5 cách phối đồ streetwear vừa an toàn vừa hợp mốt hậu giãn cách
Khẩu trang và mũ bảo hộ không còn là dụng cụ chỉ sử dụng trong y tế mà chúng đã trở thành những món phụ kiện thời trang không thể thiếu của tất cả mọi người khi ra đường hiện nay.
Là xu hướng thời trang có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến nền công nghiệp thời trang thế giới vài năm trở lại đây, streetwear không còn được giới mộ điệu ưa chuộng kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện.
Giờ đây, streetwear thời dịch không chỉ là câu chuyện của phong cách và tư duy thẩm mỹ riêng của mỗi nhà thiết kế trong việc thích nghi với tình hình dịch bệnh mà nó còn mang trong mình các giá trị văn hóa đại chúng lừng lẫy một thời.
Từ khi nào streetwear trở thành một phần quan trọng trong văn hóa đại chúng và nền công nghiệp thời trang tỷ USD?
Streetwear là một phong cách thời trang casual trở nên phổ biến từ những năm 1990. Lấy cảm hứng từ văn hóa hip hop và phong cách skater (phong cách ăn mặc của những người chơi ván trượt nghệ thuật) đầy phóng khoáng, streetwear đưa các thiết kế áo thun in graphic, hoodie, quần sweatpants, mũ lưỡi trai và những đôi giày sneakers đắt giá lên ngôi mạnh mẽ.
Từ năm 2010 trở đi, streetwear dần khẳng định vị thế trên bản đồ thời trang xa xỉ với hàng loạt món đồ được giới mộ điệu ráo riết săn lùng.
Sự hào nhoáng từ các thiết kế đồ in logo to bản, họa tiết độc bản hay phiên bản giày phiên bản giới hạn trở thành những từ khóa được các hypebeast – những người chạy theo mốt streetwear mới nhất, bàn tán xôn xao khắp các phương tiện mạng xã hội.
Streetwear nhanh chóng trở thành con gà đẻ trứng vàng cho các gã khổng lồ ngành thời trang xa xỉ cho đến tận ngày nay.
Thời trang vốn là một vòng tuần hoàn của xu hướng và phong cách. Không một xu hướng nào bị triệt tiêu mà chỉ là đã đến lúc thời trang quay trở lại với nguyên bản để tìm ra xu hướng mới. Streetwear cũng vậy.
Nếu như trước đây, mọi người thoải mái xuống phố tạo dáng trong những set đồ streetstyle ấn tượng thì giờ đây, một hình hài streetwear mới pha trộn với dòng tailoring cổ điển trở thành cơn sốt giữa cơn đại dịch và có thể sẽ vẫn giữ vững ngôi vương trong vài năm tới.
5 tips phối đồ streetstyle trong và hậu đại dịch COVID-19
Ngày trở lại cuộc sống bình thường mới hậu giãn cách xã hội, chắc hẳn ai ai cũng muốn khoác lên mình một sự đổi mới từ trong tinh thần lẫn diện mạo bên ngoài.
Lúc này, thời trang chính là món bảo bối không chỉ giúp nâng tầm phong cách thời trang mà còn trở thành nguồn động lực thúc đẩy tinh thần làm việc và hòa nhập với cuộc sống chung với đại dịch. Vậy mặc gì để xuống phố trong thời dịch vừa an toàn vừa thời thượng?
Phụ kiện bảo hộ khuôn mặt
Video đang HOT
Khẩu trang và mũ bảo hộ không còn là dụng cụ chỉ sử dụng trong y tế mà chúng đã trở thành những món phụ kiện thời trang không thể thiếu của tất cả mọi người khi ra đường hiện nay.
Ngày nay, các nhà mốt từ tầm trung cho đến xa xỉ cũng đã cho ra mắt các bộ sưu tập khẩu trang và mũ bảo hộ sử dụng chất liệu kháng khuẩn vừa an toàn vừa hợp mốt để bạn có thể diện với nhiều kiểu trang phục khác nhau.
Có thể nói, giày sneakers luôn là mối quan tâm hàng đầu của các hypebeast. Hơn hết, đây còn là món đồ quan trọng nhất quyết định độ chất của set đồ streetstyle của bạn. Không có gì ngạc nhiên khi mà các sneakerheads sẵn sàng chi trả một khoảng tiền lớn chỉ để mua các thiết kế giày phiên bản giới hạn cho bộ sưu tập giày của mình.
Bởi ngoài thiết kế mạnh mẽ, đậm chất bụi phủi, những gã khổng lồ ngành streetwear còn đánh thẳng vào tâm lý chuộng những thiết kế logo hoặc họa tiết nhận diện to bản xuất hiện trên những món đồ streetwear khiến chúng trở nên đắt hàng hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, không phải streetwear chỉ có giày gắn mác limited-edition mà bạn cũng có thể xuống phố với set đồ phong cách đường phố cùng giày sneakers kiểu classic với mức giá phải chăng hơn nhưng cũng không kém phần sành điệu.
Logomania – Xu hướng thời trang cực hot cho mùa mốt năm nay
Như đã đề cập ở trên, logo thương hiệu độc bản là một trong những điểm sáng giá nhất khiến streetwear phát triển mạnh mẽ đến tận ngày nay. Sự lên ngôi mạnh mẽ của phong cách logomania mang lại cho bạn những bản phối đồ streetstyle ấn tượng.
Một bí quyết nhỏ để bạn trong thật nổi bật trong set đồ logomania là không nên phối layer cùng một lúc nhiều logo của các thương hiệu streetwear khác nhau, hãy thử chọn một món đồ có logo thật nổi bật cho tổng thể set đồ của mình.
Đừng quên cân bằng tỷ lệ của tổng thể set đồ
Một trong những lỗi trang phục khiến bạn bị mất điểm khi phối đồ streetwear là bỏ qua sự cân bằng tỷ lệ trang phục.
Bạn có thể dựa vào công thức phối với nửa trên – nửa dưới (hoặc bên trong-bên ngoài) để phối layer đồ phù hợp nhất. Chẳng hạn, nếu nửa trên bạn chọn phối áo croptop ôm với áo khoác denim dáng oversize thì nửa dưới bạn có thể phối cùng quần cargo.
Bạn không nhất thiết phải sở hữu tủ đồ hiệu đắt đỏ mới tạo nên những bản phối đồ streetwear cực chất mà chỉ cần nắm được bí quyết cân bằng tỷ lệ tổng thể set đồ là đủ để chơi đùa với mọi bản phối ấn tượng theo gu thẩm mỹ riêng.
Hãy là chính mình
Streetwear có nguồn gốc từ nền văn hóa phản kháng và kỹ thuật DIY (tự tay làm) nên không một chuẩn mực nào có thể áp đặt cho phong cách thời trang này.
Những người chuộng streetwear thật sự không chỉ có khả năng nhạy bén với xu hướng mà còn là những người hiểu rõ bản thân mình nhất.
Vì thế, đừng e ngại kết hợp những thứ tưởng chừng như không thể bởi bạn có thể khám phá được bản thân thông qua những gì bạn đang mặc.
Tính bản địa trong ngành công nghiệp thời trang
Với xu hướng lên ngôi của thời trang mang tính bền vững, quần áo làm từ vật liệu tái chế của những nhà thiết kế bản địa dần được ưa chuộng.
Lâu nay, sàn diễn thời trang, thảm đỏ và các trang bìa tạp chí vẫn chuộng người mẫu có tầm ảnh hưởng lớn. Do đó, các nhà thiết kế và người mẫu từ những nhóm nhỏ bị loại khỏi cuộc trò chuyện thời trang chính thống.
Tuy nhiên, trong hai năm gần đây, các nhà thiết kế, người mẫu bắt đầu mở ra kỷ nguyên mới. Họ là đại diện của người bản địa để phát triển và tôn vinh những nét văn hóa của dân tộc cho ngành công nghiệp thời trang.
Thời trang bản địa mang phong cách của từng vùng miền. Ảnh: Vogue.
Thể hiện tính bản địa trong thời trang
"Ngành công nghiệp thời trang từ lâu đã bỏ qua những đóng góp của người bản địa", Christian Allaire - biên tập viên của Vogue nói với Editorialist .
Đối với Allaire, các thiết kế của người bản địa thường bị chiếm đoạt và họ không nhận được bất cứ khoản thù lao nào.
Theo Glossy , thị trường đồ trang sức lấy cảm hứng từ văn hóa bản địa đạt 4 tỷ USD đang được thống trị bởi các nhà thiết kế không phải người bản xứ. Trong khi đó, những gã khổng lồ thời trang như Diane von Furstenberg, Ralph Lauren và Calvin Klein đã kiếm được hơn 100 triệu USD doanh thu bằng cách sử dụng hình ảnh và biểu tượng từ bộ tộc Maasai, theo báo cáo của Trung tâm Đổi mới Quản trị Quốc tế .
Các thương hiệu như Caroline Herrera, Anthropologie và Isabel Marant đã bị chỉ trích vì mượn mã thiết kế bản địa trong những năm gần đây. Tuy nhiên, những nhãn hàng thời trang vẫn tiếp tục mắc các sai lầm tương tự, ăn cắp đóng góp sáng tạo của người bản địa mà không công nhận họ.
Hiện nay, các nhà thiết kế bản địa đang đấu tranh để nhận được sự trân trọng nhiều hơn.
Các họa tiết bản địa đang dần được ưa chuộng trong thời trang. Ảnh: Denim Jeans Observer.
Vị thế của thời trang bản địa
Với việc nhãn hàng chính thống đón nhận và hợp tác với các nghệ sĩ bản địa, Allaire hy vọng về sự phát triển mạnh mẽ hơn của xu hướng này.
Trong đó, người mẫu Quannah Chasinghorse trở thành người mẫu bản địa đầu tiên xuất hiện trên sàn diễn của Chanel cho bộ sưu tập Xuân Hè 2022.
Thêm nữa, Australia, Toronto và Vancouver (Canada) cũng tổ chức tuần lễ thời trang bản địa của riêng họ trong năm nay để chia sẻ bộ sưu tập và những kinh nghiệm thiết kế.
Nhà thiết kế Lauren Good Day nói: "Cuối cùng, các sáng tạo của người bản địa đã được công nhận là thời trang và với ảnh hưởng của truyền thông xã hội ngày nay, các nhà thiết kế sẽ tiếp cận với nhiều đối tượng hơn".
Tương lai của thời trang bản địa
Thiết kế bản địa bắt nguồn từ tính bền vững. Những nghệ sĩ bản địa ngày nay tiếp cận quá trình sáng tạo của họ theo cách truyền thống, với sự tôn trọng thiên nhiên và thế giới mà họ đang sống.
Do đó, các thiết kế bản địa thường tái sử dụng phế liệu hoặc các mặt hàng cũ thành sản phẩm mới.
Theo Vogue , thời trang nhanh không thể có được những điều trên. Trong thời đại tính bền vững đang chiếm được xu thế, những nhà thiết kế người bản địa có ý tưởng để giải quyết việc biến đổi khí hậu, lạm dụng lao động và lãng phí tài nguyên của ngành công nghiệp thời trang.
Thời trang bản địa sẽ dần chiếm được ưu thế khi tính bền vững đang phổ biến. Ảnh: Medium.
Nhà thiết kế Kini Zamora tin rằng thời trang nhanh đang tạo ra sự lãng phí không cần thiết. Điều nên làm hiện tại là thay đổi tư duy cho người tiêu dùng và người sáng tạo để thúc đẩy ngành thời trang theo hướng lành mạnh hơn.
Ông nói: "Tôn trọng môi trường tự nhiên là trọng tâm của văn hóa Hawaii bản địa. Chúng ta phải ngừng sáng tạo quần áo mà mọi người chỉ mặc trong một tuần hoặc một năm rồi vứt bỏ".
Theo Harpers Bazaar , các nhà thiết kế có thể giúp hạn chế lãng phí và ngừng tiếp sức cho con thú thời trang nhanh bằng cách tập trung vào những sản phẩm độc đáo, chất lượng cao mà người tiêu dùng có thể tiếp tục mặc trong nhiều năm tới.
Ông trùm trong làng sneakers Sneakers là một trong những mặt hàng sinh lời cao nhất ở ngành công nghiệp thời trang. Ngoài ra, nó cũng có lịch sử lâu đời với những sự kiện nổi bật. Gần đây, eBay đã phân tích 200 lần hợp tác giày thể thao mang tính biểu tượng nhất của các thương hiệu với người nổi tiếng. Tất nhiên, kết quả của...