy hiệu quả bất ngờ.
Theo Khoevadep
Uống nước đúng cách chữa 8 chứng bệnh khác nhau Thói quen uống nước hàng ngày không chỉ giúp bạn giải tỏa cơn khát mà nó còn có thể chữa được 8 chứng bệnh khác nhau. 1. Bảo vệ sức khoẻ. Hàng ngày, mỗi khi thức giấc, bạn hãy uống một ly nước, đó có thể là nước chanh mật ong, nước muối loãng... Làm như vậy sẽ giúp thanh lọc cơ thể...