5 cách tận dụng tối đa từng cm trong căn hộ nhỏ, bạn làm theo là nhà thêm một đống không gian
Không cần nhà lớn, bạn cũng có thể tạo ra nhiều không gian sống để “chill” và thoải mái hơn.
Với 5 lưu ý thiết kế thông minh dưới đây, bạn sẽ có thể tối ưu được từng cm trong căn hộ, khiến không gian sống đầy đủ tiện nghi mà vẫn thoáng đãng, không bị bí bách, đáp ứng đủ nhu cầu cho gia đình.
1. Áp dụng bố cục mở
Diện tích của một căn hộ có hạn. Vậy nên bạn có thể bỏ những bức tường ngăn cách giữa các phòng trong gian chính để tạo ra bố cục mở giữa phòng bếp – phòng ăn – phòng khách.
Bằng cách này, không gian sẽ trở nên rộng rãi, không bị tù túng, chật chội. Đây cũng là xu hướng thiết kế chung cư, căn hộ mini được ưa chuộng trong những năm gần đây.
Nếu chưa biết thiết kế thế nào cho phù hợp, bạn có thể áp dụng bố cục phòng bếp – bàn ăn – khoảng tường để tivi. Cách tích hợp như thế này không chỉ khiến không gian mở rộng hơn mà còn giúp các thành viên trong gia đình tương tác với nhau nhiều hơn.
Nếu nhà nhỏ, bạn nên chọn tủ bếp cũng như bàn bếp hình chữ L rồi nối thẳng với khoảng tường để tivi nhằm tiết kiệm diện tích, lại tạo hiệu ứng rộng rãi về mặt thị giác.
2. Chọn nội thất mảnh thanh thoát
Đối với những căn hộ nhỏ, bạn nên chọn nội thất dáng mảnh, thiết kế đơn giản và gọn gàng để đỡ chiếm diện tích không gian, giúp ngôi nhà trông rộng hơn. Chọn những chiếc ghế đặt ở bàn ăn có chân cao và mảnh để ở bàn ăn thay vì ghế to, nặng nề.
Video đang HOT
Còn bàn thì bạn nên ưu tiên bàn trà, bàn cà phê nhỏ nhắn, khi đặt trong nhà sẽ tạo nên kết cấu đơn giản nhưng tinh tế. Với ghế sofa, tốt nhất nên chọn ghế sofa nhỏ gọn để dành nhiều không gian cho những đồ nội thất lớn cần thiết hơn. Nên đặt sofa dáng thẳng hoặc chữ L, vừa đẹp vừa gọn.
3. Thiết kế âm tường
Tủ âm tường không còn xa lạ với các gia đình. Bạn hoàn toàn có thể tận dụng kiểu thiết kế này để tiết kiệm diện tích căn phòng, lại chứa được nhiều đồ.
Trong phòng khách, bạn có thể tận dụng những bức tường dày để làm tủ âm tường, có thể đựng được nhiều thứ như tivi, sách, ấm chén, bình hoa,… Bạn cũng có thể đặt vật trang trí lên đó để tăng tính thẩm mỹ cho phòng khách.
Tương tự, phòng ngủ cũng có thể làm tủ âm tường để đựng quần áo, còn phòng bếp thì thiết kế tủ âm tường để đựng đồ gia dụng. Đèn cũng có thể thiết kế âm trần, vừa đáp ứng nhu cầu về ánh sáng vừa khiến ngôi nhà trông cao và thoáng hơn.
Nên chọn màu sắc chủ đạo cho căn hộ là gam màu sáng như trắng hoặc be để không gian trông rộng rãi hơn. Khi phối màu nội thất với căn hộ, bạn không nên vượt quá ba màu vì quá màu dễ tạo cảm giác chật chội, rối mắt.
Phòng khách phù hợp với cách phối màu cổ điển gồm đen, trắng và xám, sẽ khiến mọi người cảm thấy rất thoải mái về mặt thị giác.
5. Tận dụng tối đa mọi không gian
Không gian sau cánh cửa có thể tận dụng để đặt nhiều thứ như kệ giày, kệ sách… Bạn cũng có thể gắn giá treo lên cửa để treo túi, chìa khóa, mũ…
Nên chọn tủ bếp có nhiều kệ, ngăn kéo để có thể chứa nhiều đồ hơn. Sau khi “giấu” hết bát đũa, nồi niêu vào chiếc tủ này, nhà bếp của bạn sẽ gọn gàng hơn rất nhiều. Cách này cũng giúp bạn tiết kiệm kha khá thời gian khi tìm đồ đạc, lại rất sạch sẽ, gọn gàng.
Hoặc, phía dưới bồn rửa là nơi thường được bỏ qua nhưng nơi đây cũng có thể được tận dụng để chứa đồ. Bạn nên đặt 1 chiếc kệ hoặc tủ ở đây để đựng những món đồ gia dụng không sử dụng thường xuyên.
Sống tối giản một cách hài hòa
Sống tối giản không đồng nghĩa với việc chỉ dùng vài món đồ gia dụng cơ bản. Hãy giữ lại những thứ hữu ích mà bạn thường xuyên sử dụng, đừng tích trữ những món đồ không dùng tới.
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và bỏ đi những món đồ không dùng tới.
Chủ nghĩa tối giản thường gắn liền với sống chậm và chúng bổ sung tuyệt vời cho nhau, đồng thời cá nhân tôi cũng thiên về nguyên tắc thẩm mỹ tối giản nhưng chúng không phải là một.
Về bản chất, chủ nghĩa tối giản là việc lọc bỏ đồ thừa để dành chỗ cho những thứ quan trọng, nhưng nó thường bị biến tấu thành ý tưởng ganh đua về lượng đồ chúng ta nên có, bao nhiêu thứ chúng ta cần, tường nhà nên trống trải ra sao, nhà nhỏ đến mức nào và tủ quần áo được loại bỏ hợp lý ra sao.
Tất cả những thứ đó có thể là một phần của sống chậm, sống tối giản nhưng tôi thấy có rất nhiều người chú trọng quá mức tới ý tưởng làm sao để "sống tối giản theo đúng nghĩa", chẳng khác nào kiểu bình mới rượu cũ của việc sống theo "nhà người ta".
Chiếc bình "nhà người ta" mới này có vẻ đã kết hợp nguyên tắc thẩm mỹ tối giản với chủ nghĩa tối giản thành một phong cách sống (thực tế chúng là hai thứ rất khác nhau). Những căn nhà của họ trông giống như vừa bước ra từ tạp chí, và đơn giản là một thương hiệu khác của một đẳng cấp sống không thể với tới.
Bởi thế chúng ta cảm thấy mình đang so sánh cuộc sống của mình với một bộ biểu tượng mới. Chúng ta băn khoăn liệu lượng đồ đạc của mình như thế này đã đủ chưa, hay vẫn còn quá nhiều.
Thay vào đó, hãy coi việc lọc bỏ đồ như một bước đi trong hành trình kiến tạo cuộc sống chậm hơn, đơn giản hơn - chứ không phải là một mục đích. Nó thiên về việc tiếp cận có ý thức ngôi nhà của bạn và những thứ bạn chọn giữ lại trong đó. Nó là việc chủ động lựa chọn giữ lại cái gì, loại bỏ cái gì và cái gì có ý nghĩa với chúng ta. Không có đúng sai, chỉ là chúng ta phải có một lựa chọn.
Nhờ có thêm không gian vật lý, chúng tôi đã tổ chức những bữa tiệc đứng cùng không gian thông thoáng để hít thở. Bớt đồ có nghĩa là bớt giữ gìn, bảo trì, bớt bụi bặm, bớt dọn dẹp, bớt quyết định, bớt căng thẳng. Loại bỏ đồ thừa đồng nghĩa với việc có thêm không gian, thời gian, cơ hội cho những thứ khiến chúng ta vui lòng khác.
Tôi chưa bao giờ nhận ra đồ đạc lại đè nặng lên tâm can mình đến thế cho tới tận khi gỡ bỏ được gánh nặng đó. Mọi thứ thừa thãi trên chiếc ô tô đều đi thẳng đến cửa hàng đồ cũ, mọi cuộc thanh lý hàng trong gara, mọi sức nặng của đồ tái chế đều là sức nặng từng đè lên vai mà tôi không nhận ra.
Nếu bạn vẫn còn nghi ngại, tôi sẽ không trách bạn đâu. Tôi đã nói chuyện với rất nhiều người cũng có cảm giác ấy. Làm sao đồ đạc lại có thể tác động đến chúng ta ghê gớm như vậy?
Sự bừa bộn là những quyết định bị trì hoãn. Đó là sự trì hoãn được vật chất hóa. Đó là sự ôm đồm dưới dạng vật chất. Và nếu nghĩ đến cảm giác khi có một dự án công việc sát sườn hoặc một nhiệm vụ sắp đến hạn chót khiến bạn cảm thấy hoang mang tê liệt - nỗi lo âu tầng thấp, nỗi lo thổn thức trong lòng bạn, thì đó cũng chính là cảm giác mà sự bừa bộn đem lại cho chúng ta.
Người Australia dành xấp xỉ 1,1 tỷ AUD mỗi năm cho việc trữ đồ, nhưng chỉ có dưới 1 triệu hộ gia đình thuê thêm nhà kho mỗi năm với chi phí trung bình khoảng 11.000 AUD. Trong khi thỉnh thoảng người ta sử dụng không gian này để trữ rượu, thiết bị hoặc hàng hóa tồn kho, những tài liệu quan trọng, những tài sản cá nhân trong lúc chuyển nhà hoặc đi du lịch, thì nhiều suất trữ đồ này lại đầy ắp những đồ đạc thừa thãi như đồ gỗ, thiết bị gia đình và những món đồ kỷ niệm không dùng nữa hoặc bị lãng quên.
Năm 2016, hơn 10.000 suất trữ đồ mới được xây dựng ở riêng miền Đông Australia. Tức là có rất nhiều đồ thừa đè nặng lên rất nhiều người.
Thậm chí trong chính ngôi nhà của mình, chúng ta cũng mua các giải pháp trữ những món đồ không nhìn đến. Chúng ta để nó trong gara hoặc lán trại, trong tầng áp mái hay trong tầng hầm và vờ như chúng không có ở đó. Mỗi năm một lần, chúng ta tổng vệ sinh nhà cửa mỗi khi mùa xuân đến và tìm thấy chút không gian để thở rồi cả 12 tháng tiếp theo, chúng ta dần thay thế những thứ đã được bỏ đi bằng đồ đạc mới, chỉ để cảm thấy mình lại lặp lại quá trình này vào mùa xuân tiếp theo.
Chu trình này sẽ không bị phá vỡ chừng nào chúng ta không đặt ra cho mình những câu hỏi khó chịu, không xem lại mối quan hệ của mình với đồ đạc và thừa nhận rằng mình có quyền lựa chọn cảm xúc mà mái nhà của mình mang lại.
Hướng dẫn tự làm sân vườn đẹp kèm ảnh thực tế Có một sân vườn đẹp tự làm trong nhà là mơ ước của rất nhiều gia chủ Việt, giúp bạn thoải mái thư thái, trút bỏ những căng thẳng, trong công việc... Theo dõi hướng dẫn tự làm sân vườn trong bài viết sau để thực hiện được ước mơ có sân vườn trong tổ ấm nhé. Sân vườn là khoảng không gian...