5 cách giúp bạn ngăn ngừa ung thư phụ khoa
Mọi phụ nữ đều có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung, ung thư âm đạo và âm hộ. Hãy cùng tìm hiểu cách phòng bệnh và thay đổi lối sống, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa ung thư phụ khoa!
Mỗi năm có hàng ngàn ca ung thư phụ khoa được phát hiện và nguy cơ mắc ung thư phụ khoa tăng dần theo độ tuổi. Phụ nữ luôn cần có hiểu biết để tự bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm này.
Sau đây là 5 cách ngăn ngừa ung thư phụ khoa mà bạn nên lưu ý càng sớm càng tốt:
1. Lựa chọn lối sống lành mạnh
Để giảm nguy cơ phát triển ung thư phụ khoa và các ung thư khác, điều quan trọng là bạn cần duy trì cân nặng hợp lý. Bạn nên chọn lối sống năng động và ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau, protein hoàn chỉnh và ngũ cốc nguyên hạt.
Một trong những điều quan trọng nhất để sống lành mạnh là tránh xa thuốc lá và khói thuốc. Ngay cả khi bạn không hút thuốc, việc tiếp xúc với khói thuốc cũng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đấy! Nếu bạn có người thân hút thuốc lá, hãy khuyên họ tìm cách bỏ thuốc nhé.
Bạn có thể tham khảo những bí quyết sống khỏe và những công thức nấu ăn giúp ngăn ngừa ung thư tại những website có uy tín.
2. Quan hệ an toàn
Quan hệ là một trong những đường lây lan virus HP, một nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung, âm đạo và âm hộ. Nếu muốn ngăn ngừa ung thư phụ khoa, bạn hãy bảo vệ bản thân khỏi virus HP. Bạn có thể phòng tránh virus này bằng cách quan hệ có chọn lọc và thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ.
Ngoài ra, việc tiêm ngừa virus HP cũng có ý nghĩa rất quan trọng để ngăn ngừa ung thư phụ khoa. Các bé trong độ tuổi từ 11 đến 12 tuổi nên được chủng ngừa 2 liều vắc-xin ngừa HP cách nhau sáu tháng. Thanh thiếu niên ở độ tuổi 15-26 tuổi nên được chủng ngừa 3 liều vắc-xin ngừa virus HP.
Các biện pháp an toàn khi quan hệ và tiêm ngừa virus HP là cách phòng ngừa ung thư phụ khoa cơ bản mà phụ nữ nào cũng nên biết.
3. Lưu ý tiền sử mắc bệnh của gia đình
Khoảng 5 đến 10% các loại ung thư có khả năng di truyền. Điều đó có nghĩa là nếu bản thân bạn hoặc thành viên gia đình bạn có tiền sử ung thư hoặc một số bệnh khác, nguy cơ mắc ung thư của bạn cũng sẽ tăng lên.
Bạn nên thực hiện xét nghiệm di truyền để xác định mình có mang các gen đột biến liên quan đến nguy cơ mắc các ung thư phụ khoa hay không.
4. Đi khám nếu có dấu hiệu bất thường
Video đang HOT
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu sức khỏe nào trong số những triệu chứng dưới đây, bạn nên đi khám bác sĩ ngay vì đó là những dấu hiệu cảnh báo ung thư phụ khoa:
Đầy hơi
Đau bụng hoặc đau lưng
Ngứa hoặc rát âm hộ
Ra máu hoặc ra dịch âm đạo bất thường
Đau xương chậu hoặc bị áp lực lên vùng chậu
Thay đổi thói quen đi vệ sinh như tiểu tiện thường xuyên hơn hay bị táo bón, tiêu chảy
Có một số thay đổi về màu sắc trên âm hộ hoặc trên da như phát ban, lở loét, mụn cóc
Bạn hãy để ý từng dấu hiệu bất thường trên cơ thể mình để đi khám kịp thời và nhớ cung cấp thông tin về tiền sử mắc bệnh ung thư của bản thân và gia đình cho bác sĩ nhé.
5. Làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung
Xét nghiệm tế bào cổ tử cung hay còn gọi là xét nghiệm Pap nhằm tìm kiếm những thay đổi tế bào bất thường trong cổ tử cung để phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm. Mọi phụ nữ trong độ tuổi 21-65 nên được làm xét nghiệm này định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Hầu hết những phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung nặng đều không thực hiện xét nghiệm tế bào cổ tử cung định kỳ thường xuyên.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, nhờ có sự ra đời của xét nghiệm tế bào cổ tử cung và vắc-xin ngừa HPV mà trong 30 năm qua, tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử cung đã giảm hơn 50%.
Việc duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa các tác nhân gây ung thư và khám sức khỏe định kỳ không những giúp bạn ngăn ngừa ung thư phụ khoa mà còn rất nhiều bệnh nguy hiểm khác nữa đấy!
Theo hellobacsi.com
Dấu hiệu phát hiện sớm ung thư âm hộ chị em cần hết sức chú ý
Ung thư âm đạo là một loại ung thư hiếm gặp, triệu chứng ban đầu của bệnh cũng không có gì đặc biệt nên rất khó để chẩn đoán. Thường bệnh nhân chỉ được phát hiện khi bệnh tiến triển mạnh.
Bệnh thường gặp ở đối tượng nào?
Mới đây, câu chuyện của cô gái trẻ Phương Phương, 23 tuổi, đến từ Trung Quốc, bị ung thư âm đạo chỉ vì thói quen thay quần lót 1 lần trong... 1 tháng khiến chị em xôn xao.
Phương Phương chia sẻ mình bắt đầu cảm thấy không khỏe từ 1 tháng trước. Cách đây 10 ngày, bụng cô đau dữ dội không dứt nên phải nhờ bạn đưa tới bệnh viện. Các bác sĩ sau khi kiểm tra cho biết có nhiều dịch đờm trong âm đạo, là một trong những dấu hiệu của căn bệnh ung thư âm đạo.
Ung thư âm đạo là bệnh không phổ biến, chiếm khoảng 3-4% trong số những bệnh ung thư phụ khoa và đứng thứ tư trong số những ung thư đường sinh dục, sau ung thư nội mạc tử cung, cổ tử cung, buồng trứng.
Bệnh thường gặp ở những người mãn kinh, tuổi trung bình mắc bệnh từ 60 - 70 tuổi. Ung thư âm hộ rất hiếm gặp ở những phụ nữ trước tuổi 45 và đặc biệt hiếm thấy ở phụ nữ có thai.
Ngoài ra, bệnh còn thấy ở những người hay hút thuốc, nhiễm virus HPV, nhiễm HIV, phụ nữ có kinh muộn và mãn kinh sớm, phụ nữ bị các bệnh như viêm teo âm đao, u hạt, áp xe tuyến Bartholin, hạ cam, bạch biến, vùng âm đao bị ảnh hưởng từ sự thay đổi trạng thái da,...
Theo báo Vietnamnet, ung thư âm đạo là một khối u ác tính của âm đạo, chiếm khoảng 5% trong số các khối u ác tính sinh dục nữ. Trong số đó, ung thư biểu mô tế bào vảy chính là khối u ác tính chính và thứ rất hiếm gặp, lan từ môi lớn, tiếp theo là môi nhỏ, rồi đến tiền sảnh âm đạo và âm vật.
Dấu hiệu phát hiện sớm ung thư âm đạo
Trên báo Sức khỏe đời sống, theo bác sĩ Diệp Anh, biểu hiện của ung thư ban đầu u có thể có dạng nhú nhỏ, nhưng thường là dạng loét, cứng, đường kính nhỏ hơn 3-4cm. Thường khi đã loét thì tổn thương có mật độ cứng, chắc, bờ gồ cao, thâm nhiễm vào mô dưới da và thường có kèm viêm nhiễm.
Khi khối u ác tính có nhiễm trùng bội nhiễm cũng gây đau và tiết dịch. Qua thăm khám lâm sàng thấy tổn thương khối u loét, chảy máu. Khoảng 5% có hạch ở bẹn hoặc bị áp-xe hóa.
Bác sĩ Thu Phương nêu các triệu chứng ung thư âm đạo:
- Chảy máu âm đạo bất thường: chảy máu âm đạo bất thường sau khi quan hệ tình dục hoặc ở những phụ nữ đã mãn kinh là triệu chứng đầu tiên và thường gặp nhất của bệnh ung thư âm đạo. Tuy nhiên, chảy máu sau mãn kinh và sau khi quan hệ cũng có thể là triệu chứng của các bệnh phụ khoa khác.
- Tiết dịch âm đạo: mặc dù dịch âm đạo là hiện tượng phổ biến thường gặp ở nhiều chị em, nhưng dịch âm đạo bất thường, có mùi khó chịu hoặc có màu máu, lẫn với máu lại có thể là triệu chứng của ung thư âm đạo. Điều này là cực kỳ hiếm, nên tốt nhất nếu thấy triệu chứng này, chị em cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
- Bất thường khi đi tiểu: nếu nhận thấy là mình đi tiểu nhiều hơn bình thường, đau khi đi tiểu hoặc tiểu ra máu, chị em cần hết sức chú ý, bởi đây cũng có thể là biểu hiện của ung thư âm đạo. Mặc dù bằng mắt thường có thể rất khó phát hiện nước tiểu có lẫn máu, nhưng chị em có thể để ý nếu thấy nước tiểu màu hồng hồng hoặc có vệt máu ở đáy quần lót.
- Đau vùng chậu: khung chậu đau thường là khi bệnh ung thư âm đạo đã bắt đầu lây lan. Đau vùng chậu có thể là đau hay cảm thấy áp lực và tức ở vùng bụng dưới rốn. Bạn có thể cảm thấy đau liên tục hoặc thi thoảng mới đau. Nhiều phụ nữ bị đau vùng chậu mô một cách âm ỉ, có lúc đau quặn lên.
- Rối loạn tiêu hóa: nguyên nhân của nhiều bệnh trong đó có ung thư âm đạo. Khi ung thư âm đạo tiến triển, phụ nữ có thể bị táo bón mãn tính, phân đen mùi khó chịu và có cảm giác như thể ruột chưa được hoàn toàn thông sau khi đi "ngoài".
Điều trị
BS.CKI. Lương Chấn Lập cho biết, việc điều trị ung thư âm hộ tùy thuộc vào loại mô bướu, giai đoạn bệnh, sức khỏe và mong muốn của bệnh nhân. Đối với những tổn thương tiền ung thư có thể phẫu thuật cắt bỏ vùng da bất thường hay bôi Kem Imiquimod 5%.
Phẫu thuật:
Trong giai đoạn sớm, khối u còn nhỏ thì chỉ cần cắt bỏ u và một ít mô lành xung quanh. Khi bướu to hơn hoặc giai đoạn trễ, bướu có xâm lấn ra ngoài âm hộ và di căn đến hạch bẹn 2 bên thì cần thiết phải cắt âm hộ và nạo vét hạch bẹn.
Xạ trị:
Là phương pháp sử dụng các tia năng lượng cao như tia X, để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị thường được dùng để thu nhỏ bướu trước khi mổ, hoặc dùng để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại sau khi mổ.
Hóa trị:
Hóa trị là điều trị bằng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Đối với những trường hợp giai đoạn trễ, bệnh đã lan rộng đến các khu vực khác của cơ thể, hóa trị có thể là một lựa chọn. Đôi khi hóa trị được kết hợp với xạ trị để thu nhỏ bướu âm hộ lớn, giúp phẫu thuật dễ dàng hơn.
Ngoài ra, bác sĩ cũng khuyến cáo, chị em nên đi khám nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Bướu ở âm hộ.
- Da âm hộ có biểu hiện bất thường như thay đổi màu sắc, có mụn cóc hay loét không lành.
- Ngứa âm hộ kéo dài.
- Xuất huyết âm đạo bất thường không liên quan chu kỳ kinh.
- Cảm giác căng tức vùng âm hộ.
Để phòng ngừa ung thư âm hộ, cần QHTD an toàn. Nên sử dụng bao cao su khi "yêu" để ngừa bệnh lây truyền qua đường tình dục. Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Hoặc khi có những bất thường ở vùng kín, cần đi khám bệnh ngay.
Theo phununews.vn
5 loại ung thư hiếm gặp Ung thư chân, âm đạo, tuyến nước bọt, sụn trung mô, u hộp sọ và cột sống là những loại ung thư ít người biết đến. Theo CRU, bệnh ung thư được coi là hiếm nếu nó bắt đầu ở bộ phận khác thường trong cơ thể hoặc một loại bệnh bất thường và cần điều trị đặc biệt. Viện Radboud về Khoa...