5 bộ phim hay sẽ khiến những ai tò mò về nền điện ảnh Triều Tiên phải ngỡ ngàng
Đây là những bộ phim do Triều Tiên sản xuất mà bạn không nên bỏ qua nếu muốn tìm hiểu về nền điện ảnh của đất nước này.
Nhắc đến Triều Tiên, người ta thường có ấn tượng rằng đây là một đất nước bí ẩn với rất ít các thông tin về đời sống của người dân được tiết lộ với thế giới bên ngoài. Cũng bởi lý do đó mà sự tò mò đối với đất nước này là rất lớn; nhất là khi làn sóng âm nhạc và điện ảnh Hàn Quốc đang phát triển hết sức mạnh mẽ thì người ta càng có nhu cầu muốn biết đến khía cạnh văn hoá của đất nước phía bắc hơn.
Bên ngoài một rạp chiếu phim ở Bình Nhưỡng.
Có lẽ ít ai biết rằng, Triều Tiên cũng là một nước đặc biệt chú trọng đến điện ảnh. Khi cựu lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Il còn là một bộ trưởng văn hoá, ông từng bỏ ra rất nhiều tâm huyết để kích thích cho nền điện ảnh nước nhà phát triển. Ông cho rằng điện ảnh chính là phương tiện hiệu quả nhất để nâng cao nhận thức của người dân và cho xây dựng rất nhiều rạp chiếu bóng tại nước mình. Dưới đây là 5 bộ phim đặc sắc nhất mà điện ảnh Triều Tiên từng sản xuất.
1. Cô Gái Bán Hoa (1972)
Đây chắc chắn là bộ phim nổi tiếng nhất của Triều Tiên, được người dân nước này xếp vào một trong hai tác phẩm sống mãi với thời gian, bên cạnh bộ phim Sea of Blood ra mắt vào năm 1968. Cô Gái Bán Hoa (The Flower Girl) được chuyển thể từ một vở kịch do cố lãnh đạo Kim Il Sung sáng tác. Đặt bối cảnh vào thời kỳ những năm 1920/30, khi Nhật Bản còn đang đô hộ Triều Tiên, bộ phim kể về một cô gái trẻ và gia đình của mình bị địa chủ đối xử tàn ác.
Sau một loạt những khó khăn, gian khổ, cuối cùng cô gái cũng đoàn tụ được với người anh trai biệt tích lâu năm và có một kết thúc có hậu. Cô Gái Bán Hoa tạo ra một cơn sốt lớn đối với Triều Tiên và các nước lân cận thời bấy giờ. Hầu hết ai cũng thừa nhận là không thể xem phim mà kìm được nước mắt. Thậm chí, có người không đủ tiền đến rạp nhưng đã mang cả một bao tải khoai tây đến để đổi lấy vé xem phim.
2. Hong Kil Dong (1986)
Thành công của The Flower Girl đã trở thành một động lực lớn cho ngành sản xuất phim ở Triều Tiên. Các đề tài làm phim của họ cũng trở nên đa dạng hơn so với ngày trước. Hong Kil Dong là một tác phẩm hành động mang đậm bản sắc của Triều Tiên khi xây dựng hình tượng người anh hùng đầy bản lĩnh và giỏi võ thuật. Bộ phim cũng được phương Tây ví von là Robin Hood của Triều Tiên vì có mô-típ cướp của người giàu chia cho người nghèo.
Là con rơi của một nhà quý tộc, Hong bị mẹ ghẻ âm mưu giết hại để chiếm tài sản. Bà thuê một nhóm cướp để phục kích cậu trên đường về nhà sau chuyến đi xa. May mắn thay, Hong được một cao thủ võ thuật tình cờ qua đường ra tay cứu giúp. Hong quyết định nhận vị cao thủ này làm sư phụ và hai người cùng nhau sử dụng võ thuật để cứu giúp người làng khỏi sự đàn áp của chính quyền.
3. Pulgasari (1985)
Đây là bộ phim quái vật đầu tiên mà Triều Tiên sản xuất. Pulgasari được đầu tư công phu với những cảnh chiến đấu của người dân chống lại một con quái vật khổng lồ. Bộ phim được chỉ đạo bởi đạo diễn đến từ Hàn Quốc Shin Sang Ok, ghi hình tại các phim trường ở Bắc Kinh và được các kỹ sư ở studio Toho của Nhật Bản giúp đỡ (đây cũng là studio sản xuất bộ phim Godzilla nổi tiếng).
Bộ phim lấy cảm hứng từ câu chuyện cổ của người Do Thái, một người thợ rèn già cả tình cờ chế tạo ra một con quái vật bằng sắt. Con quái vật này thèm khát kim loại và đi đến đâu thì huỷ diệt đến đó. Sau khi con quái vật giúp người làng lật đổ những kẻ bóc lột, nó lại quay sang đe doạ bọn họ. Pulgasari được đánh giá là vừa có tính giải trí cao, vừa mang hàm ý ẩn dụ sâu xa về lòng tham của con người.
4. Marathon Runner (2002)
Marathon Runner được quay vào năm 2002 nhưng kỹ thuật làm phim lúc này của Triều Tiên khá lỗi thời. Bộ phim dựa trên câu chuyện có thật về nữ vận động viên Jong Song Ok, người đã giành huy chương vàng tại thế vận hội điền kinh năm 1999. Hành trình của Jong đến với giải đấu là hàng loạt những thử thách không may mắn, từ chấn thương cho đến áp lực của gia đình, người thân. Tuy nhiên, cô vẫn cố gắng tìm động lực để vượt qua tất cả.
Một trong những cảnh quay khiến khán giả quốc tế ngạc nhiên nhất là khi Jong đuổi theo chiếc xe của nhà lãnh đạo trên sườn đồi để được nhìn thấy thần tượng của mình. Cô không đuổi kịp và nhìn vào vết lốp xe trên đường rồi khóc. Đây có lẽ là điều mà chỉ có ở Triều Tiên mới tồn tại.
5. Centre Forward (1978)
Centre Forward là một bộ phim về đề tài bóng đá. Cũng giống như các bộ phim khác cùng thể loại, Centre Forward tập trung ca ngợi những giá trị cao đẹp của bộ môn thể thao này. Nhân vật chính của bộ phim là In Son, một cầu thủ dự bị quyết tâm giành được suất đá chính ở đội một, nơi chỉ có các ngôi sao được thi đấu.
Ở trận đầu tiên của mùa giải mới, anh đã được trao cơ hội nhưng vì quá áp lực tâm lý, Son đã không thể hiện được hết năng lực của mình. Được cho là lấy cảm hứng từ hành trình tiến đến World Cup năm 1966 của đội tuyển bóng đá Triều Tiên, Centre Forward chứa đầy những thông điệp về tinh thần thể thao, lòng yêu nước và nghị lực cá nhân.
Theo Trí Thức Trẻ
Phim hình sự 'The Outlaws' của Ma Dong-seok sẽ có phần 2
Tác phẩm hình sự từng thu hút gần 7 triệu lượt khán giả Hàn Quốc hồi mùa thu 2017 sẽ có phần tiếp theo ngay trong năm tới.
Hãng Kiwi Media Group thông báo họ sẽ thực hiện phần tiếp theo dành cho The Outlaws (2017) - bộ phim hình sự hết sức thành công của điện ảnh Hàn Quốc hồi mùa thu năm ngoái với ngôi sao Ma Dong-seok trong vai chính.
Không chỉ Dong-seok, đạo diễn Kang Yun-sung cũng trở lại để cầm trịch dự án. Ông cùng hãng Kiwi đang gấp rút hoàn tất phần kịch bản cho tác phẩm để có thể sớm ghi hình và trình làng thành phẩm vào mùa hè 2019.
The Outlaws nằm trong top 5 phim Hàn Quốc ăn khách nhất năm 2017 khi bán được gần 7 triệu lượt vé. Ảnh: Kiwi Media Group.
The Outlaws từng bị gắn nhãn R - tức hạn chế khán giả dưới 18 tuổi tại Hàn Quốc - vì hàng loạt pha hành động máu me, bạo lực. Song, bước sang phần hai, nhà sản xuất chủ động nhắm tới nhãn C-15 (không dành cho khán giả dưới 15 tuổi) để bán được nhiều vé hơn.
Ra rạp vào kỳ nghỉ Trung thu tại Hàn Quốc hồi năm ngoái, The Outlaws gây ra bất ngờ lớn khi thu 49,7 triệu USD từ hơn 6,88 triệu lượt khán giả nội địa, đứng trên bom tấn cổ trang The Fortress (2017) của Lee Byung-hun và Kim Yoon-seok.
Nội dung The Outlaws lấy cảm hứng từ sự kiện có thật về cuộc tranh giành địa bàn làm ăn giữa các băng đảng tại Seoul, Hàn Quốc vào năm 2007. Khi một băng nhóm người Hàn gốc Hoa gây ra quá nhiều xáo trộn, lực lượng cảnh sát quyết định vào cuộc để dẹp yên tất cả.
Sau thành công của Train to Busan (2016), Ma Dong-seok là cái tên được hàng loạt nhà sản xuất phim săn đón. Anh mới sắm vai chính trong bộ phim tâm lý - thể thao Champion ( Chuyện chàng cơ bắp) hồi đầu mùa hè, và sắp sửa tái ngộ khán giả qua bom tấn Along with the Gods: The Last 49 Days vào những ngày đầu tháng 8.
Trước khi đến với The Outlaws 2, tài tử 47 tuổi còn phải hoàn thành dự án The Story of an Evil Man cùng hai bạn diễn Kim Mu-yeol và Kim Sung-kyu. Trong phim, anh vào vai một ông trùm bị tên giết người hàng loạt săn đuổi, và bất đắc dĩ phải bắt tay với cảnh sát.
Tại Việt Nam, Along with the Gods: The Last 49 Days khởi chiếu từ 10/9 dưới tựa Thử thách thần chết 2: 49 ngày cuối cùng.
Trailer bộ phim 'Thử thách thần chết 2: 49 ngày cuối cùng' Phần tiếp theo của bộ phim giả tưởng ăn khách "Along with the Gods" do các nhà làm phim Hàn Quốc thực hiện.
Tuấn Lương
Theo Zing
Trước ngày công chiếu, khán giả thích thú với loạt ảnh hậu trường của 'Thử thách thần chết 2' Siêu phẩm "Thử thách thần chết 2 phát hành loạt ảnh hậu trường độc đáo chưa qua chỉnh sửa kỹ thuật. Một ngày trước khi lên sóng chính thức trên màn ảnh rộng, ekip sản xuất của dự án điện ảnh bom tấn mùa hè Along with the Gods 2 - Thử thách thần chết: 49 ngày cuối cùng (- ) đã nhanh...