5 bộ phim tài liệu tiết lộ những mặt trái của ngành công nghiệp thời trang
Dưới góc nhìn điện ảnh, những góc khuất của giới thời trang đương đại sẽ được tái hiện một cách chân thực nhất qua 5 thước phim tài liệu đáng xem.
Đằng sau vẻ hào nhoáng của ngành công nghiệp thời trang là bức tranh đa chiều bao hàm nhiều vấn đề phức tạp, từ nhân quyền, phát triển bền vững, môi trường cho đến tài nguyên “chất xám”. Với tốc độ phát triển đáng kinh ngạc, những mảng tối của ngành công nghiệp này luôn khiêu khích trí tò mò của công chúng. Bằng cách tiếp cận trực quan, những bộ phim tài liệu dưới đây sẽ phần nào giải đáp thắc mắc của bạn về những mặt trái của làng mốt.
RIVERBLUE (2017)
Nếu bạn đang tìm kiếm một bộ phim khai thác những mặt tối của quá trình sản xuất, RiverBlue là lựa chọn hàng đầu. Theo chân nhà bảo tồn Mark Angelo khám phá các dòng sông trên khắp thế giới, người xem sẽ kinh ngạc trước thiệt hại nghiêm trọng mà ngành thời trang gây ra cho những vùng nước này và cư dân xung quanh. Bên cạnh đó, bộ phim còn nhấn mạnh các giá trị nhân văn và sự kết nối giữa người với người.
(Ảnh: Fashion Evolution)
Thời trang là ngành công nghiệp mang đến lượng rác thải cao thứ 2. (Ảnh: twitter @riverblue)
THE TRUE COST (2015)
Do đạo diễn Andrew Morgan và nhà sản xuất Michael Ross cầm trịch, The True Cost là tác phẩm “nhập môn” dành cho các tín đồ muốn tìm hiểu về sự ra đời của thời trang bền vững. Một số nhà sản xuất đã tận dụng nguồn lao động giá rẻ, sử dụng hóa chất và “thồi phồng” sự thật bằng những chiến dịch quảng cáo phi thực tế. Ngoài ra, bộ phim còn khai thác cuộc chạy đua giữa thời trang nhanh và thời trang bền vững.
(Ảnh: IMDb)
Video đang HOT
(Ảnh: The True Cost)
ADVANCED STYLE (2014)
Lấy cảm hứng từ người bà quá cố, nhiếp ảnh gia Ari Seth Cohen đã bắt tay cùng đạo diễn Lina Plioplyte thực hiện bộ phim tài liệu Advanced Style. Đầy màu sắc, dí dỏm và thực tế, những thước phim của Advanced Style xoay quanh cuộc sống cá nhân của 7 người phụ nữ trên 60 tuổi sành điệu nhất New York. Phá vỡ nhiều nguyên tắc cứng nhắc, bộ phim sẽ khiến người xem tự vấn về sự “xấu xí” của một ngành công nghiệp “bị ám ảnh bởi tuổi trẻ”.
(Ảnh: IMDb)
Những nhân vật chính trong Advanced Style là minh chứng cho việc lão hóa không còn là vấn đề của ngành công nghiệp thời trang. (Ảnh: The Guardian)
THE NEXT BLACK (2014)
Với sự góp mặt của nhiều nhà thiết kế, nhà đổi mới, giới lãnh đạo, The Next Black mang góc nhìn vị lai khi tập trung vào những cuộc thảo luận, ý tưởng và giải pháp mới nhằm thay đổi bộ mặt ngành công nghiệp thời trang. Trong đó, mắt xích thời trang bền vững – quá trình giặt ủi – tương lai của làng mốt là chủ đề trung tâm.
(Ảnh: The Next Black, AEG)
(Ảnh: Inhabitat)
PICTURE ME: A MODEL’S DIARY (2009)
Cùng với sự lên ngôi của phong trào #MeToo, Picture Me: A Model’s Diary sẽ là “món ăn tinh thần” hoàn hảo. Xoay quanh nhân vật trung tâm – người mẫu Sara Ziff, bộ phim đi sâu vào những vấn đề mà giới thời trang lẫn dư luận luôn né tránh: quấy rối tình dục, ma túy, rối loạn ăn uống… Thông qua các cuộc phỏng vấn và góc quay tự nhiên, bộ phim sẽ mở ra nhiều sự thật khắc nghiệt về nghề mẫu.
(Ảnh: IMDb)
Đạo diễn Ole Schell và Sara Ziff tại trường quay Picture Me: A Model’s Diary. (Ảnh: Cineplex)
Theo elleman.vn
Thời trang "mì ăn liền" bắt tay thời trang xa xỉ: Cú lừa thập kỷ
Sự xuất hiện hàng loạt của những bộ sưu tập giới hạn kết hợp giữa nhà mốt danh tiếng và hãng bán lẻ thời trang đã tạo nên cơn sốt không nhỏ với nền công nghiệp thời trang toàn cầu.
Giambattista Valli và H&M đã chính thức tung ra BST collab vào ngày cuối của LHP Cannes 2019 năm nay.
Ngành công nghiệp thời trang toàn cầu hiện nay có giá trị ước tính vào khoảng hơn 3 nghìn tỷ đô. Một vấn đề đặt ra là các tập đoàn thời trang xa xỉ truyền thống, nắm giữ những thương hiệu như Gucci, Prada, Louis Vuitton... lại đang kém doanh số so với một vài tên tuổi bán lẻ như Zara, Forever21, H&M... Lý do là bởi các hãng thời trang nhanh đang sử dụng chiêu thức sao chép mẫu mã và sau đó đưa ra thị trường ngay sau đó. Sự kết hợp linh hoạt giữa chất lượng và giá cả phải chăng đã làm các thương hiệu này trở thành một lựa chọn hấp dẫn của phần lớn người dân có mức thu nhập trung bình, thậm chí là cả với những ngôi sao thích chi tiền cho trải nghiệm hơn là phung phí vào áo quần.
Ngày xửa ngày xưa, các nhà mốt cao cấp "ngây thơ" tin rằng giới tinh hoa sáng tạo thường có lòng tự trọng. Tuy nhiên, đó là ngày xưa, còn bây giờ, thời trang với các nhà bán lẻ là kinh doanh ra tiền, chứ không phải để ngắm, để thỏa mãn cái tôi nghệ sĩ. Hơn thế, việc thực thi các biện pháp bảo vệ sở hữu trí tuệ trong thời trang tương đối khó khăn vì tính quay vòng, kế thừa, phát huy sáng tạo... những điều mà một số NTK thời nay hay nói, làm cản trở việc áp dụng luật lên các sản phẩm. Chính sự phát triển nhanh chóng, cùng tham vọng vươn ra toàn cầu của các đại gia thời trang trẻ tuổi khiến những ông lớn cảm thấy bị đe dọa. Do đó, những nhà mốt cao cấp cần nghĩ ra một biện pháp biến thù thành bạn được lợi đôi đường, đó chính là hình thức colllab bắt tay nhau kiếm tiền.
Bộ sưu tập giữa Louis Vuitton và Supreme chính là một cú đại bác bắn thẳng vào trái tim những tín đồ thời trang. Sắc đỏ cùng họa tiết monogram chưa bao giờ sành điệu và thời thượng đến vậy khi được kết hợp cùng nhau.
Thời trang hiện đại ngày càng có nhiều chữ "x" (kết hợp) ra đời, kết quả của những lần collab, bắt tay nhau giữa các đối thủ ngành may mặc. Những thương vụ đình đám nhất phải kể đến BST Louis Vuitton x Supreme, Vivienne Westwood x Burberry, Kim Jones x Dior, Uniqlo x Alexander Wang, H&M x Moschino... Bộ sưu tập Louis Vuitton x Supreme năm 2017 đã bán hết sạch tại 8 cửa hàng lớn trên toàn thế giới và liên tục tăng giá trên eBay. Hiện tại bạn chỉ có thể mua một vài món đồ còn sót lại với giá trên dưới 16000$, cao gấp 6 lần giá ban đầu. Sự thành công ngoài mong đợi của Louis Vuitton và H&M đã chứng minh sự hòa hợp không tưởng giữa thời trang cao cấp, thời trang đường phố cùng thời trang nhanh. Giờ đây, chúng ta đều phải thừa nhận việc mang các thương hiệu xa xỉ đến gần hơn với mọi tầng lớp thu nhập thông qua những hãng bán lẻ có tầm ảnh hưởng là một bước đi khôn ngoan.
Nói đi thì phải nói lại, các nhãn hàng bán lẻ cũng nhận được vô vàn lợi lộc sau những cái gật đầu hợp tác, đây chính là chiến lược tiếp thị thông minh nhằm giữ chân người tiêu dùng, nâng cao đẳng cấp và kích thích khách hàng khao khát nhiều hơn nữa. Nhà bán lẻ đến từ Thụy Điển H&M đã thu về hàng kha khá triệu đô sau khi bộ sưu tập hợp tác với Giambattista Valli được Kendall Jenner quảng bá nhiệt tình, đã bán hết veo chỉ trong một ngày. Trước đó, giám đốc sáng tạo của Moschino - nhà thiết kế Jeremy Scott cũng đã từng bắt tay cùng H&M vào năm 2018 với gương mặt đại diện đình đám Gigi Hadid. Bộ sưu tập cũng được đón nhận và lan tỏa rộng lớn.
BST ra mắt năm 2019 được hàng loạt ngôi sao cùng các fashionista hưởng ứng. Đây là lần đầu tiên nhà mốt cao cấp đến từ Ý - Giambattista Valli chịu kết hợp với một thương hiệu thời trang khác để tung ra sản phẩm.
Trước đó, sự kết hợp giữa Moschino và H&M cũng gây được tiếng vang.
Không ngoa khi cho rằng, H&M là một bậc thầy về tiếp thị và là chuyên gia trong lĩnh vực "bắt thân với người nổi tiếng". Trong suốt 15 năm qua những nhân vật tên tuổi từng kết hợp cùng H&M có thể kể đến: Karl Lagerfeld, Kenzo, Moschino, Alexander Wang... Theo tờ "Business of Fashion", từ khóa #KenzoxHM thu về 81,6 triệu lượt tìm kiếm trên Twitter năm 2016 còn năm 2014 thì con số này là 266 triệu với từ khóa #AlexanderWangxHM. Đây chính xác là một chiến lược nhằm gia tăng nhận diện thương hiệu, hướng người tiêu dùng bước chân vào các cửa hàng H&M. Các công ty thời trang bán lẻ hiểu được khát khao sở hữu đồ xa xỉ của người tiêu dùng, và còn gì tuyệt vời hơn khi nó được bán với mức giá của thương hiệu bình dân. Điều này giải thích cho doanh số tăng vọt từ năm 2016 của H&M.
Tuy nhiên, sự thành công của các nhà kinh doanh thời trang không đi đôi cùng lợi ích khách hàng. Làm cho thời trang cao cấp đến gần hơn thông qua giá cả, biến chúng thành những phiên bản giới hạn mang lại cho người mua cảm giác thỏa mãn về sự độc quyền. Đó chính là liều thuốc độc, chí ít là với túi tiền. Trong những lần hợp tác như vậy, các nhãn hàng thời trang nhanh và cả những nhà mốt lớn đã đánh lừa người tiêu dùng khi khiến họ nghĩ rằng mình đang mua được cả chất lượng lẫn tên tuổi, tính nghệ thuật với một mức giá quá hời. Những từ như "xa xỉ" và "đắt tiền" được sử dụng một cách bừa bãi. Vậy nhưng, cần phải biết rằng, sự hợp tác này chỉ là một cách cho mượn chất xám mà thôi. Còn sản phẩm ư? Dĩ nhiên là được sản xuất hàng loạt bằng máy móc và chất liệu vải chất lượng trung bình của các hãng thời trang nhanh. Do đó sự đảm bảo chất lượng và tính hoàn mỹ ở mức độ rất thấp.
Những sản phẩm như thế này thường sẽ được sản xuất tại nhà máy của Supreme hay vì xưởng gia công của Louis Vuitton.
Và một vấn đề khác là, khi H&M hết các nhà thiết kế và thương hiệu xa xỉ để hợp tác thì điều gì xảy ra sau đó? Năm nào cũng kết hợp liệu có gây ra nhàm chán? Sự hợp tác cũng không phải lúc nào cũng hiệu quả, bởi nó dễ gây nhầm lẫn trong việc định vị thương hiệu, đặc biệt là khi chúng được lặp lại nhanh. Người tiêu dùng ngày càng trở nên thông minh, vì vậy, thay vì chào mời hợp tác, các thương hiệu nên tìm cách đáp ứng sự đòi hỏi và nhu cầu của khách hàng, chú trọng vào tính thẩm mỹ và giá cả để thu hút và giữ chân họ.
Theo danivet.vn
Từ câu hỏi "Ai may áo cho tôi" đến những góc khuất trong ngành công nghiệp thời trang Tháng 4/2013, tòa nhà Rana Plaza ở Bangladesh, nơi có rất nhiều xí nghiệp gia công, sản xuất quần áo cho các thương hiệu thời trang lớn đã sụp đổ dẫn đến cái chết của hàng ngàn công nhân và phần lớn trong số đó là phụ nữ. Không lâu sau đó, tổ chức Fashion Revolution ra đời với sự tham gia của...