5 cách tiệt trùng bình sữa vừa tiện vừa an toàn, bé không ốm vặt
Dưới đây là 5 cách vệ sinh bình sữa phổ biến cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể tham khảo nhằm giúp con phát triển khỏe mạnh hơn, tránh vi khuẩn gây bệnh.
Trẻ sơ sinh cần cung cấp nhiều dinh dưỡng để phát triển thuận lợi, trong đó sữa mẹ chiếm vai trò quan trọng. Tuy nhiên trong một số trường hợp sữa mẹ không đủ thì bé cần bổ sung thêm sữa công thức.
Vì vậy, các mẹ cũng cẩn trọng trong việc lựa chọn sữa bột, còn tùy thuộc vào công thức sữa bột có phù hợp với sở thích, hay nhu cầu của bé hay không. Tuy nhiên, ngoài việc lựa chọn sữa bột thì việc vệ sinh bình sữa hàng ngày cho bé cũng là điều cần lưu ý.
Trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi vẫn đang phát triển hệ thống miễn dịch nên rất dễ bị vi khuẩn, vi rút tấn công, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Chai, bình chưa rửa hoặc rửa không đúng cách khi tiếp xúc với bé có thể dẫn đến những rủi ro nhất định. Do đó, việc tiệt trùng và vệ sinh bình sữa đúng cách để ngăn ngừa bệnh tật ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, hoặc thậm chí đến một năm.
Dưới đây là 5 cách vệ sinh bình sữa phổ biến cho trẻ sơ sinh, mẹ có thể tham khảo nhằm giúp con phát triển khỏe mạnh hơn, tránh vi khuẩn gây bệnh.
Đun sôi tiệt trùng bình sữa
Nhiều bà mẹ cho biết rằng thường vệ sinh bình sữa của trẻ bằng cách tráng bình bằng nước sôi vì nghĩ rằng cách này nhanh chóng, đơn giản và sẽ diệt được vi khuẩn. Thực tế cách làm này chỉ khiến vi khuẩn dễ tích tụ trên thành bình mà thôi.
Vì bình sữa trẻ em là đồ tiêu dùng nên việc tráng bình bằng nước sôi không chỉ làm hỏng chất liệu của bình sữa trẻ mà việc tiệt trùng cũng không hiệu quả.
Do đó nếu mẹ đang cho con bú và thỉnh thoảng mới dùng bình sữa thì phương pháp đun sôi có thể đã đủ tốt. Cách này cũng rẻ hơn so với việc mua một máy tiệt trùng bằng hơi nước.
Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp khử trùng bằng nhiệt độ cao phải đun trong nước sôi một thời gian mới khử trùng xong, tuy nhiên phương pháp này làm giảm độ bền của bình sữa trẻ rất nhiều, và nếu không cẩn thận, mẹ cũng có thể bị bỏng. Do đó, mẹ chỉ nên thỉnh thoảng áp dụng phương pháp này, không nên quá thường xuyên.
Trẻ sơ sinh cần cung cấp nhiều dinh dưỡng để phát triển thuận lợi, trong đó sữa mẹ chiếm vai trò quan trọng. Tuy nhiên trong một số trường hợp sữa mẹ không đủ thì bé cần bổ sung thêm sữa công thức.
Gợi ý cách thực hiện
Bước 1: Cho tất cả các bộ phận của bình đã rửa sạch bao gồm cả núm vú vào một cái chảo nước lớn. Đậy nắp kín, đảm bảo bình không còn bọt khí chìm hoàn toàn trong nước.
Bước 2: Tiếp theo, đun sôi nước trong 5 phút.
Video đang HOT
Bước 3: Sau đó, mở nắp để cho các bộ phận nguội trong xoong trước khi lấy ra.
Bước 4: Đặt tất cả các bộ phận bình vào hộp sạch và cho vào tủ lạnh. Đảm bảo hộp đựng được đậy chắc chắn, cách này có thể giúp bạn bảo quản mọi thứ trong tủ lạnh lên đến 24 giờ.
Bú bình đem đến rất nhiều lợi ích bởi ai cũng có thể cho bé bú được. Tuy nhiên, nếu khử trùng bình sữa không đúng cách, bé rất dễ bị bệnh. Sử dụng nồi hấp điện để tiệt trùng bình sữa và các dụng cụ ăn uống của bé là cách được rất nhiều mẹ dùng.
Gợi ý cách thực hiện
Bước 1: Cho toàn bộ dụng cụ cho bé bú sau khi rửa sạch được vào nồi hấp tiệt trùng.
Bước 2: Đổ nước vào máy theo hướng dẫn và bật công tắc, việc khử trùng sẽ được hoàn tất sau 10-15 phút.
Mặc dù cách này khá đơn giản và đảm bảo khử trùng triệt để, song các mẹ sẽ phải bỏ chi phí khá lớn để mua nồi hấp.
Rửa sạch với chất tẩy rửa chuyên dụng
Bé phải bú sữa nhiều lần trong ngày, mỗi lần uống xong các mẹ tráng bình sữa, thấy váng sữa bên trong trôi đi là thấy sạch, thực ra điều này là không đúng. Do sữa bột của trẻ có chứa chất béo, không được làm sạch, lâu ngày rất dễ sinh vi khuẩn và sinh ra mùi hôi đặc biệt là khu vực núm vú giả dễ bám bụi bẩn và không dễ làm sạch.
Cũng giống như rửa bát tại nhà, các vết dầu mỡ trên bát đĩa không dễ dàng đánh bay bằng cách rửa sạch. Vì vậy, đối với việc vệ sinh bình sữa cho bé, cần sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc bàn chải mềm, như vậy mới đảm bảo bình sữa sạch sẽ, vệ sinh và không gây độc hại cho bé.
Ngoài việc lựa chọn sữa bột thì việc vệ sinh bình sữa hàng ngày cho bé cũng là điều cần lưu ý, tránh vi khuẩn xâm hại gây bệnh cho bé.
Gợi ý cách thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị một hộp đựng đủ lớn để chứa bình sữa và dụng cụ cho trẻ bú. Sau đó, dùng một lượng nước máy được khuyến nghị để pha dung dịch khử trùng.
Bước 2: Nhúng tất cả các bộ phận bình sữa và dụng cụ cho ăn trong dung dịch và đảm bảo không còn bọt khí bên trong.
Bước 3: Ngâm các dụng cụ trong dung dịch trong thời gian được hướng dẫn.
Bước 4 : Sau 24 giờ, bạn lấy các dụng cụ ra và rửa sạch hộp đựng trước khi chuẩn bị mẻ mới.
Khử trùng bình sữa bằng hơi nước
Phương pháp này cần đến một chiếc máy khử trùng hơi nước bằng điện. Máy tiệt trùng bằng hơi nước được sử dụng phổ biến bởi khả năng khử trùng hiệu quả, nhanh chóng mà giá thành cũng tương đối rẻ. Máy này làm nóng nước đến điểm sôi, hơi nước sẽ tiêu diệt vi khuẩn bám trên bề mặt dụng cụ.
Gợi ý cách thực hiện
Bước 1: Đặt bình sữa và dụng cụ cho ăn đã rửa sạch vào máy tiệt trùng. Đảm bảo có đủ khoảng trống giữa các bộ phận để hơi nước lưu thông khắp mọi bề mặt.
Bước 2: Dựa vào hướng dẫn của nhà sản xuất để thêm vào một lượng nước vừa đủ. Sau đó, bật và nhấn nút để bắt đầu. Nếu bạn đang sử dụng máy tiệt trùng bằng lò vi sóng thì chỉ cần đặt máy tiệt trùng vào lò vi sóng và bật thời gian chính xác là được.
Bước 3: Chờ cho đến khi chu trình tiệt trùng kết thúc (đèn tắt), đặt tất cả các dụng cụ đã được tiệt trùng trong hộp sạch, có nắp đậy rồi cho vào trong tủ lạnh.
Bước 4: Khử trùng lại tất cả thiết bị nếu bạn chưa sử dụng trong vòng 24 giờ.
Mẹ có thể khử trùng bình sữa của trẻ bằng nhiều cách khác nhau.
Đặt bình sữa ở nơi thoáng gió sau khi vệ sinh
Sau khi vệ sinh bình sữa cho con, nhiều mẹ chỉ để bình sữa sang một bên, khi bé ăn lần sau sẽ trực tiếp dùng bình sữa để pha sữa cho con, thực tế cách làm này là sai lầm. Nước trong bình nếu không được xử lý kịp thời vi khuẩn sẽ phát triển, nếu cho bé dùng bình này để uống sữa thì tương đương với việc uống vi khuẩn vào dạ dày sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Vì vậy cách tốt nhất là các mẹ nên đặt bình sữa ở nơi thoáng gió sau khi vệ sinh bình sữa, phơi khô tự nhiên hoặc úp ngược bình để lần sau có thể sử dụng.
Lưu ý: Trước khi áp dụng phương pháp khử trùng, mẹ cần rửa tất cả các thiết bị trong nước ấm. Tiếp đó, sử dụng một bàn chải sạch để làm sạch tất cả các dấu vết của sữa, sau đó rửa lại sạch sẽ rồi mới khử trùng.
Việc chăm sóc trẻ cần được chú ý cẩn thận, từ thức ăn, quần áo, nhà ở và phương tiện đi lại của trẻ, đặc biệt khi sử dụng bình sữa cho bé, các mẹ phải đặc biệt lưu ý vệ sinh sạch sẽ và cẩn thận.
Sau khi vệ sinh bình sữa cho bé, các mẹ nên đặt bình sữa ở nơi thoáng gió, phơi khô tự nhiên hoặc úp ngược bình để lần sau có thể sử dụng.
Mẹo bảo quản bún qua đêm thoải mái mà không bị chua chỉ với 1 thứ bếp nhà nào cũng có!
Bún mua về chưa ăn ngay các chị em hãy bảo quản bún bằng một nồi nước sôi và một chút muối nhé!
Bún là thức ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Bún thường được dùng để làm bữa sáng hay bữa trưa nhanh chóng và tiện lợi. Bình thường việc đi mua bún hay ra ngoài ăn một bát bún là điều vô cùng đơn giản, thế nhưng trong thời gian giãn cách thì mọi thứ lại hoàn toàn khác.
Bún tươi khi mua về chúng ta nên ăn ngay. Nếu chưa ăn thì vẫn có thể để bún tươi ở nhiệt độ thường trong khoảng 1 đến 3 tiếng. Tuy nhiên nếu muốn bảo quản bún tươi qua đêm thì bạn nên áp dụng cách dưới đây.
Cách bảo quản bún không bị chua
1. Đun sôi nước và cho muối vào
Đun sôi một nồi nước, khi nước sôi thì tắt bếp và cho một thìa cà phê muối vào. Khuấy đều nồi nước cho muối tan hết.
2. Cho bún vào trụng rồi vớt ra
Cho bún vào nồi nước và đảo đều khoảng 30 - 40 giây.
Sau đó, bạn vớt bún ra để ráo nước.
Tiếp theo, bạn vẫn để bún ở rổ và đậy kín rổ lại để côn trùng không bò vào bún. Ngày hôm sau bạn có thể lấy bún ra ăn mà bún vẫn dai, mềm như khi mới mua và đặc biệt không hề có mùi chua.
Như vậy với cách làm vô cùng đơn giản với một nồi nước sôi và một chút muối là chúng ta dễ dàng bảo quản bún qua đêm.
Trên đây là cách bảo quản bún qua đêm mà không sợ bún bị chua. Còn nếu muốn bảo quản lâu hơn nữa thì các chị em cho bún vào ngăn mát tủ lạnh và khi ăn thì chần lại bằng nước sôi nhé!
Từ bún chúng ta có thể làm ra nhiều món bún nước hay bún trộn hấp dẫn như bún thang, bún riêu, bún bò Huế, bún bò Nam Bộ.
Chúc các chị em bảo quản bún tươi được lâu mà không bị chua nhé!
4 mẹo vệ sinh lò nướng cực nhanh gọn không phải ai cũng biết Lò nướng là một trong những thiết bị nhà bếp vô cùng quan trọng, làm chín thức ăn nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, nếu không vệ sinh thường xuyên, các vết bẩn do dầu mỡ để lại sẽ gây mất thẩm mỹ và có thể ảnh hưởng đến hoạt động của lò nướng. Nhưng với 4 cách vệ sinh lò nướng...