5 biến tấu chân gà làm món nhắm
Chân gà nướng muối ớt, ngâm cóc, hấp tàu xì, xào cay kiểu Hàn Quốc hay ngâm chua ngọt kiểu Tứ Xuyên là món ăn vặt lý tưởng.
Không ít người cho rằng chân gà chỉ toàn xương và da, không có gì để ăn. Nhưng nếu biết cách chế biến, nó dễ dàng thành món nhắm gây nghiện. Lưu ý, nên chọn chân gà có màu trắng hồng tự nhiên, không có vết lạ như đốm đỏ, xanh, vàng… Sờ vào chân gà không thấy nhớt là chân gà còn tươi.
Chân gà nướng muối ớt
Chân gà nướng là một trong những món ăn vặt quen thuộc, được giới trẻ ưa chuộng. Thông thường, chân gà công nghiệp đem nướng sẽ ngon hơn chân gà ta vì chúng có nhiều da và mỡ. Bạn có thể mua gói sẵn trong siêu thị, về sơ chế sạch với muối, giấm (hoặc rượu), gừng. Tuy nhiên lúc ướp thì không nên cho muối, tránh bị mặn.
Ảnh Hồng Hạnh Nguyễn
Ướp chân gà với tỏi, ớt, tương ớt trong hai tiếng. Trước khi nướng thì cho muối hạt vào, trộn lên 2-3 phút rồi nướng đến khi chín vàng. Chân gà nướng muối ớt sẽ thơm và ngon hơn nếu thực hiện trên bếp than. Nhưng nếu ngại quạt lửa, bạn dùng lò nướng ở 200 độ C, nên làm nóng trước trong khoảng 7-10 phút. Lót giấy nến hoặc giấy bạc vào khay nướng trước khi xếp chân gà lên. Cứ cách 10 phút thì lấy ra phết thêm gia vị, trở mặt và kiểm tra cho đến khi ngả màu vàng là được. Món chân gà nướng sa tế cũng ướp tương tự.
Sau cơn sốt chân gà ngâm sả tắc thì gần đây món chân gà rút xương ngâm cóc non được nhiều người ưa chuộng nhờ chân gà dai sần sật, kết hợp với độ giòn của cóc nhai vui miệng. Món này khó ở khâu rút xương chân gà sao cho không bị nát. Muốn làm chuẩn, sau khi sơ chế, bạn phải luộc chân gà với gừng sả cho chín rồi để vào tủ lạnh hoặc ngâm nước đá. Tiếp theo, dùng dao rạch những đường dọc theo ngón chân và cẳng chân, rồi tách lấy xương.
Ảnh Vi Yến
Video đang HOT
Cóc non gọt vỏ, chẻ làm đôi hoặc bốn rồi đem ngâm trong nước đường đá tạo độ giòn. Phần nước ngâm pha bằng hỗn hợp sả bào mỏng, gừng cắt sợi, tắc cắt cắt làm đôi nhưng không cần vắt, nước mắm, đường, bột ớt (hoặc ớt tươi xay nhuyễn), nước cốt chanh (hoặc giấm nuôi), nêm nếm vừa miệng là được. Sau đó cho chân gà, cóc vào, trộn đều để ít nhất 30 phút là có thể thưởng thức. Món này bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được khoảng 1 tuần. Chân gà đã rút xương nên dễ ăn, thích hợp vừa nhâm nhi, vừa xem phim.
Chân gà hấp tàu xì
Các tín đồ dimsum chắc chắn không mấy xa lạ với món này. Phần chân gà hấp tàu xì thường có màu đen, nhìn không mấy hấp dẫn nhưng dễ làm bạn thỏa mãn với độ béo vừa phải cùng vị mặn, thơm nhẹ của gia vị. Bên cạnh đó, chân gà hấp đến mềm rục có thể khiến bạn ăn sạch, chỉ chừa xương.
Món này chế biến khá công phu. Quan trọng nhất là hỗn hợp nước sốt phải chuẩn. Gia vị làm nước sốt gồm dầu hào, hoa hồi, đinh hương và tàu xì (nước tương đậu đen), cũng là hành phần chính làm nên cái tên của món ăn.
Sơ chế chân gà rồi luộc với nước lọc pha giấm, đường vàng trong 3 phút. Phi tỏi, chiên chân gà đến khi vàng rồi vớt ra, để ráo dầu, sau đó lại phi hỗn hợp ớt, tỏi, gừng cho thơm. Đổ chân gà đã chiên vào. Rưới hỗn hợp nước sốt gồm 2 thìa canh tàu xì, 1 thìa cà phê dầu hào, 1 thìa cà phê bột ngọt, nửa thìa cà phê đường, 1/3 thìa cà phê hạt tiêu và 2 thìa cà phê nước lọc. Công thức này áp dụng cho 500 gram chân gà. Cuối cùng, cho hoa hồi, đinh hương vào chảo, đậy vung. Hầm chân gà trong 30 phút trên lửa nhỏ cho tới khi nước sốt cô đặc lại, chân gà mềm thì xếp vào đĩa. Bạn có thể dùng xửng hấp nhỏ để giữ nóng cho chân gà. Món này càng mềm rục, càng thấm vị và ngon. Sau khi hoàn thành, chân gà có màu vàng nâu đẹp mắt, thơm mùi thảo dược, có thẻ ăn cùng cơm, bánh mì hoặc ăn không.
Chân gà muối chua là một trong những món ăn khá nổi của dân Tứ Xuyên, chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng nếu chán, bạn có thể đổi vị. Chân gà mặn kèm vị cay của ớt tươi. Phần da mềm, béo nhai sần sật. Thành phần chính của món ăn là ớt xanh và chân gà. Bạn có thể rút xương hoặc không.
Cách làm khá đơn giản. Luộc chân gà, thêm vào vài miếng gừng, sả để khử mùi hôi, kèm ít gia vị như tiêu, rượu theo sở thích. Muốn ăn chân gà giòn thì luộc khoảng 15 phút, chân già chín rục thì luộc lâu hơn 5 phút. Luộc xong, bạn ngâm chân gà trong nước đá hoặc rửa dưới nước lạnh nhiều lần.
Đun sôi nồi nước ngâm với hạt tiêu, muối, đường, giấm trắng, ớt xanh nguyên trái trong 2-3 phút. Nên chọn loại ớt xanh có vỏ mỏng và dài, còn tươi để không bị thối khi ngâm. Cuối cùng cho chân gà luộc vào ngâm ít nhất hai ngày là có thể ăn. Bạn có thể trữ chân gà ngâm ớt trong ngăn mát tủ lạnh được ít nhất 2 tuần.
Chân gà xào cay
Nếu là mọt phim Hàn, bạn sẽ không cảm thấy lạ lẫm với món nhắm cay xè khoái khẩu của dân Hàn Quốc. Chân gà sốt cay phủ một lớp ớt đỏ, bày bán nhiều trong các chợ ẩm thực ở xứ sở kim chi, thoạt nhìn trông hấp dẫn nhưng không phù hợp với người ăn cay kém.
Chân gà sau khi sơ chế, cắt làm đôi rồi luộc trong nồi nước pha hoa hồi, quế, nước tương (xì dầu). Đun trong khoảng 30 phút thì vớt ra, để ráo.
Pha tương cà, tương ớt Hàn Quốc và đường để làm nước sốt. Thích ăn cay thì bạn thêm ớt bột Hàn Quốc (loại thường dùng để nấu tokbokki), vừa có màu đỏ đậm đẹp mắt, vừa cay cay ăn đã miệng. Phi tỏi trong dầu nóng, cho chân gà và rưới sốt pha sẵn vào xào, đảo đều tới lúc thấm vị là xong. Bày chân gà ra đĩa. Rắc vừng (mè) rang lên trên là xong. Món này lý tưởng thưởng thức vào chiều mưa, có thể ăn như snacks, hoặc làm món nhắm kết hợp với chai rượu soju tại gia là “hết sẩy”.
Vi Yến
Sốt Thái và những biến tấu chân gà dễ làm tại nhà
Ở nhà có nhiều thời gian rảnh, bạn có thể làm ngay một hũ chân gà ngâm sả tắc, sốt Thái, rút xương dầm... để nhâm nhi chiều mưa.
Chân gà ngâm sả tắc có vị chua nhẹ của tắc, thơm dịu của sả, cay nồng của ớt và giòn sần sật của chân gà sẽ kích thích vị giác khiến bạn ăn hoài không ngán. Đây là món ăn không quá khó để thực hiện tại nhà, bạn chỉ cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như: chân gà, tắc, ớt trái, sả, gừng cùng gia vị mắm, đường, tỏi, lá chanh... Ảnh: Dauhomemade.
Trước khi thực hiện ngâm chân gà, bạn cần rửa sạch và luộc chín chân gà với xả, gừng để khử mùi. Sau đó trộn tất cả nguyên liệu vào hỗn hợp mắm pha sẵn vừa ăn. Để món ăn thêm phần hấp dẫn, bạn có thể ngâm cùng xoài xanh, cóc hoặc tai heo luộc sẵn. Chân gà ngâm khoảng 8 tiếng là có thể dùng được. Bạn có thể bảo quản chân gà trong ngăn mát tủ lạnh được 4-5 ngày. Ảnh: Desy_food.
Chân gà sốt Thái là món ăn vặt được giới trẻ Sài thành ưa thích, đặc biệt trong những buổi chiều mưa lạnh. Món ăn có sự kết hợp của chân gà, xoài non cùng nước sốt Thái cay đậm đà. Ảnh: Nhinguyentranthao.
Sốt Thái là hương vị đặc trưng của món ăn. Để thực hiện sốt Thái, bạn băm nhỏ gừng, tỏi với 2 nhánh sả. Phi thơm dầu ăn , cho tỏi vào đảo đều rồi cho tiếp gừng và sả . Sau đó cho nước cốt me đã lọc vào đun sôi lăn tăn thì cho 1 muỗng sa tế, dùng thêm 1 thìa canh ớt bột hàn cho màu đẹp mà vị cay vừa phải, đường và nước mắm nêm theo khẩu vị chua ngọt. Đun cho tới khi hỗn hợp sánh lại, có thể bỏ chân gà vào rim sơ qua. Ảnh: Rin.ngg.
Chân gà rút xương được nhiều người ưa thích vì độ giòn sần sật, thơm ngon lại chẳng phải nhằn chút xương nào khi ăn. Chân gà rút xương có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như rang, rim, xào, đặc biệt là món nộm. Ảnh: Hahinmakeup86.
Tuy nhiên, để rút xương ra và chế biến món ăn là cả một nghệ thuật. Bạn
có thể dùng dao rạch một đường dọc theo các ngón chân gà từ gan bàn chân xuống đến phần xương cẳng gà, và dùng tay rút xương. Các công đoạn thật tỉ mỉ mới có thể giữ nguyên hình dạng của chân gà. Sau khi hoàn thành, bạn có thể ngâm sả tắc, sốt sa tế, sốt Thái tuỳ thích. Ảnh: Tiemchubeo.
Thanh Thùy
Top 7 Thương hiệu khu phố ẩm thực nổi tiếng Hà Nội Khi về tới Hà Nội bạn không nên bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những món ăn nổi tiếng tại những khu phố nơi đây. Những món ăn nơi đây đã làm nên những khu phố ẩm thực nổi tiếng cho thủ đô Hà Nội. Điểm chung đặc biệt của các khu phố ẩm thực này chính là những sự tương đồng về...