5 bí quyết “vàng” khi đề nghị tăng lương
Được trả lương tương xứng với giá trị bạn mang lại là một phần quan trọng khi chọn công việc, nhưng đàm phán để được tăng lương có thể vừa căng thẳng vừa khó chịu.
Để nhận được mức thu nhập tốt hơn, bạn cần đưa ra những lập luận hợp lý để thuyết phục cấp trên.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Suy nghĩ về thời điểm
Trước khi bạn bắt đầu một cuộc trò chuyện, hãy nghĩ về bối cảnh lớn hơn và những gì đang diễn ra tại nơi làm việc của bạn.
Khi công ty đang gặp khó khăn về tài chính hoặc đang trong giai đoạn chuyển đổi, có lẽ đó không phải là thời điểm thích hợp để yêu cầu tăng lương. Nếu sếp của bạn đang giải quyết những việc như sa thải, tái cấu trúc hoặc các vụ bê bối của công ty, bạn cần đợi cho đến khi mọi thứ lắng xuống một chút.
Olivia Jaras, người sáng lập của Salarycoaching.com cho biết: “Có lẽ đây là lúc bạn cần đồng cảm với anh ấy hoặc cô ấy, xây dựng sự tin cậy. Điều đó có thể tạo tiền đề cho một cuộc đàm phán trong một vài tháng nữa, như vậy sẽ tốt hơn cho bạn”.
Hãy xem xét công việc của mình
Việc bạn có được tăng lương hay không sẽ được quyết định bởi một vài yếu tố khác nhau. Một số sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, tuy nhiên khi bạn nghiên cứu sẽ giúp bạn có cơ hội tốt hơn.
Trước khi bước vào cuộc trò chuyện về tăng lương, bạn nên tìm hiểu về giá trị thị trường của mình. Tìm hiểu mức lương hiện tại của bạn ở thị trường nhân sự tương đương, biểu hiện của bạn so với các đồng nghiệp và triết lý lương thưởng của công ty bạn là gì.
Các trang web nghề nghiệp như Glassdoor, Salary.com hoặc Payscale có thể là dữ liệu lương tham khảo với các vị trí tương tự như của bạn.
Xem lại sơ yếu lý lịch của bạn và xem mô tả vị trí bạn được tuyển dụng cũng có thể cung cấp cho bạn một cái nhìn tổng quan về hiệu suất công việc và phát triển nghề nghiệp của bạn. Trách nhiệm của bạn có thể đã tăng lên kể từ ngày bạn được tuyển dụng, hoặc bạn đã được đào tạo hay đạt được các kỹ năng khác.
Video đang HOT
“Nếu bạn đã đạt được các kỹ năng và bằng cấp có ý nghĩa đối với vị trí của mình, làm thế nào để được công ty đánh giá cao? Đó là những điểm có lợi cho việc tăng lương”, Jaras nói.
Đàm phán tăng lương cũng là “nghệ thuật”. Ảnh: Getty Images
Hiểu quan điểm của sếp
Khi bạn đã trang bị tất cả thông tin cần thiết, bạn có thể cảm thấy như mình đã sẵn sàng. Nhưng bây giờ là lúc để xem xét thành tích của bạn từ quan điểm của người quản lý. Những lý do nào mà sếp của bạn từ chối tăng lương cho bạn? Và làm thế nào để bạn giải quyết chúng?
Hiểu người khác đến từ đâu và những gì họ có thể làm sẽ giúp bạn “chống lại” họ. Một cách để làm điều đó là nghĩ về 5 lý do hàng đầu mà quản lý của bạn có thể nói “không”.
Deborah Kolb, tác giả của cuốn Đàm phán tại nơi làm việc: Biến những lợi ích nhỏ thành lợi nhuận lớn cho rằng”Khi bạn dự đoán những gì sẽ xảy ra, bạn sẽ sẵn sàng để đối phó với nó”.
Giữ thái độ chuyên nghiệp
Lập luận của bạn phải luôn luôn hợp lý, vì vậy hãy tránh việc quá cá nhân. Tham gia vào cuộc đàm phán bằng việc đưa lý do bạn phải nuôi 5 đứa trẻ cho đến khi chúng đi học đại học hoặc bạn phát hiện ra đồng nghiệp của mình kiếm được nhiều tiền hơn bạn, không phải là một ý tưởng hay.
Những điều này có thể là lý do tại sao bạn muốn tăng lương, nhưng chúng không gắn liền với hiệu suất công việc của bạn.
Nó có thể giúp bạn tăng lương, nhưng có lẽ sẽ không tối đa hóa những gì bạn có thể kiếm được. Những gì bạn nên làm là nói với sếp của bạn về những cách thức bạn đã đóng góp cho công ty.
Suy nghĩ lâu dài
Đàm phán lương không phải lúc nào cũng theo kế hoạch và bạn nên chuẩn bị để đối mặt với một kết quả không như mong muốn. Nhưng nhận được “câu trả lời không” không phải là một thất bại, và xử lý nó đúng cách có thể đặt nền tảng cho sự phát triển trong tương lai.
Bạn có thể thất vọng vì những tin tức xấu, nhưng luôn kết thúc cuộc trò chuyện với một thái độ tích cực. Củng cố quan điểm rằng bạn rất hào hứng về việc tiếp tục làm việc cho công ty và nâng cao những đóng góp mà bạn thực hiện, có thể mở một cách cửa khác cho cuộc đối thoại trong tương lai.
“Bạn phải có chiến lược về cách bạn tiến hành cuộc thảo luận đó”, Alex Twersky, người đồng sáng lập Resume Deli, một công ty dịch vụ sơ yếu lý lịch và sự nghiệp cho biết.
“Bạn không nên quá khắt khe. Bạn cần trở nên chuyên nghiệp, kiên nhẫn, hợp tác và xây dựng. Đây cũng có thể là một cơ hội để bạn yêu cầu phản hồi và suy nghĩ về những kỹ năng bạn có thể cải thiện để có thể nhận được một cơ hội tăng lương khác tốt hơn”, Alex Twersky nói.
Trang Trang
Theo CNN/ndh.vn
Chồng mất hơn 1 tháng vợ bất ngờ "nhận" căn hộ gần 3 tỷ, sự thật phía sau mới khó tin
Cô dành thêm 3 năm mới được 500 triệu, bàn với chồng mua căn chung cư trả góp thì anh lại đề nghị khác.
Có những người để vợ con cả đời sống nhà thuê, chui ra chui vào cái nhà chật hẹp nhưng lại vun đắp cho tổ ấm với nhân tình. Chồng ngoại tình vì hàng trăm lý do, hàng triệu hoàn cảnh đưa đẩy, chẳng ai hiểu nổi. Đến khi chồng chết, vợ ôm con khóc lóc rồi một ngày đẹp trời phát hiện ra bao nhiêu năm chung sống mình bị qua mặt mới thấy chua chát mà chẳng biết kêu gào cùng ai cho bớt hận.
Chuyện của Trâm là một câu chuyện ám ảnh. Khi ấy, vợ chồng Trâm đều là thanh niên xa quê lập nghiệp ở Hà Nội. Cô gặp anh ở giai đoạn đẹp nhất của cuộc đời, kết hôn năm 24 tuổi. Hai vợ chồng ở trọ, lương vợ 10 triệu, lương chồng 15 triệu, cưới xong một năm thì sinh đôi hai đứa con một trai một gái. Có lẽ vì thế mà làm mãi chẳng đủ mua nhà ở thành phố này.
Đã vậy, con được 2 tuổi thì chồng Trâm thông báo mất việc, anh ở nhà nửa tháng thì có một người bạn cũ liên lạc giúp cho công việc mới mới mức lương chỉ bằng một nửa.
Trâm chật vật, một mặt ủng hộ chồng để anh không nản chí, một mặt loay hoay xoay sở cân đối kinh tế trong nhà. Con nhỏ nên cô cũng khó làm thêm nhiều việc, chồng làm việc lương thấp hơn mà đi công tác nhiều hơn, về nhà là cáu gắt vì con quấy.
Cuộc sống vợ chồng căng thẳng và mệt mỏi, cô gần như không bao giờ dám thắc mắc anh đi đâu làm gì, anh có thêm đồng nào đưa cho ba mẹ con chi tiêu không. Đến khi con 6 tuổi, Trâm lại được lên vị trí quản lý, thu nhập của cô hơn 30 triệu, chồng vẫn dẫm chân tại chỗ.
"Lúc ấy mình có nhắc chồng một lần là nếu công việc không có tiến triển, anh ấy nên nghỉ để tìm việc khác. Không ngờ chồng nổi khùng, chửi mình là loại vô ơn. Cô bạn tên Huyền kia thấy anh ấy mất việc ra tay giúp đỡ, giờ người ta khó khăn mình lại bảo anh bỏ công ty mà đi thì còn ra thể thống gì". Trâm kể là nghe xong cô ấm ức nhưng tính cô ít khi cãi chồng, một sự nhịn là chín sự lành.
Cô lại tự mình lo kinh tế. Cô dành thêm 3 năm mới được 500 triệu, bàn với chồng mua căn chung cư trả góp thì anh lại đề nghị khác.
Chồng Trâm muốn dùng tiền ấy tích cóp làm ăn. Sau nhiều lần cãi vã, Trâm đã chấp nhận đưa 300 triệu cho chồng lo việc lớn, còn mình lùi kế hoạch mua nhà sang năm sau.
Rồi tai ương ập đến, chồng Trâm bị tai nạn qua đời. Cô khóc hết nước mắt, lo tang lễ cho chồng, xong thì ngẩn người không biết tiền kinh doanh của anh giờ tìm đâu mà lấy lại. Tính chồng cô nóng nảy, bao lâu cô Trâm không dám hỏi anh đầu tư với ai, làm gì...
Ảnh minh họa.
Cho đến khi chồng mất được hơn 1 tháng, Trâm nhận được mail của công ty bất động sản nhắc chồng cô đến lấy sổ hồng căn hộ chung cư 90m2.
"Mình sốc không nói nên lời, đọc đi đọc lại email ấy vì không tin nổi. Một căn hộ chung cư hơn 90m2 ở khu đô thị đẹp nổi tiếng của thành phố, tính cũng gần 3 tỷ. Chẳng lẽ anh ấy muốn tạo sự bất ngờ cho ba mẹ con?
Mình nhấc điện thoại gọi đến số điện thoại của nhân viên công ty bất động sản ấy rồi chết lặng trong đau đớn. Căn hộ ấy mang tên chồng mình và một người phụ nữ khác, chính là cô bạn tốt bụng tên Huyền của chồng mình. Mình gần như phát điên khi hiểu ra vấn đề".
Sau đó, Trâm đã tìm được người đàn bà kia để đối chất. Cô ta đã có chung với chồng Trâm một đứa con trai, thằng bé 2 tuổi. Như vậy là sau khi giúp chồng cô có việc làm, cô ta cũng chính thức làm kẻ thứ ba, thậm chí sinh con cho anh ta.
Cô ta cười vào mặt Trâm vì không biết giữ chồng. Căn hộ này là tiền tích cóp của bọn họ khi kinh doanh chung.
Nhìn cô ta sang trọng, trong nhà cũng lập ban thờ của chồng mình, Trâm đau khổ nhận ra việc nhiều năm không tăng lương của chồng là có lý do. Anh ta dành tiền cho bồ và con riêng. Anh ta còn lừa 300 triệu của cô để vun đắp vào ngôi nhà riêng.
Trâm chẳng có cách nào đòi lại đành trở về nhà trọ với thân xác mệt mỏi. Về đến nơi, cô gào khóc trước di ảnh của chồng rồi vứt bỏ hết những thứ có liên quan đến anh ta ra khỏi căn phòng trọ.
Có lẽ, đau đớn nhất trong câu chuyện này là cảm giác bị lừa dối đằng đẵng mấy năm trời cả về tinh thần lẫn vật chất. Vậy nên, người phụ nữ khi làm vợ cũng cần đa nghi một chút, tỉnh táo và đánh giá mọi vấn đề xoay quanh chồng mình.
Đàn ông tử tế chẳng việc gì phải cáu gắt để che dấu công việc hay mối quan hệ làm ăn của mình. Chỉ có những ông chồng ngoại tình mới nghĩ ra lắm trò để qua mặt vợ.
Theo Helino
Nhà vua chơi sang khi mạnh tay mua 19 siêu xe cho 15 bà vợ nhân dịp Giáng sinh 2019, nhan sắc của các bà mới đáng chú ý Quốc vương này nổi tiếng ăn chơi xa xỉ và mỗi năm lại cưới thêm một bà vợ. Vương quốc Eswatini một quốc gia nhỏ bé nằm lọt thỏm giữa Nam Phi và Mozambique, là đất nước duy nhất ở châu Phi còn tồn tại nền quân chủ. Trước đó, quốc gia này có tên gọi cũ là Swaziland. Người đứng đầu đất...