5 bước sơ cứu bỏng nhiệt đúng cách
Bỏng là tai nạn thường gặp trong đời sống sinh hoạt và lao động, có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em, có xu hướng ngày càng tăng.
Bỏng không những gây tổn hại trước mắt tới sức khỏe mà còn để lại những hậu quả lâu dài, đặc biệt ở trẻ em.
Việc xử trí đúng ngay sau bỏng làm giảm diện tích, độ sâu bỏng, làm diễn tiến bệnh nhẹ hơn, giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế di chứng. Do đó, ngoài việc nâng cao ý thức phòng tránh xảy ra bỏng, mỗi người dân cần trang bị những kiến thức xử trí ban đầu cho bệnh nhân bỏng để giúp nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế những hậu quả khi xử lý sai cách.
Tự chữa bỏng, nhiễm trùng nặng
Em bé 6 tuổi ở Bắc Giang, nghịch bật lửa bỏng vùng mặt, người nhà dùng nhựa lá nha đam, thuốc mỡ bôi vào mặt cho bé. Sáng hôm sau, vùng mặt bé bị bỏng nặng hơn, sưng nề, trợt da, đau rát kèm theo sốt, gia đình đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cấp cứu. Các bác sĩ xác định vết bỏng độ 2 vùng mặt bé có dấu hiệu nhiễm trùng, may mắn vùng giác mạc không bị tổn thương. Ngày 23/11, sau 5 ngày điều trị, bé xuất viện.
Đây chỉ là một trong nhiều trường hợp khi bị bỏng người nhà tự điều trị và xử trí không đúng dẫn đến nhiễm trùng nặng.
Khi bị bỏng, nhanh chóng ngâm rửa vùng bị bỏng vào nước sạch, tuyệt đối không bôi nước mắm, củ chuối, kem đánh răng…
Sơ cấp cứu bỏng nhiệt đúng cách
Bước 1: Loại trừ tiếp xúc với tác nhân gây bỏng càng sớm càng tốt: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn, dập tắt lửa trên người nạn nhân, cởi bỏ quần áo bị cháy hoặc thấm đẫm nước sôi,… Đồng thời tiến hành cấp cứu toàn thân khi có ngừng tuần hoàn, đa chấn thương kèm theo, suy hô hấp do bỏng đường thở.
Bước 2: Nhanh chóng ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào nước sạch: Thời điểm ngâm rửa bằng nước mát càng sớm càng tốt, tốt nhất trong 30 phút từ sau khi bị bỏng. Sau khoảng thời gian trên, việc ngâm rửa ít có tác dụng.
Video đang HOT
Nước để ngâm rửa yêu cầu là nước sạch, nhiệt độ tiêu chuẩn là từ 16-20 0 C. Tuy nhiên, vì là cấp cứu nên cần tận dụng nguồn nước sẵn có ngay tại nơi bị nạn. Lựa chọn nguồn nước sạch nếu có như nước đun sôi để nguội, nước máy, nước mưa, nước giếng khoan,…
Không dùng nước đá gây nhiễm lạnh cho nạn nhân. Không dùng nước ấm, có nhiệt độ cao hơn vì ít có tác dụng hạ nhiệt và giảm đau. Một dấu hiệu cho thấy nhiệt độ nguồn nước phù hợp là nạn nhân thấy giảm đau ngay khi ngâm hoặc trẻ em giảm cường độ khóc hoặc không khóc nữa.
Có thể ngâm rửa phần bị bỏng dưới vòi nước chảy hoặc ngâm trong chậu nước mát hoặc đắp thay đổi bằng khăn ướt dội rửa liên tục nước sạch lên vùng bỏng.
Kết hợp nhanh chóng cởi bỏ quần áo chật, nhẫn, đồng hồ trước khi phần cơ thể bị bỏng sưng nề. Vừa ngâm rửa vừa cắt bỏ quần áo bị cháy, rửa sạch dị vật hoặc tác nhân gây bỏng còn bám dính trên bề mặt.
Thời gian ngâm rửa từ 15 – 30 – 45 phút (thường tới khi hết đau rát). Không làm trợt vỡ vòm nốt phỏng.
Giữ ấm phần cơ thể không bị bỏng. Đối với trẻ em, người già, khi thời tiết lạnh nên giảm bớt thời gian ngâm rửa đề phòng nhiễm lạnh.
Bước 3: Che phủ tạm thời vết bỏng: Che phủ vùng bỏng bằng vật liệu sạch: gạc y tế, khăn mặt, khăn tay, vải màn,… sạch để quấn phủ lên, sau đó băng ép nhẹ bằng băng sạch. Với vùng mặt và sinh dục chỉ cần phủ một lớp gạc. Tránh băng quá chặt gây chèn ép vùng bỏng.
Bước 4: Bù nước, điện giải sau bỏng: Cho uống nước oresol nếu nạn nhân không nôn, không trướng bụng, vẫn tỉnh táo. Có thể cho uống nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước hoa quả, cho trẻ bú bình thường.
Bước 5: Nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc chuyên môn. Chú ý nếu bệnh nhân bỏng nặng, cần vận chuyển bằng cáng, bằng ôtô. Nếu bỏng kết hợp với chấn thương, gãy xương, cần cố định tạm thời vùng chấn thương và xương bị gãy trước khi vận chuyển. Nếu bỏng kèm theo chấn thương cột sống: vận chuyển bệnh nhân trên ván cứng, cố định đầu.
Những việc không nên làm khi sơ cứu bỏng
Không sử dụng nước đá lạnh, nhiệt độ thấp khiến thân nhiệt bị giảm dẫn đến tình trạng mạch máu bị co lại khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn. Đây là lỗi sai phổ biến mà mọi người cần lưu ý để không mắc phải.
Tuyệt đối không bôi những cách chữa bỏng truyền miệng như dùng nước mắm, củ chuối,… bôi vào chỗ bỏng. Đây là những điều phản khoa học và không nên thực hiện theo, chúng chỉ khiến vết bỏng nghiêm trọng hơn.
Bôi kem đánh răng lên chỗ bị bỏng là một quan niệm sai lầm, trong kem đánh răng có chứa một lượng ít bazơ, khi thoa lên vùng bỏng chỉ khiến bệnh nhân đau đớn hơn. Không làm vỡ các nốt phỏng để tránh tình trạng nhiễm trùng.
Bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng, phòng bệnh mùa đông
Thời tiết lạnh ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, nhất là những người có sức đề kháng kém như người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai...
Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những virus phổ biến gây cảm lạnh ở người sinh trưởng và phát triển tốt hơn trong môi trường mát mẻ. Nhiệt độ lạnh hơn cũng khiến cho các phản ứng miễn dịch trở nên chậm chạp hơn, đồng thời khiến cơ thể nhạy cảm. Vì vậy, chủ động bảo vệ sức khỏe, giữ ấm cơ thể để tăng cường sức đề kháng, chống chọi lại sự khắc nghiệt của thời tiết.
Việc giữ ấm cơ thể khi trời lạnh có thể coi là quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe
Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ
Thực phẩm chính là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết để giữ ấm cơ thể trong mùa đông. Do đó, muốn giữ ấm cơ thể tốt nhất thì nên ăn đủ bữa và nạp đủ lượng dinh dưỡng cần thiết. Lượng thực phẩm cung cấp sẽ giúp cho quá trình đốt cháy calo diễn ra thuận lợi, tạo điều kiện sinh nhiệt liên tục cho cơ thể.
Bổ sung đầy đủ vitamin
Mùa đông với đặc trưng là ngày ngắn đêm dài nên cơ thể thường ít tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, điều này làm giảm lượng vitamin D trong cơ thể. Đây là một chất thiết yếu có vai trò quan trọng trong việc giữ cho hệ thống miễn dịch và khả năng miễn dịch thích ứng của chúng ta hoạt động tốt. Vì vậy, thiếu hụt vitamin D có thể khiến các tế bào miễn dịch không thể phản ứng một cách thích hợp, làm chúng ta dễ bị nhiễm trùng hơn.
Ăn đồ ấm nóng
Một cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt mới có thể chống chọi được với thời tiết giá lạnh. Bên cạnh việc ăn đủ chất, uống đủ nước mỗi ngày, các bạn nên chọn các món ăn ấm nóng. Trong điều kiện nhiệt độ lạnh, các món ăn ấm góp phần bảo vệ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, một chút gia vị cay như tiêu hay ớt trong bữa ăn cũng có tác dụng rất tốt đối với cơ thể trong những ngày này.
Uống nhiều nước
Vai trò của nước trong cơ thể không thay đổi trong cả mùa đông và mùa hè: vận chuyển chất dinh dưỡng và ôxy đến các tế bào, loại bỏ chất thải, tạo điều kiện cho cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng, bảo vệ các cơ quan quan trọng, làm ẩm, làm dịu da và mắt, đảm bảo duy trì huyết áp bình thường. Nước cũng điều chỉnh nhiệt độ, giữ cho cơ thể được ấm. Điều này sẽ tránh cho cơ thể bị giảm nhiệt độ, khiến chúng ta dễ mắc các bệnh hô hấp.
Duy trì tập luyện mỗi ngày
Việc luyện tập thể dục thể thao giúp cơ thể giải phóng một lượng endorphin - một chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ, có tác dụng tạo cảm xúc tích cực, cải thiện tâm trạng, và giảm đau. Bạn nên tập ít nhất 150 phút tập thể dục mỗi tuần trong mùa đông để tăng cường nguồn năng lượng tích cực cho cơ thể, đẩy lùi mọi bệnh tật. Lưu ý, nên uống nước trước, trong và sau khi tập luyện dù không cảm thấy khát.
Mặc đủ ấm
Việc giữ ấm cơ thể khi trời lạnh có thể coi là việc làm quan trọng nhất để bảo vệ sức khỏe. Chỉ cần một bộ phận bị nhiễm lạnh cũng có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ cơ thể. Vì thế, cần trang bị sẵn cho mình những bộ quần áo dày dặn, đủ ấm để có thể sử dụng ngay khi trời chuyển lạnh. Các bộ phận dễ bị nhiễm lạnh nhất và có thể gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng là phần cổ, bàn chân, tai, vùng đầu...
Không tắm quá lâu
Trong những ngày trời lạnh, bạn cần tăng nhiệt độ nước tắm, tắm trong phòng kín gió và tuyệt đối không nên tắm quá lâu. Đặc biệt, nếu nhiệt độ ngoài trời quá thấp, bạn cũng nên hạn chế tắm nhiều, có thể chỉ cần vệ sinh bằng khăn ẩm và tắm 2 ngày 1 lần.
Không ra ngoài quá sớm hoặc quá muộn
Nhiệt độ ngoài trời lúc sáng sớm hoặc tối muộn thường rất lạnh, không những thế còn có những cơn gió mạnh, gió độc. Việc ra ngoài trong khoảng thời gian này sẽ khiến cơ thể nhiễm lạnh, dẫn tới cảm lạnh, ảnh hưởng tới hệ thần kinh và có thể gây méo miệng... Thậm chí, một số trường hợp sức đề kháng quá yếu, trẻ em hoặc người già nếu ra ngoài trong điều kiện như vậy còn có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
Đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường
Cơ thể tím tái hoặc rét run, co giật, không nói được, méo miệng... là những dấu hiệu khi cơ thể bị nhiễm lạnh không thể coi thường. Nó có thể gây hậu quả nghiêm trọng như sốt cao, co giật, hôn mê và dẫn tới tử vong. Vì thế, khi có các dấu hiệu bất thường, bạn nên ủ ấm người bệnh và nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ.
Cơ thể bạn sẽ thay đổi như thế nào vào mùa đông? Khi nhiệt độ giảm, cơ thế con người có xu hướng biến đổi để thích nghi với thời tiết lạnh. Đây cũng là thời điểm phát sinh một số vấn đề sức khỏe có thể bạn chưa biết. 1. Môi khô nứt nẻ Ảnh: BrightSide Khi nhiệt độ và độ ẩm xuống mức thấp, môi sẽ có cảm giác khô căng, khiến bạn...