5 cách rửa mặt cần tránh và gợi ý những phương pháp cải thiện
Rửa mặt quá 2 lần trong ngày hoặc để sữa rửa mặt trên da quá 1 phút đều có thể làm tổn thương hàng rào bảo vệ da tự nhiên, khiến da khô căng, mất cân bằng độ pH.
Bạn chỉ nên rửa mặt 2 lần, sáng và tối trong ngày. (Nguồn: Shutterstock)
1. Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày
Làm sạch là bước quan trọng không thể bỏ qua giúp da có đủ điều kiện cần thiết để tái tạo, tuy nhiên, làm sạch quá mức sẽ làm tổn thương hàng rào bảo vệ, khiến da trở nên nhạy cảm, dễ kích ứng.
Chỉ nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối. Vào những thời điểm khác trong ngày, nếu cần phải làm sạch da mặt, bạn có thể sử dụng khăn lau nhẹ nhàng hoặc dùng nước vỗ lên da để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn.
Ngay cả khi bạn có làn da dầu cũng không nên lạm dụng sữa rửa mặt mà có thể rửa bằng nước sạch giữa các lần.
2. Để sữa rửa mặt trên da quá lâu
Khi sử dụng nước tẩy trang, sữa rửa mặt không nên để tiếp xúc trên da quá lâu, dễ mài mòn hàng rào bảo vệ da tự nhiên, mất cân bằng pH. Tốt nhất không để những sản phẩm này ở trên da quá 1 phút.
Video đang HOT
3. Lạm dụng sản phẩm tẩy da chết
Một số người lo lắng da mặt không sạch nên thường sử dụng loại sữa rửa mặt có kèm tính năng tẩy tế bào chết với mong muốn làm sạch sâu. Tuy nhiên, phương pháp tẩy da chết vật lý này thường chứa các hạt scrub dễ gây tổn thương nếu không chú ý đến tần suất và cường độ sử dụng.
Việc chà xát, tẩy bỏ lớp sừng quá nhiều cũng khiến da nhạy cảm, dễ mẩn đỏ, kích ứng. Dù là da mặt hay toàn thân cũng không nên tẩy tế bào chết quá 3 lần trong tuần.
Các bác sĩ da liễu khuyến khích nên sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp đặc tính da. Đối với bước tẩy tế bào, nên sử dụng tẩy da chết hóa học để có thể làm sạch sâu lỗ chân lông.
4. Rửa mặt bằng nước quá lạnh hoặc quá nóng
Vào mùa Hè, bạn thích dùng nước lạnh để rửa mặt, còn mùa Đông, nước nóng lại là lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, nước nóng hay lạnh đều không phải là lựa chọn thích hợp bởi dễ khiến da bị “sốc nhiệt”, gây kích ứng, mẩn đỏ.
Nhiệt độ nước rửa mặt tốt nhất là tương đương nhiệt độ cơ thể, khoảng 37 độ C.
5. Lau mặt sau khi rửa
Việc này không sai nhưng cần lưu ý nên dùng khăn bông mềm thấm nhẹ nhàng để hút bớt nước đọng trên da. Tránh dùng khăn mặt chà xát, kỳ mạnh lên da tạo áp lực lớn, có thể gây tổn thương, khiến da nhạy cảm hơn.
Bên cạnh đó cũng cần chú trọng đến việc giặt giũ, phơi phóng khăn mặt bởi đây cũng là vật dụng dễ tích vi khuẩn, bụi bẩn, mồ hôi.
(theo Ngôi sao)
Da nổi mẩn đỏ chị em cần dùng ngay cách này
Khi da có hiện tượng bị mẩn đỏ chị em cần sử dụng ngay các mẹo dưới đây nhé.
Dùng nước lạnh rửa mặt
Rửa mặt bằng nước lạnh giảm tình trạng mẩn đỏ cho da.
Mặc dù tắm nước ấm nghe có vẻ hấp dẫn, nhưng nước ấm hoặc nóng có thể làm viêm da, mẩn đỏ và ngứa. Bạn không nên rửa mặt bằng nước ấm hoặc nước nóng và thay vào đó hãy sử dụng nước lạnh để rửa mặt, đặc biệt là nếu bạn có làn da nhạy cảm. Dùng nước lạnh để rửa mặt là một trong những cách đơn giản nhất để làm mát da tức thì và giảm viêm.
Hạn chế tẩy da chết hơn
Tẩy da chết quá nhiều có thể gây kích ứng, làm khô da và khiến da bị mẩn đỏ. Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu đó, điều đó có nghĩa là bạn đang tẩy da chết quá thường xuyên.
Tốt nhất bạn nên giảm tần suất tẩy da chết xuống còn một lần một tuần hoặc tối đa hai lần một tuần, dựa trên phản ứng của da. Bạn nên sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết hóa học như axit salicylic axit glycolic thay vì tẩy da chết bằng các hạt có thể gây ra các vết rách nhỏ trên da.
Làm dịu da trước khi trang điểm
Hãy thử đắp mặt nạ làm dịu da có chứa các thành phần như lô hội và trà xanh trước khi trang điểm nếu bạn có làn da khô, mẩn đỏ và cảm giác căng da. Trà xanh có đặc tính chống viêm giúp làm dịu kích ứng và mẩn đỏ trên da.
Đây cũng là một thói quen tuyệt vời bạn nên áp dụng để lớp trang điểm mịn và lâu trôi hơn.
Sử dụng nha đam
Nha đam có lẽ là một trong những phương thuốc thảo dược được sử dụng rộng rãi nhất cho các tình trạng điều trị da tại chỗ. Sở dĩ, nó có mức độ phổ biến như vậy là do các thành phần giống như gel của loại cây này, được biết đến với công dụng chữa lành vết thương nhỏ trên da rất hữu hiệu.
Bạn cần chuẩn bị 1-2 lá nha đam tươi rồi đem đi rửa sạch, gọt bỏ phần vỏ, lấy phần ruột xay nhuyễn, đắp lên những vùng da bị mẩn ngứa khoảng 15 - 20 phút. Sau đó, dùng nước ấm để rửa sạch và lau khô bằng khăn mềm. Những tinh chất tuyệt vời có trong nha đam sẽ giúp làm dịu da và giảm ngứa hiệu quả.
Sử dụng mặt nạ khổ qua (mướp đắng)
Theo các nghiên cứu khoa học, trong mướp đắng chứa các thành phần như: protein, vitamin C, khoáng chất,... nên có tác dụng rất tốt trong việc loại bỏ độc tố và giảm nhiệt trên da, đồng thời chống viêm và giảm kích ứng da khá tốt.
Bạn cần chuẩn bị một quả mướp đắng và một muỗng mật ong. Tiếp theo, đem mướp đắng đi rửa sạch, thái nhỏ và xay nhuyễn. Sau đó, trộn với mật ong và thoa trực tiếp lên vùng bị dị ứng. Để yên khoảng 15-20 phút rồi dùng nước ấm rửa sạch và thấm khô.
Khổ qua không chỉ có có tác dụng làm lành da, làm dịu đi các vết đỏ, ngứa do dị ứng, ngoài ra còn cung cấp độ ẩm cho làn da, điều trị các vấn đề về mụn của da.
5 sản phẩm làm đẹp có thể gây tổn thương da Giấy ướt tẩy trang, tẩy da chết, máy rửa mặt... là những sản phẩm làm đẹp bạn cần cân nhắc trước khi sử dụng. Giấy ướt tẩy trang Bạn không nên sử dụng giấy ướt để tẩy trang.Nguồn ảnh: Internet. Giấy ướt tẩy trang là sản phẩm tiện lợi nhưng không thân thiện với làn da. Một số thành phần trong đó có...