5 cách để giảm nguy cơ thai lưu
Có tới 50% số trường hợp thai lưu xảy ra bất ngờ và không thể xác định rõ nguyên nhân. Trong khoảng 1/3 số trường hợp, thiếu chất lượng chăm sóc trong khi mang thai và chuyển dạ đóng một phần vai trò.
Có thể đạt được mục tiêu này bằng cách tập trung vào 5 thực hành dựa trên bằng chứng cho phụ nữ mang thai và nhân viên y tế:
Trong 1/3 số ca thai lưu, thiếu chất lượng chăm sóc khi mang thai thai và chuyển dạ đóng một phần vai trò.
1. Nằm nghiên khi ngủ trong ba tháng cuối
Tư thế ngủ của người mẹ khi mang thai gần đây đã nổi lên như một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với thai lưu. Những người nằm ngửa khi ngủ sau tuần 28 có nguy cơ thai lưu cao gần gấp ba lần.
CÁc bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai sau 28 tuần nên nằm nghiêng khi ngủ, tuy nhiên không phải ai cũng biết về lời khuyên này. Một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng về tư thế ngủ của người mẹ sẽ được phát động tại Australia vào đầu năm 2019. Điều này dựa trên những chiến dịch tương tự ở Anh và New Zealand.
2. Tìm sự giúp đỡ nếu thấy cử động thai giảm
Người mẹ khi thấy thai máy yếu hoặc thay đổi cần liên hệ ngay với cơ sở y tế, vì đây là dấu hiệu của những vấn đề tiềm ẩn với em bé, bao gồm tăng trưởng kém, khuyết tật và thai lưu.
Nhưng phụ nữ mang thai thường không nhận thức được yếu tố nguy cơ này và do đó không ngay lập tức đi khám khi thấy cử động của thai bị giảm. Một chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng về giảm cử động thai gần đây đã được phát động ở bang Victoria.
Các nhà nghiên cứu đang thử nghiệm một ứng dụng điện thoại di động dành cho phụ nữ mang thai để theo dõi cử động của thai nhi. Dữ liệu sơ bộ cho thấy khoảng 20% số phụ nữ báo cáo lo ngại về giảm cử động của thai nhi trong thai kỳ. Trong số này, khoảng 1/3 sẽ đợi quá 24 giờ mới liên hệ với nhân viên y tế.
Phản ứng của nhân viên y tế với lời khai của người mẹ về giảm cử động thai nhi thường không tốt như mong muốn.
3. Bỏ thuốc lá
Hút thuốc trong khi mang thai có liên quan mạnh mẽ với thai lưu và các vấn đề nghiêm trọng khác như hạn chế tăng trưởng của thai nhi, sinh non và SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ). Nó ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong suốt cuộc đời.
Video đang HOT
1/10 số bà mẹ ở Australis hút thuốc lá trong khi mang thai, và tỷ lệ cao hơn đối với phụ nữ dưới 20 tuổi (31%), sống ở vùng sâu vùng xa (35%) hoặc là thổ dân (42%).
Bỏ hút thuốc có lợi ích lớn cho cả người mẹ và em bé, nhưng tỷ lệ bỏ thuốc trong khi mang thai còn thấp.
4. Đi khám để theo dõi sự tăng trưởng của thai
Thai nhi kém phát triển – khi em bé không tăng trưởng tốt – là chỉ dấu mạnh mẽ về các vấn đề tiềm ẩn với em bé, bao gồm thai lưu, tử vong trong những tuần đầu tiên sau khi sinh và cả các bệnh mãn tính sau này khi lớn lên.
Phát hiện tiền sản tốt, kết hợp với quản lý thai cẩn thận, giúp cải thiện cơ hội sinh con khỏe mạnh.
5. Tối ưu hóa thời điểm dự sinh, nếu có thể
Nguy cơ thai lưu tăng lên khi gần đến ngày dự sinh và quá ngày dự sinh, vì chức năng bánh rau giảm.
Nguy cơ tuyệt đối của thai lưu do quá ngày dự sinh là rất thấp, chỉ ảnh hưởng đến khoảng 1/1.000 phụ nữ mang thai. Nhưng phụ nữ trong các nhóm có nguy cơ cao hơn nên được theo dõi chặt chẽ về nguy cơ thai ưu và nên gây chuyển dạ nếu cần thiết. NHóm nguy cơ cao bao gồm những người phụ nữ:
trên 35 tuổi
hút thuốc lá
thừa cân hoặc béo phì
bị tiểu đường từ trước
mang thai con so
tiền sử thai lưu
thuộc những nhóm thiệt thòi
gốc Nam Á.
Tuy nhiên, lợi ích của giảm nguy cơ thai lưu thông qua sinh sớm cần được cân nhắc cẩn thận trước nguy cơ can thiệp đối với em bé trong một thai kỳ nhất định.
Chúng ta biết rằng trẻ sinh non có kết quả kém hơn so với những trẻ sinh đủ tháng. Sinh ở tuần 37-38 cũng liên quan đến nguy cơ mắc bệnh, các vấn đề phát triển và tử vong sớm cao hơn.
Can thiệp sản khoa, như mổ đẻ, cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và mất máu cho người mẹ. Mục đích là để giảm thai lưu cho phụ nữ đang hoặc gần kết thúc thai kỳ, đồng thời không làm tăng can thiệp không cần thiết.
Cẩm Tú
Theo DM
6 cách giúp bạn phòng ngừa ung thư phổi
Bỏ thuốc lá, ăn uống lành mạnh, sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động... để phòng ngừa bệnh ung thư phổi.
Mỗi năm thế giới có khoảng 1,8 triệu người mắc mới ung thư phổi, 1,6 triệu người tử vong. Việt Nam hàng năm phát hiện 22.000 ca ung thư phổi, 19.500 bệnh nhân tử vong do bệnh này. Dự báo số người mắc bệnh ngày càng tăng.
Để phòng tránh ung thư phổi, bạn cần hạn chế các tác nhân gây bệnh và thay đổi lối sống.
Bỏ thuốc lá
Khi hít khói thuốc, không khí vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng rồi qua khí quản để vào phổi. Người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn người không hút. Khói thuốc làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và thành phần của chất nhầy. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc làm giảm khả năng bài tiết đờm, làm chất nhầy nhiễm các chất độc hại, tồn lưu nhiều trong phổi, cản trở sự lưu thông trao đổi khí.
Ảnh: Express.co.uk
Nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ khác nhau tùy theo loại tế bào ung thư. Ngoài ra, người hút thuốc còn tăng nguy cơ nhiễm virus, nhiễm khuẩn lao phổi, mắc phổi mạn tính.
Sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động
Những người làm công việc có tính chất nguy hiểm như hầm mỏ, than đá, xăng dầu, phẩm nhuộm, phun sơn, công nghiệp nhựa, kỹ nghệ kim loại nặng... cần có đồ bảo hộ chuyên dụng gồm kính, găng tay, áo quần. Ô nhiễm từ môi trường, nước thải sinh hoạt, khói bụi xe cộ hàng ngày đều có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Loại bỏ hoàn toàn tấm lợp amiăng (fibro xi măng)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo về mối liên hệ giữa amiăng với bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi, ung thư buồng trứng, ung thư biểu mô. Khi bạn hít phải bụi hô hấp có chứa bụi amiăng phát tán trong môi trường, bụi độc vào cơ thể và gây hại sau thời gian tiếp xúc rất lâu, từ 20-30 năm. Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy amiăng có khả năng gây bệnh rất cao dù mức độ tiếp xúc thấp. WHO và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đều khuyến nghị các nước loại bỏ sử dụng tất cả các loại amiăng.
Chế độ ăn uống lành mạnh
Hạn chế đồ ăn thức uống chế biến sẵn do chứa nhiều muối, chất bảo quản, đường công nghiệp, bột tinh luyện, phẩm màu... Những thực phẩm chế biến sẵn cũng thiếu chất dinh dưỡng cơ bản như chất xơ, các vitamin, enzim tiêu hóa và cả tinh bột thô.
Thường xuyên ăn rau quả tươi, cháo, cơm, sữa chua... rất tốt cho sức khỏe. Với các loại thịt, hãy luộc, hấp, thay vì chế biến nướng, quay, rán, xào.
Đặc biệt, hạn chế dùng túi nhựa, chai nhựa, hộp nhựa để đựng thức ăn. Các nhà nghiên cứu về độc tố trong môi trường tại trường đại học Amsterdam, Hà Lan, cho biết hạt nhựa cực nhỏ (Microplastics) có thể khiến cơ thể nhiễm độc tố, đột biến gen di truyền, làm chết các tế bào trong cơ thể. Vì vậy, sử dụng túi vải, túi giấy thay thế túi nilon khi đi chợ, dùng hộp đựng thức ăn bằng sứ, thủy tinh, inox thay vì hộp nhựa.
Vận động thường xuyên
Khi cơ thể khỏe mạnh, thông khí phổi tốt, khả năng miễn dịch sẽ tăng, lúc đó các tế bào lạ cũng ít có cơ hội phát triển thành khối u. Chạy bộ, đạp xe đạp, bơi, yoga, thiền, gym... được nhiều chuyên gia sức khỏe khuyên bạn tập thường xuyên.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ giúp bạn phòng và phát hiện bệnh sớm. Bạn cảm thấy khỏe mạnh, chưa có các triệu chứng bệnh song thực tế nhiều bệnh đã có thể đang âm thầm phát triển. Đặc biệt, với bệnh ung thư, khám sức khỏe định kỳ cần thiết để phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả. Hơn 70% bệnh nhân ung thư tới bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị khó khăn và tốn kém.
Bác sĩ Trần Quốc Khánh
Bệnh viện Việt Đức Hà Nội
Theo VNE
Không muốn bị nhiễm trùng mắt khi đeo kính áp tròng bạn hãy làm ngay những điều này Chỉ cần ghi nhớ những "bí kíp" dưới đây là bạn có thể tránh bị nhiễm trùng mắt khi đeo kính áp tròng. Rửa tay Trước khi bạn đeo kính áp tròng, bạn hãy rửa tay bằng xà phòng để tiêu diệt hết vi trùng hoặc vi khuẩn gây bệnh. Sau khi rửa tay bạn hãy lấy khăn lau khô tay. Theo hướng...