5 biểu hiện ít được biết đến của stress
Để xử lý stress, chúng ta cần biết rõ nguyên nhân gây stress và xác định các biểu hiện của stress.
Hầu hết mọi người thường cho rằng bản thân kiểm soát được stress khi không có các biểu hiện thông thường như mất ngủ, nhịp tim nhanh, đau đầu,… Tuy nhiên, stress có nhiều biểu hiện ít được biết đến, theo Viện Quốc gia Hoa Kỳ về Stress. Dưới đây là một số biểu hiện của stress dễ bị bỏ qua.
Ngủ nhiều, đơn giản có thể do cơ thể bị kiệt sức nhưng tình trạng mệt mỏi cũng có thể do stress gây ra. Khi stress quá mức, cơ thể “thúc giục” bạn đi ngủ để nghỉ ngơi.
Theo một khảo sát năm 2015 của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, có đến 32% người bị stress cho biết thường hay mệt mỏi, kiệt sức.
Thân và tâm có sự liên hệ với nhau, khi stress cơ thể chúng ta có thể bị đau nhức – Ảnh minh họa
Mệt mỏi quá mức có thể biểu hiện qua 3 dạng thức như sau: cảm giác mệt mỏi về mặt cảm xúc tương tự như vừa tranh cãi với một người bạn; cảm giác thể chất mệt mỏi như vừa chạy bộ một quãng đường dài; và khả năng tư duy, năng lượng làm việc của não bộ đi xuống như sau một cuộc họp kéo dài trong căng thẳng.
Giấc ngủ ngắn tốt cho sức khỏe trong nhiều trường hợp nhưng nếu ngủ liên tục mà vẫn cảm thấy buồn ngủ, có khả năng bạn đang trong trạng thái stress. Nếu có biểu hiện này, bạn cần sớm đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu.
2. Bạn như một “quả bóng cảm xúc”
Khi bạn trải qua nhiều trạng thái cảm xúc trong cùng một thời điểm như khó chịu, bực dọc, cô đơn, sợ hãi,…; hoặc cảm giác nặng nề ở vùng ngực, các ý nghĩ chạy đua trong đầu và không thể tập trung vào công việc hay đối tượng nào đó; lo lắng về điều gì đó đã từng xảy ra hay sắp xảy ra trong tương lai… Đây là biểu hiện của stress với cảm giác “bị nhấn chìm, ngạt thở”.
Video đang HOT
“Bị nhấn chìm” bởi nhiều phản ứng cảm xúc kinh qua trong một thời điểm và cảm thấy quá sức để có thể phản hồi một cách hiệu quả.
3. Bạn “bị đông cứng”
Trong các tình huống căng thẳng, bạn có thể trở nên bất động, được xem là “phản ứng đóng băng”; biểu hiện qua sự tê cứng, khó thở, phần cơ thể nào đó như bị tắc nghẽn.
Trong một số bất ổn nghiêm trọng về thể chất hay trong thảm họa tự nhiên, cơ thể chúng ta có thể rơi vào trạng thái “bị cô lập” – đây là nỗ lực “đóng khóa cơ thể trước các tình huống cực đoan”.
4. Cảm thấy muốn ngất, xỉu
Stress có thể đi cùng với sự choáng váng, mắt mờ dẫn đến ngất xỉu. Đây là biểu hiện của rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), là kết quả của nhiều yếu tố stress có mặt trong thời gian dài. Nhiều người rơi vào trạng thái ngất, xỉu “để cơ thể được tắt, tạm ngừng hoạt động” nhằm bảo vệ cơ thể.
Một số người cảm thấy mất kết nối với các cảm xúc và nhu cầu, sau khi “sống chung” với nhiều tác nhân stress.
Sau khi ngủ dậy, cảm thấy cơ thể đau nhức ê ẩm như vừa chạy bộ đường dài hôm trước đó. Theo các chuyên gia, đau cơ thể là biểu hiện của stress: đau đầu, đau lưng dưới, đau cơ, đau trong hệ tiêu hóa. Đây là các biểu hiện đau thường thấy khi cơ thể bị stress về mặt tinh thần.
Bé sơ sinh ngủ nhiều, bú kém, 3 ngày mới được đưa đi khám thì phải nhập viện cấp cứu khi nhịp tim lên đến 276 nhịp/phút
Bé gái nhập viện trong tình trạng sốc, tỉnh chậm, nhịp tim nhanh, da tái.
Thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc cho biết, sáng nay 22/6/2020, khoa hồi sức cấp cứu của Bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhi nữ, dưới 2 tháng tuổi với các triệu chứng: mệt nhiều, bỏ bú, thở nhanh, da nhợt nhạt.
Theo thông tin gia đình cung cấp thì từ 2 ngày trước bệnh nhi mệt, ngủ nhiều, ăn bú kém, sang đến hôm nay là ngày thứ 3 nên gia đình mới cho cháu đi viện.
Bé gái nhập viện trong tình trạng sốc, nhịp tim nhanh (Ảnh: Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc).
Ghi nhận khi khám trẻ có tình trạng sốc: tỉnh chậm, da tái, nhịp tim nhanh, mạch ngoại vi khó bắt.
Theo dõi nhịp tim trên máy cho thấy bé gái có nhịp tim rất nhanh, 276 lần/phút. Điện tim thể hiện cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất. Trẻ đã được xử trí kiểm soát đường thở, đặt ống thở máy, an thần giảm đau rồi sốc điện.
Sau sốc điện, nhịp tim về 150-160 lần/phút và tình trạng sốc cải thiện, mạch rõ hơn, tưới máu tốt hơn. Trẻ được thêm vận mạch đảm bảo chức năng tim, ổn định chuyển tuyến xuống Bệnh viện nhi Trung ương.
Nhịp tim của bé rất nhanh khi nhập viện (Ảnh: Bệnh viện Sản Nhi Vĩnh Phúc).
Các bác sĩ Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Sản nhi Vĩnh Phúc cho biết, đây là trường hợp hiếm gặp. Các bác sĩ đã xử trí cấp cứu rất tốt để cắt cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất, đưa bệnh nhi thoát khỏi tình trạng sốc trước khi chuyển đi tuyến trên.
Các dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ sơ sinh
Qua trường hợp trên, các bác sĩ đưa ra lời khuyên cho các bà mẹ đang nuôi con sơ sinh là phải lưu ý, nếu trẻ từ 2 tháng tuổi trở xuống mà bỏ bú thì đó là dấu hiệu cần cho trẻ đi khám sớm.
Khi có bệnh trong người, trẻ sơ sinh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc, gắt gỏng và bỏ bú. Nếu bé đang bú ngoan, bú nhiều, bỗng nhiên bú ít, bỏ bú hay vừa bú vừa khóc thì mẹ nên kiểm tra xem trẻ có vấn đề gì về sức khỏe hay không, chẳng hạn như nhiệt miệng, đau họng, sốt, ngạt mũi...
Ngoài bỏ bú, bú ít, mẹ nên lưu ý một số dấu hiệu nguy hiểm khác ở trẻ sơ sinh như:
- Co giật hoặc co cứng.
- Ngủ li bì khó đánh thức.
- Thở rít khi nằm yên, thở khò khè.
- Sốt cao hoặc hạ thân nhiệt.
- Ra máu bất cứ chỗ nào.
- Vàng da đậm hoặc vàng da sớm (24 giờ tuổi).
- Nôn liên tục, bụng chướng.
Hoa chuối thông huyết, nhuận phế Theo dược học cổ truyền, hoa chuối vị ngọt, tính lạnh, có công dụng hóa đàm nhuyễn kiên, bình can tiêu ứ, thông kinh hoạt lạc, thường được dung để chữa các chứng bệnh như ngực bụng đầy chướng, hay ợ chua, Hoa chuối là một cụm hoa mang bởi một thân thật mọc xuyên qua thân giả, vượt qua tán lá rồi...