5 cách để giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên
Đường huyết cao, còn được gọi là tăng đường huyết, hầu hết liên quan đến bệnh tiểu đường và tiền tiểu đường, và khi không được điều trị, các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng có thể phát sinh.
Kiểm soát lượng đường trong máu của bạn là điều quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của bạn. Sean Marchese, y tá đã đăng ký tại Trung tâm Mesothelioma (Mỹ), với kiến thức nền tảng về các thử nghiệm lâm sàng ung thư và hơn 15 năm kinh nghiệm chăm sóc bệnh nhân trực tiếp, sẽ chia sẻ 5 cách để duy trì lượng đường trong máu một cách tự nhiên, theo Eat This, Not That!
1. Tập thể dục thường xuyên
Marchese cho biết: “Vì cơ thể bạn sử dụng glucose để làm năng lượng, nên việc tập thể dục thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để duy trì lượng đường trong máu khỏe mạnh.
Các hoạt động như đi bộ, cử tạ, đi xe đạp hoặc bơi lội sử dụng lượng đường trong máu để tạo ra năng lượng cần thiết cho các hoạt động co cơ.
Hoạt động này khiến cơ thể bạn nhạy cảm hơn với insulin và có thêm lợi ích là giúp kiểm soát cân nặng, tương tự có thể giữ cho lượng đường trong máu ổn định”.
2. Tăng lượng chất xơ hấp thụ
Những thực phẩm giàu chất xơ. Ảnh SHUTTERSTOCK
Marchese chia sẻ: “Chất xơ làm chậm tốc độ hấp thụ đường và tiêu hóa carbohydrate. Điều này làm giảm nguy cơ tăng mạnh lượng đường trong máu sau khi ăn.
Lượng đường trong máu tăng dần sẽ cho phép cơ thể có nhiều thời gian hơn để đáp ứng với insulin.
Video đang HOT
Đáng chú ý, chỉ có dạng chất xơ hòa tan mới có tác dụng tích cực trong việc quản lý lượng đường trong máu.
Bạn có thể tăng lượng chất xơ hòa tan và cải thiện việc quản lý lượng đường trong máu bằng cách ăn nhiều trái cây, rau, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt.
Khuyến nghị chất xơ hằng ngày là khoảng 14 gram trên 1.000 calo”.
3. Ăn phần nhỏ hơn
Marchese nói: “Một bữa ăn lớn có xu hướng khiến lượng đường trong máu tăng đột biến.
Nó cũng có thể khiến cơ thể bạn khó trở lại mức đường huyết lúc đói sau bữa ăn.
Các khẩu phần ăn nhỏ hơn cũng thúc đẩy cân nặng hợp lý và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Bạn có thể đảm bảo rằng mình ăn ít hơn trong mỗi bữa ăn bằng cách đo hoặc cân nguyên liệu khi nấu ở nhà, sử dụng đĩa nhỏ hơn và ăn chậm hơn.
Hãy thử bổ sung đồ ăn nhẹ lành mạnh giữa các bữa ăn nếu bạn thấy đói và tránh các tiệm ăn, nhà hàng có khẩu phần lớn (hoặc bạn có thể để dành một ít cho bữa ăn sau ở nhà)”.
4. Giảm carb
Tránh bánh mì, tinh bột và mì đã qua chế biến hoặc tinh chế và ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt ( ảnh) trong chế độ ăn uống của bạn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Marchese nói: “Carbohydrate (viết tắt là carb) tác động đến lượng đường trong máu nhiều hơn hầu hết các loại thực phẩm khác và có thể làm giảm hiệu quả của insulin.
Ăn quá nhiều carb sẽ làm tăng lượng đường trong máu và có thể hạn chế khả năng phục hồi của cơ thể về mức đường huyết khỏe mạnh.
Chế độ ăn ít carb làm giảm nguy cơ tăng đột biến lượng đường trong máu và kháng insulin, do đó giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Tránh bánh mì, tinh bột và mì đã qua chế biến hoặc tinh chế và ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt trong chế độ ăn uống của bạn”.
5. Thêm thực phẩm Probiotic vào chế độ ăn uống của bạn
Marchese giải thích, “Probiotics là thực phẩm khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong hệ tiêu hóa.
Những loại thực phẩm này cũng cải thiện việc điều chỉnh lượng đường trong máu và có thể làm giảm HbA1c, một chỉ số về kháng insulin và tiền tiểu đường.
Hãy tìm cách bổ sung các loại thực phẩm giàu probiotic vào chế độ ăn uống của bạn thông qua một số loại sữa chua và pho mát, kim chi, dưa cải bắp, miso và tempeh”, theo Eat This, Not That!
Làm sao biết mình đang tiền tiểu đường hay đã mắc bệnh tiểu đường?
Tiền tiểu đường là dấu hiệu cảnh báo sớm tiểu đường loại 2. Tiền tiểu đường không có triệu chứng và có thể diễn biến âm thầm trong nhiều năm.
Do đó, nhiều người đang mắc tiền tiểu đường nhưng không hay biết.
Tiền tiểu đường là tình trạng mà đường huyết cao hơn mức bình thường nhưng vẫn chưa cao đến mức bị xem là tiểu đường (đái tháo đường). Đặc điểm chung của tiền tiểu đường và tiểu đường là đường huyết cao, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Thay đổi lối sống bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục có thể giúp đảo ngược tiền tiểu đường. Ảnh SHUTTERSTOCK
Với một người khỏe mạnh, lượng đường trong máu thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thời điểm trong ngày, bữa ăn, tuổi tác, hoạt động thể chất. Vào buổi sáng, đường huyết một người khỏe mạnh có thể dao động từ 70 đến 100 mg/dL. Khoảng 2 giờ sau khi ăn, đường huyết của họ sẽ lên khoảng 110 mg/dL.
Tuy nhiên, ở người tiền tiểu đường và tiểu đường, đường huyết trong máu sẽ cao hơn. Ví dụ, đường huyết vào buổi sáng của họ là khoảng 100 mg/dL nhưng có thể tăng lên 180 mg/dL sau khi ăn sáng.
Tiểu đường được chia ra làm 2 loại là tiểu đường loại 1 và tiểu đường loại 2. Tiểu đường loại 1 xảy ra khi tuyến tụy đột ngột không tiết ra hoóc môn insulin hoặc tiết ra rất ít. Loại tiểu đường này không thể phòng ngừa, thường xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Tiểu đường loại 2 thì khởi phát từ từ, thường xảy ra ở người lớn tuổi. Khoảng 95% người mắc tiểu đường là tiểu đường loại 2, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo mọi người cần tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Ảnh SHUTTERSTOCK
Với bệnh nhân tiểu đường loại 2, tuyến tụy người bệnh vẫn tiết insulin nhưng cơ thể lại xuất hiện hiện tượng kháng insulin, tức tế bào cần một lượng insulin lớn hơn để có thể hấp thụ đường glucose. Tình trạng này dẫn đến đường huyết tăng cao. Trước khi mắc tiểu đường loại 2, người bệnh sẽ trải qua giai đoạn tiền tiểu đường suốt nhiều năm.
Do đó, những người có nguy cơ cao cần phải kiểm tra đường huyết để phát hiện sớm nếu đang bị tiền tiểu đường. Những nhóm người này gồm người thừa cân, béo phì, hút thuốc, ăn nhiều đường, thực phẩm chế biến, ít vận động, tiền sử gia đình có người bị tiểu đường, người từ 45 tuổi trở lên hay phụ nữ từng bị tiểu đường thai kỳ.
Kiểm tra đường huyết. Ảnh SHUTTERSTOCK
Để kiểm tra đường huyết, mọi người cần nhịn ăn trong vòng 8 tiếng trước khi kiểm tra. Nếu đường huyết thấp từ 99 mg/dL trở xuống thì sức khỏe bình thường. Nếu đường huyết rơi vào 100 đến 125 mg/dL là tiền tiểu đường, từ 126 mg/dL là tiểu đường.
Người bị tiền tiểu đường có thể đảo ngược tình trạng này bằng cách thay đổi lối sống để giảm đường huyết. Họ phải ăn uống lành mạnh hơn, ăn nhiều rau củ, hạn chế ăn đồ ngọt, thực phẩn chế biến và tinh bột trắng. Đồng thời, kết hợp tập thể dục thường xuyên với thời lượng ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần, theo Healthline.
Thói quen ăn uống quan trọng nhất đối với người có mức đường huyết cao Máu của bạn luôn cần đường trong đó. Đó là nguồn năng lượng cơ bản của cơ thể bạn, và nếu không có nó, cơ thể bạn sẽ không thể hoàn thành các nhiệm vụ hoặc chức năng thông thường của nó. Nhưng mặc dù điều quan trọng để máu của bạn có glucose, cũng có một ranh giới nhỏ giữa mức glucose...